Chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt điểm 9, 10
Chỉ còn vài ngày nữa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ chính thức diễn ra. Để giúp thí sinh bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất, Báo Lao Động giới thiệu bài viết của những giáo viên nhiều kinh nghiệm, có uy tín ở tất cả các môn học, đưa ra lời khuyên với thí sinh trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.
Thầy Nguyễn Thành Nam lưu ý học sinh phân bổ thời gian hợp lý trong khi làm bài thi.
Mở đầu là bài viết của thầy Nguyễn Thành Nam – giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, giáo viên luyện thi THPT môn Vật lý – Hệ thống Giáo dục HOCMAI:
Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
Với các thí sinh thi đợt 1, chỉ còn vài ngày nữa Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Vậy các thí sinh nên ưu tiên tập trung vào công việc gì để nâng cao tối đa được điểm số ? Đó là phải luyện tập cho nhuần nhuyễn chiến thuật làm bài thi.
Trong bài này, thầy Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng cho mình một chiến thuật làm bài thi THPT môn Vật Lí phù hợp tốt với mục tiêu điểm số và năng lực học tập của các bạn.
Thầy Nguyễn Thành Nam dặn dò, lưu ý học sinh khi làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Trước tiên, chúng ta cần xem lại vấn đề lớn nhất mà thí sinh thường mắc phải trong khi làm bài thi là gì?
Đó là không quản trị được thời gian làm bài khiến cho kết quả thi bị thấp hơn năng lực thực tế.
Rất nhiều bạn mắc lỗi phân phối thời gian không phù hợp giữa các phần, dành quá nhiều thời gian cho một số câu hỏi khó trong khi bỏ lỡ những câu mà mình có thể làm được.
Để có thể khắc phục được những vấn đề trên đây, các bạn cần xây dựng cho mình một chiến thuật làm bài thi vừa phù hợp với năng lực, với mục tiêu điểm số, nhưng không hạn chế cơ hội để vượt lên mức điểm cao hơn. Cốt lõi của việc này là phải xây dựng cho được một bảng phân phối thời gian để vận dụng trong quá trình làm bài.
Đầu tiên, chúng ta quy ước phân loại câu hỏi trong bài thi thành 4 hạng: 15 câu đầu tiên là hạng 1 (H1); các câu từ 16 đến 30 là hạng 2 (H2); các câu từ 31 đến 35 là hạng 3 (H3); và 5 câu cuối cùng là hạng 4 (H4).
Bảng phân chia thời gian tương ứng với mục tiêu điểm số cần đạt.
Việc phân bổ thời gian cần được tiến hành theo 3 bước:
- Bước thứ nhất là dựa trên mục tiêu điểm số để xác định được số câu hỏi tối thiểu cần chủ động làm và làm đúng.
Chúng ta đã biết là đề thi Vật lý gồm 40 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn A, B, C, và D. Như vậy xác suất để trả lời ngẫu nhiên đúng một câu hỏi bất kỳ là 1/4. Điều này có nghĩa là, ngay cả với người không có kiến thức, chỉ bằng đoán mò cũng có thể đạt điểm số trung bình là 0,25401/4 = 2,5 điểm.
Nếu thí sinh có năng lực làm được N câu hỏi (biết cách làm, làm đúng, và làm kịp thời gian) thì chỉ phải đoán mò (40 – N) câu còn lại, như vậy điểm trung bình thí sinh có thể đạt được là Đ = 0,25N 0,25(40-N)1/4 = 0,1875N 2,5.
Từ công thức này ta suy ra để đạt được mức điểm mong muốn là Đ thì cần chủ động làm đúng được ít nhất N = (Đ – 2,5)/0,1875 câu hỏi trong đề thi và đoán ngẫu nhiên (40 – N) câu còn lại, ta tính ra được bảng phía dưới.
Mỗi thí sinh tùy theo năng lực và mục đích cần chọn cho mình một mức điểm mục tiêu và số câu hỏi cần làm được tương ứng.
- Trong bước thứ hai, căn cứ vào tổng số câu hỏi cần hoàn thành theo mục tiêu điểm số đã chọn ở trên để phân bổ thời gian làm bài.
- Bước cuối cùng là áp dụng khung thời gian vào trong quá trình làm bài thi thử.
Các em cần kiểm soát để tổng thời gian dành cho một hạng câu hỏi không bị vượt khung thời gian đã đặt ra và thời gian làm một câu hỏi không được vượt quá thời gian trung bình đã tính. Phải làm thận trọng nhưng với tốc độ cao nhất có thể.
Đừng bỏ sót bất cứ câu hỏi nào
Sau khi làm xong những câu hỏi có thể làm được, trong thời gian 2 phút cuối cùng trước khi hết giờ làm bài, các bạn tiến hành đoán mò những câu hỏi không làm được theo nguyên tắc: trong bảng trả lời câu hỏi, trong các cột A, B, C, D thường có một cột mà các bạn chọn vào ít nhất, hãy đoán mò tất cả các câu hỏi còn lại vào cột đó để xác suất đoán trúng là cao nhất. Tất nhiên là nếu có nhiều cột có số lựa chọn thấp nhất và đều bằng nhau thì tùy bạn, chọn vào cột nào cũng được.
Khi vào phòng thi, chỉ cần vận dụng tốt chiến thuật mà các em ôn luyện thuần thục thì chắc chắn sẽ thành công.
Chúc các em đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi tới!
Chiến thuật làm đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Sinh học giành điểm cao
Đề thi môn Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT có tới 70% lý thuyết, các em nên tận dụng lấy điểm ở các câu hỏi này. Bên cạnh đó, cần có một chiến thuật làm bài hợp lý để đạt điểm cao.
Đó là lời khuyên của thầy Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI dành cho các sĩ tử dự thi môn Sinh học trong kì thi Tốt nghiệp THPT 2020 tới đây.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đang đến gần. (Ảnh minh họa)
Tập trung ôn kĩ phần lí thuyết
Hãy tận dụng lấy điểm của các câu hỏi thuộc phần lý thuyết (khoảng 20 câu đầu tiên trong đề thi). Phần lý thuyết thường ở mức độ nhận biết, là những câu hỏi rất dễ, các em chỉ cần đọc và học thật kỹ kiến thức lý thuyết trong sách giáo khoa là có thể đạt được số điểm tuyệt đối ở phần này.
Khi làm bài, các em lưu ý phần dễ làm trước, phần khó làm sau. Nhiều thí sinh làm các câu hỏi khó ở phần sau rất tốt, mất vài phút, thậm chí mất cả chục phút để giải quyết một bài tập khó ở phần vận dụng cao nhưng cũng chỉ được 0,25 điểm, trong khi nếu các em làm ẩu, dẫn tới làm sai một vài câu dễ là đã mất nhiều điểm trong bài thi.
Bên cạnh học lí thuyết, sĩ tử cũng cần nghiên cứu kĩ đề thi các năm trước, đặc biệt là các đề thi từ năm 2017 trở lại đây. Trong đó, thí sinh cần đặc biệt chú ý tới các dạng câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Số lượng câu hỏi mới hoàn toàn thường không có nhiều, chủ yếu vẫn là các dạng câu hỏi cũ, chỉ thay đổi cách hỏi và nội dung câu hỏi.
3 cách hệ thống kiến thức trọng tâm
Giai đoạn "nước rút" trước kì thi Tốt nghiệp THPT 2020, các em cần lưu ý ba điều quan trọng sau:
Thứ nhất, tìm và tải ngay các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảm tải chương trình năm 2011 và tinh giản nội dung giảng dạy và học tập năm 2020, đánh dấu và ôn tập trọng tâm vào các nội dung thi. Trong đề thi sẽ không xuất hiện các nội dung câu hỏi không dạy, khuyến khích học sinh tự học, khuyến khích học sinh tự thực hiện, khuyến khích học sinh tự đọc...
Thứ hai, từ việc giảm tải nội dung và tinh giản nội dung chương trình, học sinh xây dựng hệ thống kiến thức bằng cách tổng hợp các chương, các chuyên đề thành các sơ đồ phân nhánh hình cây. Nếu cảm thấy bất kì nhánh nào còn yếu, còn thiếu và chưa chắc chắn thì nên ôn tập lại cẩn thận ở nhánh đó.
Thứ ba, bám sát sách giáo khoa và ôn tập thật cẩn thận các nội dung lí thuyết trong sách giáo khoa. Đặc biệt là chương trình học kì I năm lớp 11 và phần Di truyền của chương trình lớp 12. Ở nội dung lí thuyết của phần Tiến hóa và Sinh thái lớp 12, các em học thật kĩ các phần còn lại sau giảm tải và tinh giản.
Lên chiến thuật ôn luyện và làm bài hợp lí
Các em hãy ôn tập thật kĩ, từ lý thuyết trong sách giáo khoa tới các dạng bài tập phổ biến. Việc ôn luyện có thể được thực hiện bằng cách luyện thật nhiều đề, từ đó tạo cho mình thói quen và kĩ năng khi làm bài trong phòng thi.
Khi làm bài thi, thí sinh phải có chiến thuật hợp lí, tối ưu hóa việc sử dụng thời gian trong khi làm đề. Hãy tận dụng khoảng thời gian đầu tiên đọc và soát đề để hoàn thành khoảng 10 câu hỏi đầu tiên. Chỉ nên dành tối đa 20 phút để hoàn thành 30 câu đầu tiên trong đề. 10 câu cuối cùng thường là những câu khó và rất khó, do đó các em hãy dành 30 phút để hoàn thành những câu hỏi này.
Một lưu ý quan trọng, đó là các em hãy chuẩn bị thật đầy đủ các đồ dùng cần thiết khi đi thi như bút, máy tính, tẩy,... Tuyệt đối không để bản thân bị ảnh hưởng tâm lý trước khi vào phòng thi chỉ vì quên đồ. Khi vào phòng thi, các em hãy hít thở thật sâu và bình tĩnh đối mặt với đề thi, làm từng câu một, từ dễ đến khó, các em sẽ dễ dàng vượt qua và chiến thắng kì thi.
Hướng dẫn ôn thi THPT môn Vật lý: Chuyên đề sóng dừng, sóng âm Sóng dừng và sóng âm là hai nội dung chính thường xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia và thi tốt nghiệp THPT ở phân khúc điểm thông hiểu và vận dụng cơ bản Ảnh minh họa Khi phân tích cấu trúc đề thi THPT những năm gần đây và hai đề minh họa Vật lý của Bộ GD&ĐT năm 2020, Th.S...