Chiến thuật để đạt 9 điểm môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT
Để đạt mức điểm tối ưu ở môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ một số kinh nghiệm.
Mang đầy đủ dụng cụ làm bài
Thầy Công lưu ý trước hết, thí sinh cần mang theo đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để làm bài thi như máy tính, bút… Thí sinh cũng có thể mang theo đồng hồ để chủ động phân bổ thời gian làm bài của mình.
“Môn Sinh học là môn cuối cùng trong tổ hợp Khoa học Tự nhiên, do vậy, dù việc làm bài các môn Vật lý, Hóa học trước đó như thế nào thì hãy “bỏ qua” ngay để tập trung cao độ cho môn thi này”, thầy Công đưa lời khuyên.
Với mỗi mục tiêu điểm số, thí sinh cần có chiến thuật làm bài khác nhau. Chiến thuật dưới đây được thầy Công đưa ra dành cho các thí sinh có mục tiêu đạt được từ 9 điểm trở lên.
Trước hết, khi nhận đề thi, trong thời gian soát đề (giám thị yêu cầu đọc đề và soát số trang), đọc thật nhanh xem đề có lỗi không, sau đó xử lí ngay những câu dễ ở mặt đầu tiên của đề.
Khi tính giờ làm bài chỉ nên mất tối đa 10 phút để giải quyết 20 câu đầu tiên của đề. Đảm bảo đọc thật kĩ đề để không bị “lừa”, đặc biệt là các câu lí thuyết. Đã chọn đáp án nào rồi thì chuyển sang câu kế tiếp ngay, không xem lại. Tiết kiệm được thời gian cho phần này là một lợi thế. 10 phút tiếp theo, thí sinh dành để giải quyết các câu hỏi từ 101-110, trung bình mỗi câu 1 phút, tiết kiệm thời gian của các câu lí thuyết cho các câu bài tập trong nhóm.
Bắt buộc phải dành khoảng thời gian 30 phút cuối để giải quyết các câu từ 111-120, trong đó 4 câu vận dụng cao cuối cùng dành cho mỗi câu trung bình 4 phút. Nếu tiết kiệm được thời gian giải quyết các câu từ 111-116 thì sẽ dành cho câu 117-120.
Câu nào khó mà chưa giải quyết được, thí sinh hãy bỏ qua và làm câu tiếp theo. Bởi mặc dù đã được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng không phải câu nào phía trước cũng dễ hơn câu phía sau vì đề bị trộn lẫn.
Video đang HOT
Cố gắng tuyệt đối không làm sai các câu dễ bởi “câu dễ cũng 0,25 điểm mà câu khó cũng 0,25 điểm”.
Những lỗi thường gặp
Theo thầy Công, một số lỗi thường gặp rất “ngớ ngẩn” là đọc lướt đề nên bỏ qua các từ khóa quan trọng như các từ phủ định trong câu hỏi “không”, hoặc các câu hỏi phần tiến hóa với các ý “na ná” nhau.
“Thí sinh làm được câu nào cần tô ngay vào phiếu đáp án và đồng thời đánh vào đề. Đừng ghi ra nháp rồi tô một thể, bởi dễ nhầm và cuống ở giai đoạn cuối. Kinh nghiệm của rất nhiều thí sinh đi thi về là không nên xem lại bài, não chúng ta đã mất quá nhiều năng lượng để làm đề, ở giai đoạn cuối rất dễ phân tích sai và việc lựa chọn lại đáp án của một câu hỏi lúc này rất dễ sai”, thầy Công khuyên.
Theo thầy Công, với các thí sinh đặt mục tiêu điểm số thấp hơn cũng cần có chiến thuật rõ ràng.
“Đề thi có 40 câu, gọi số câu chúng ta chắc chắn làm được là n thì số câu đoán mò là (40-n). Điểm số của chúng ta sẽ là 0,25n 0,0625(40-n) = 0,1875n 2,5. Tùy mục tiêu điểm số của chúng ta mà các em bắt buộc phải làm đúng bao nhiêu câu và “đoán mò” bao nhiêu câu như sau:
Cách đạt điểm cao môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Về các nội dung kiến thức cần lưu ý, theo thầy Công, dựa trên đề tham khảo có thể thấy đề thi có 4-6 câu thuộc học kì I lớp 11, còn lại là lớp 12. Phần cơ chế di truyền và biến dị chú ý các câu hỏi lí thuyết về gen, mã di truyền, sự biểu hiện gen và điều hòa hoạt động của gen, đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
Phần bài tập Quy luật di truyền sẽ trải từ các câu hỏi rất dễ đến các câu hỏi khó nhất của đề thi. Cần chú ý kĩ năng tính toán xác suất và tổ hợp để giải quyết được các câu hỏi khó nhất.
Phần di truyền người luôn có một bài tập phả hệ hoặc mô tả phả hệ, năm nay nên chú ý các dạng phả hệ với 2 bệnh khác nhau.
Đối với các nội dung tiến hóa và Sinh thái, sĩ tử cần xem lại chi tiết nội dung phần tinh giản chương trình năm 2020 của Bộ GD-ĐT để tập trung vào các nội dung được ra đề. Bởi điều này giúp rút ngắn thời gian ôn tập và ôn trọng tâm hơn, nhất là những ngày cuối cùng trước khi bước vào kì thi.
Thầy Công cho rằng bằng sự chuẩn bị lưỡng về mặt kiến thức và rèn luyện tốt về mặt tâm lí, các thí sinh hoàn toàn có thể làm bài tốt nhất khả năng của mình và đạt được nguyện vọng trong việc xét tuyển vào các trường đại học.
Chiến thuật làm đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Sinh học giành điểm cao
Đề thi môn Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT có tới 70% lý thuyết, các em nên tận dụng lấy điểm ở các câu hỏi này. Bên cạnh đó, cần có một chiến thuật làm bài hợp lý để đạt điểm cao.
Đó là lời khuyên của thầy Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI dành cho các sĩ tử dự thi môn Sinh học trong kì thi Tốt nghiệp THPT 2020 tới đây.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đang đến gần. (Ảnh minh họa)
Tập trung ôn kĩ phần lí thuyết
Hãy tận dụng lấy điểm của các câu hỏi thuộc phần lý thuyết (khoảng 20 câu đầu tiên trong đề thi). Phần lý thuyết thường ở mức độ nhận biết, là những câu hỏi rất dễ, các em chỉ cần đọc và học thật kỹ kiến thức lý thuyết trong sách giáo khoa là có thể đạt được số điểm tuyệt đối ở phần này.
Khi làm bài, các em lưu ý phần dễ làm trước, phần khó làm sau. Nhiều thí sinh làm các câu hỏi khó ở phần sau rất tốt, mất vài phút, thậm chí mất cả chục phút để giải quyết một bài tập khó ở phần vận dụng cao nhưng cũng chỉ được 0,25 điểm, trong khi nếu các em làm ẩu, dẫn tới làm sai một vài câu dễ là đã mất nhiều điểm trong bài thi.
Bên cạnh học lí thuyết, sĩ tử cũng cần nghiên cứu kĩ đề thi các năm trước, đặc biệt là các đề thi từ năm 2017 trở lại đây. Trong đó, thí sinh cần đặc biệt chú ý tới các dạng câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Số lượng câu hỏi mới hoàn toàn thường không có nhiều, chủ yếu vẫn là các dạng câu hỏi cũ, chỉ thay đổi cách hỏi và nội dung câu hỏi.
3 cách hệ thống kiến thức trọng tâm
Giai đoạn "nước rút" trước kì thi Tốt nghiệp THPT 2020, các em cần lưu ý ba điều quan trọng sau:
Thứ nhất, tìm và tải ngay các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảm tải chương trình năm 2011 và tinh giản nội dung giảng dạy và học tập năm 2020, đánh dấu và ôn tập trọng tâm vào các nội dung thi. Trong đề thi sẽ không xuất hiện các nội dung câu hỏi không dạy, khuyến khích học sinh tự học, khuyến khích học sinh tự thực hiện, khuyến khích học sinh tự đọc...
Thứ hai, từ việc giảm tải nội dung và tinh giản nội dung chương trình, học sinh xây dựng hệ thống kiến thức bằng cách tổng hợp các chương, các chuyên đề thành các sơ đồ phân nhánh hình cây. Nếu cảm thấy bất kì nhánh nào còn yếu, còn thiếu và chưa chắc chắn thì nên ôn tập lại cẩn thận ở nhánh đó.
Thứ ba, bám sát sách giáo khoa và ôn tập thật cẩn thận các nội dung lí thuyết trong sách giáo khoa. Đặc biệt là chương trình học kì I năm lớp 11 và phần Di truyền của chương trình lớp 12. Ở nội dung lí thuyết của phần Tiến hóa và Sinh thái lớp 12, các em học thật kĩ các phần còn lại sau giảm tải và tinh giản.
Lên chiến thuật ôn luyện và làm bài hợp lí
Các em hãy ôn tập thật kĩ, từ lý thuyết trong sách giáo khoa tới các dạng bài tập phổ biến. Việc ôn luyện có thể được thực hiện bằng cách luyện thật nhiều đề, từ đó tạo cho mình thói quen và kĩ năng khi làm bài trong phòng thi.
Khi làm bài thi, thí sinh phải có chiến thuật hợp lí, tối ưu hóa việc sử dụng thời gian trong khi làm đề. Hãy tận dụng khoảng thời gian đầu tiên đọc và soát đề để hoàn thành khoảng 10 câu hỏi đầu tiên. Chỉ nên dành tối đa 20 phút để hoàn thành 30 câu đầu tiên trong đề. 10 câu cuối cùng thường là những câu khó và rất khó, do đó các em hãy dành 30 phút để hoàn thành những câu hỏi này.
Một lưu ý quan trọng, đó là các em hãy chuẩn bị thật đầy đủ các đồ dùng cần thiết khi đi thi như bút, máy tính, tẩy,... Tuyệt đối không để bản thân bị ảnh hưởng tâm lý trước khi vào phòng thi chỉ vì quên đồ. Khi vào phòng thi, các em hãy hít thở thật sâu và bình tĩnh đối mặt với đề thi, làm từng câu một, từ dễ đến khó, các em sẽ dễ dàng vượt qua và chiến thắng kì thi.
Những lưu ý khi đăng ký tuyển sinh ĐH Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Năm nay thi và tuyển sinh có nhiều điểm mới, thí sinh cần lưu ý để không bị "vấp" dẫn đến những đáng tiếc sau này. Thí sinh cần lưu ý để tránh "sai một ly, đi một dặm" khi đăng ký xét tuyển ĐH Ảnh: Như...