‘Chiến lược’ xếp thứ tự nguyện vọng xét tuyển đại học thông minh
Theo các chuyên gia tuyển sinh, “bài toán” chọn trường để điền vào danh sách các nguyện vọng xét tuyển đòi hỏi thí sinh phải có một “chiến lược” thông minh.
Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển đại học. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnamplus)
Thí sinh có hai tuần, từ nay đến 30/6, để hoàn tất hồ sơ đăng ký dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng; trong đó, ở mục 21 của Phiếu đăng ký dự thi, thí sinh sẽ phải điền danh sách các ngành, trường đại học, cao đẳng mà mình muốn xét tuyển. Theo các chuyên gia tuyển sinh, “bài toán” đăng ký nguyện vọng để điền vào danh sách ở mục này đòi hỏi thí sinh cần phải có một “chiến lược” thông minh.
Theo đó, các em nên ưu tiên ngành học, trường học yêu thích nhất, có điểm đầu vào cao hơn ở những vị trí đầu tiên và giảm dần mức độ yêu thích cho các vị trí sau.
Lập danh sách trường
Theo thầy Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, Phó Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), để chọn trường, trước tiên thí sinh phải xác định được lĩnh vực, ngành học mà mình yêu thích và phù hợp với năng lực, tính cách cũng như hoàn cảnh bản thân.
Bước thứ hai là tìm hiểu để đưa ra được một danh sách các trường đào tạo những ngành học mình muốn theo đuổi, vì cùng một ngành học nhưng có rất nhiều trường tham gia đào tạo. Mỗi trường lại khác nhau ở nhiều phương diện, từ điều kiện xét tuyển, chương trình, định hướng đào tạo, học phí, điểm đầu vào đến vị trí địa lý.
Trong số đó, điểm đầu vào là yếu tố quan trọng nhất vì sẽ quyết định đến sự đỗ, trượt của thí sinh. Thí sinh nên tìm hiểu điểm đầu vào của các trường trong ba năm gần nhất. Điều này giúp thí sinh có thể xếp được thứ tự các ngành, trường theo điểm chuẩn hàng năm.
“Việc tìm hiểu kỹ càng, chi tiết về từng ngành, từng trường trên nhiều phương diện sẽ giúp thí sinh dễ dàng tìm được những trường phù hợp với mình,” thầy Hà chia sẻ.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Ba nấc thang nguyện vọng
Theo thạc sỹ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện các trường phổ thông đều có tổ chức các kỳ thi khảo sát, thi thử đại học. Đây là lợi thế để thí sinh có thể ước lượng được mức điểm, hiểu được năng lực của mình đến đâu.
Căn cứ vào lực học của mình, thí sinh chia các trường đã chọn thành ba nhóm: Trường yêu thích nhất và có điểm đầu vào hàng năm cao hơn so với năng lực, trường thường có điểm chuẩn tương đương và trường có điểm đầu vào hàng năm thấp hơn so với lực học bản thân.
Việc sắp xếp các thứ tự nguyện vọng thực hiện theo nguyên tắc giảm dần về độ yêu thích, độ phù hợp và mức điểm xét tuyển.
Theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 5/2020, thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều trường, ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng đã đăng ký.
Vì vậy, theo thầy Sơn, để tăng khả năng đỗ đại học nhưng vẫn không bỏ lỡ cơ hội “chạm tay” vào ngôi trường mơ ước, thí sinh nên mạnh dạn đưa lên đầu danh sách nguyện vọng một vài trường mình yêu thích nhưng có điểm đầu vào cao hơn một chút so với năng lực bản thân.
“Nếu may mắn và làm bài thi tốt, đạt điểm cao, các em sẽ có cơ hội đỗ. Nếu không đậu, các em vẫn được xét tuyển ở các nguyện vọng dưới,” thầy Sơn phân tích.
Đây cũng là lời khuyên Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Thủy lợi Trần Khắc Thạc. Theo thầy Thạc, thí sinh nên đăng ký ký tối thiểu 6 nguyện vọng.
“Ví dụ em thích ngành A, hãy đăng ký để có ba cụm trường cho ngành A: Chọn ngành A của 2 trường nhóm đầu; chọn ngành A của 2 trường nhóm giữa; chọn ngành A của 2 trường nhóm dưới. Chỉ cần như vậy, chắc chắn các em sẽ đỗ ngành các em yêu thích và phù hợp với năng lực của mình,” thầy Thạc tư vấn.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi có điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học một lần bằng Phiếu đăng ký xét tuyển. Thời gian điều chỉnh từ ngày 9/9 đến ngày 18/9. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, tăng cơ hội đỗ đại học, cao đẳng, để các em có thể chọn được trường học phù hợp với bản thân./.
Rút ngắn đường vào đại học chuẩn 4 sao quốc tế
Với nhiều ưu điểm: thủ tục đơn giản - khả năng trúng tuyển cao, có thể chủ động hơn trong quá trình xét tuyển... phương thức xét tuyển đại học dựa trên kết quả học bạ THPT đã khẳng định được sức hút với nhiều thí sinh.
ĐH Nguyễn Tất Thành đã trở thành địa chỉ uy tín "sản sinh" ra nhiều thế hệ sinh viên năng động, tự tin hội nhập toàn cầu
Xét tuyển đại học bằng học bạ: con đường ngắn, cơ hội cao
Kết quả thi thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng năng lực. Không phải ai cũng có thể hoàn thành kỳ thi THPT với phong độ tốt nhất và việc "học tài thi phận" là điều dễ gặp phải với nhiều thí sinh (TS).
Chính vì thế, học bạ được xem là cơ sở để đánh giá năng lực TS một cách toàn diện nhất và phương thức xét tuyển học bạ đã mở ra cơ hội cho các TS có năng lực học tập khá, giỏi nhưng không thể hiện được hết khả năng của mình trong phòng thi.
Bên cạnh đó, phương thức xét học bạ THPT còn có thêm ưu điểm là được áp dụng cho tất cả các TS tốt nghiệp từ năm 2020 trở về trước.
Nhóm TS này không bị chi phối bởi việc chọn môn thi THPT mà ngược lại còn được quyền chọn tổ hợp môn xét tuyển sở trường theo hướng có lợi về điểm số, nắm quyền chủ động trúng tuyển mà không cần đặt nặng vấn đề ôn tập, thi cử và giảm áp lực về kết quả thi THPT.
Với kết quả học tập tốt, các TS cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề đúng với xu hướng và sở thích, sở hữu được các suất học bổng đầu vào giá trị. Đây chính là lý do mà phương thức xét tuyển học bạ được xem là lựa chọn thông minh trên cuộc đua giành vé thông hành vào giảng đường đại học.
Mong muốn mở ra nhiều cơ hội cho TS lựa chọn và chinh phục giấc mơ vào đại học nên ngoài các phương thức: Xét điểm thi THPT 2020; Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển, năm 2020, ĐH Nguyễn Tất Thành tiếp tục áp dụng phương thức xét học bạ cho 46 chương trình đào tạo đại học chính quy với 50% trong tổng chỉ tiêu.
Điều kiện xét tuyển đơn giản, TS chỉ cần tốt nghiệp THPT và lựa chọn 1 trong 3 tiêu chí sau (theo hướng có lợi nhất):
- ĐTB cả năm lớp 12 đạt từ 6.0
- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm
- Tổng ĐTB 1 HK lớp 10 ĐTB 1 HK lớp 11 ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 điểm - đây là lựa chọn tối ưu được nhiều TS lựa chọn nhất hiện nay vì không cần đợi kết quả học kỳ II lớp 12 vẫn có thể nộp hồ sơ.
(Riêng khối ngành sức khỏe, Trường áp dụng ngưỡng điểm do Bộ GD&ĐT quy định).
Để có thể rút ngắn đường vào ĐH Nguyễn Tất Thành trong đợt 2 (từ nay đến hết 02/08/2020), TS chỉ cần đăng ký xét học bạ online tại: tuyensinh.ntt.edu.vn; hoặc chuẩn bị hồ sơ và nộp về ĐH Nguyễn Tất Thành - 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP. HCM.
Các TS tốt nghiệp THPT năm 2020 có thể nộp trước phiếu đăng ký để được ưu tiên xét tuyển, sau đó bổ sung bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để được công nhận kết quả trúng tuyển.
Học trường chuẩn 4 sao quốc tế, tự tin hội nhập toàn cầu
ĐH Nguyễn Tất Thành thu hút đông đảo SV theo học không chỉ ở lý do đào tạo đa ngành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội; cơ hội học tập, làm việc trải nghiệm tại Nhật, Hàn, Đức, Trung, Israel... mà còn bởi Trường luôn quan tâm đến đầu ra, SV được giới thiệu và tìm được việc làm ngay sau khi ra trường.
Đặc biệt, nơi đây còn được xem là tòa nhà tri thức với nhiều chương trình đạt chuẩn AUN-QA, được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, và Tổ chức QS Anh Quốc công nhận đạt chuẩn 4 sao quốc tế.
Trên cơ sở đó, tất cả SV đều được học tập trong môi trường hiện đại, giúp phát triển tối ưu năng lực và tư duy sáng tạo. Ngoài nền tảng kiến thức cơ sở, SV còn được trau dồi nhiều kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, được học tập, nghiên cứu cùng tập thể sư phạm chất lượng, đặc biệt là có cơ hội làm quen với môi trường làm việc thực tế và học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên doanh nhân đều là các chuyên gia đầu ngành. Điều này giúp SV chuyên tâm hơn vào việc học, tự tin hội nhập với bạn bè quốc tế trong xu hướng toàn cầu.
Phú Thọ công bố thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Sở GD&ĐT Phú Thọ thông báo thời gian và địa điểm nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020. Ảnh minh họa/internet Theo đó, học sinh đang học lớp 12 tại Thái Bình nộp hồ sơ ĐKDT tại nơi mình đang học. Thí sinh tự do học lớp 12 tại Thái...