Chiến lược ôn thi nước rút để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi THPT quốc gia
Thời gian ôn luyện của các sĩ tử không còn nhiều trong khi khối lượng kiến thức thì chưa bao giờ hết đồ sộ. Thời điểm này, các teen 2k1 cần vận dụng ngay những chiến thuật dưới đây để đảm bảo giành chiến thắng trong cuộc đua về đích.
Sau kì thi THPT Quốc gia, để trở thành sinh viên ĐH FPT, nhiều sĩ tử đã tìm hiểu trọng tâm về bài trắc nghiệm và tự luận để có thể tự tin vượt qua kì tuyển sinh của trường
Giống như việc bạn crush một ai đó, nếu tìm hiểu lan man qua nhiều mối quan hệ bắc cầu, mà quên mất cần tấn công nhân vật chính thì rất khó để gây ấn tượng và cưa đổ crush. Việc ôn thi cũng tương tự, nhiều sĩ tử vẫn còn thói quen học tràn lan, chạy theo tất cả những nội dung được phán đoán, rỉ tai nhau trên mạng. Việc này không những không giúp các thí sinh thấy an tâm, mà còn khiến đại đa số sĩ tử cảm thấy hoang mang vì không biết bản thân đã ôn luyện đủ hay chưa? Vì vậy, thay vì cố nhồi nhét thật nhiều dạng bài tập khác nhau và căng tai để nghe ngóng tin tức về đề thi, teen 2k1 hãy tập trung dành thời gian ôn luyện chắc phần kiến thức cơ bản và tranh thủ giải đề thi bám sát ma trận đề mới của Bộ đưa ra.
Đừng tạo áp lực cho bản thân
Tâm lý thoải mái là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi thí sinh trong chặng đua cuối này. Khi thời gian thi cử càng tới gần, nhiều thí sinh dự thi THPT Quốc gia đang cố căng mình lên, đăng ký thêm nhiều lớp ôn tập và ‘cày’ đêm để cho bằng bạn bằng bè. Dù nỗ lực cho kì thi là điều tốt, nhưng giai đoạn này các teen không nên quá căng thẳng. Thay vào đó, việc hệ thống lại những kiến thức đã có, kết hợp với nghỉ ngơi giải trí hợp lý sẽ giúp teen 2k1 được giải toả đầu óc và sẵn sàng bước vào kì thi sắp tới với tâm lý thoải mái, tự tin hơn. Khi đi thi, đừng nghĩ mình sẽ được bao nhiêu điểm mà hãy cố gắng làm hết các câu trong đề thi từ dễ đến khó. Đừng để áp lực về điểm số ‘knock out’ bạn ngay từ khi cuộc đấu chưa bắt đầu nhé.
Không rời mắt khỏi mục tiêu
ĐH FPT là một trong những mục tiêu của nhiều sĩ tử 2K1, ngay sau khi hoàn thành xong kì thi THPT Quốc gia các sĩ tử này đã chuẩn bị cho kì tuyển sinh 14/7 của trường
Video đang HOT
Một khi bạn lơ là buông xuôi mục tiêu của mình thì mọi vấn đề dù nhỏ đều có thể trở thành khó khăn ngăn cản bạn đến với ngôi trường đại học mơ ước. Hãy tự tạo động lực cho mình bằng cách liệt kê ra những điểm yêu thích ở ngôi trường bạn theo đuổi và những điều bạn sẽ nhận được nếu chạm tay đến mục tiêu. Bên cạnh đó, việc theo dõi những câu nói truyền cảm hứng và năng lượng tích cực từ các trang mạng cũng sẽ giúp thí sinh nỗ lực hơn trong việc chinh phục mục tiêu của mình.
Chuẩn bị sức khoẻ thật tốt
Trong thời gian ôn thi, hầu hết thí sinh thường bỏ qua việc dành thời gian cho việc rèn luyện sức khoẻ và không cho phép bản thân lãng phí thì giờ với việc tập luyện thể dục thể thao. Đây là một điểm sai lầm, bởi lẽ việc hoạt động thể thao có thể giúp đầu óc các teen được thư giãn và trở nên hưng phấn hơn. Bởi thế, việc học tập cũng đạt được hiệu quả cao hơn vì tâm lý không bị stress và cơ thể đã được thư giãn thoải mái. Bên cạnh việc kết hợp học tập xen kẽ với luyện tập thể thao, các sĩ tử nên ăn uống điều độ, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để đầu óc luôn được duy trì ở trạng thái tỉnh táo nhất.
Làm quen với việc thi cử
Trước khi thi chính thức, thí sinh nên có trải nghiệm thi thử 1-2 lần để nhận rõ kiến thức của mình đến đâu và rèn luyện tâm lý vững vàng khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, chỉ nên xem việc thi thử như một cách để tích luỹ kinh nghiệm, chứ không vin vào kết quả thi thử để chủ quan hay lo lắng về năng lực của bản thân.
Khi làm bài thi thử, các bạn cũng nên đặt đồng hồ bên cạnh và kiểm tra thời gian phân bổ bài làm của mình đã hợp lý hay chưa. Nên dành thời gian cho những câu có kiến thức dễ đối phó trước, sau đó kiểm tra lại kết quả để không mất điểm ở những câu cơ bản này. Các câu dành điểm 9, điểm 10, thí sinh nên ‘để dành’ để thử sức vào quãng thời gian cuối cùng của buổi thi.
Kì thi sơ tuyển của trường ĐH FPT với cấu trúc đề đặc biệt đã giúp các thí sinh có thêm trải nghiệm và rèn tâm lý vững vàng
Các sĩ tử 2K1 muốn theo học các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc có thể tham khảo thông tin về Trường Đại học FPT tại website: https://daihoc.fpt.edu.vn/
Năm 2019, Đại học FPT tuyển sinh theo 3 hình thức:
Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại trường ĐH FPT.Tham gia kỳ thi riêng vào ĐH FPT ngày 14/07/2019.Xét học bạ: Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm trở lên theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại ĐH FPT.
PV
Theo baodatviet
Bạn đọc viết: Đề kiểm tra Văn: Lý thuyết xa vời thực tiễn!
Đọc hai bài viết của tác giả Thanh Thanh và Loát Trần trên báo Dân trí, tôi cảm thấy rất đồng tình với trăn trở của các cô giáo xung quanh vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong bộ môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, tôi lại có những nhìn nhận khá khác biệt với về vấn đề này.
Ảnh minh họa
Không phải đến bây giờ người ta mới bàn về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, cụ thể là đổi mới cách ra đề. Tôi nhớ cách đây khoảng 6 - 7 năm về trước, chúng tôi đã tham gia nhiều chuyên đề cấp huyện về công tác này. Một trong những điểm mới đáng chú ý là phải xây dựng ma trận đề kiểm tra bên cạnh đề và đáp án trước đây.
Ma trận đề khá là mới mẻ với tất cả giáo viên với sự phân loại rõ ràng về 4 mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Thú thật, ma trận đề khá phức tạp nhưng chính nhờ nó mà cách ra đề của giáo viên được trải rộng nhiều kiến thức cùng với những yêu cầu khắt khe về mức độ khó trong từng câu hỏi, bài tập.
Nếu trước đây, giáo viên ra đề một cách chủ quan, tùy ý thích và phụ thuộc dụng ý của từng người thì ma trận đề buộc người thầy phải đặt từng câu hỏi, bài tập vào đúng mức độ tư duy và rải đều các mức độ tư duy theo đúng tỷ lệ đã thống nhất.
Công việc của giáo viên khi ra đề nhiều hơn trước, nhọc nhằn hơn trước. Nhưng tôi nhất trí cao với chủ trương đổi mới cách ra đề kèm ma trận như thế. Vấn đề là giữa lý thuyết và thực tiễn lại cách biệt đến vô vàn.
Chỉ giáo viên cốt cán trong huyện thị mới được cử đi tập huấn với chuyên viên cấp sở, bộ. Còn đội ngũ giáo viên đông đảo tại cơ sở vẫn phải nghe "nói lại", "trình bày lại" từ những báo cáo viên không chuyên. Vậy nên, có nhiều vấn đề chưa được tỏ tường, có nhiều thắc mắc không lời giải đáp. Và nghịch lý là tất cả giáo viên đều phải chấp nhận cái chưa rõ, điều chưa tỏ đó.
Một, hai buổi tập huấn tập trung giáo viên toàn huyện thị chẳng giúp giáo viên thông hiểu và thực hành nhuần nhuyễn nhiệm vụ xây dựng ma trận đề. Nếu không tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng, giáo viên sẽ chẳng thâm nhập để phân biệt được sự khác nhau giữa các mức độ tư duy, xác định câu hỏi này thuộc mức độ tư duy nào, và bố trí bảng ma trận đã phù hợp với yêu cầu chưa...
Tôi vẫn còn nhớ như in đợt kiểm tra chuyên môn tại trường cách đây 6 năm trước. Hồi ấy, tổ bộ môn chúng tôi đón hai giáo viên vốn là tổ trưởng chuyên môn của trường bạn về dự giờ, kiểm tra hồ sơ và việc thực hiện quy chế chuyên môn. Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ. Rồi mọi chuyện rắc rối nảy sinh khi đề kiểm tra của chúng tôi bị "soi".
Hồi ấy, đề kiểm tra bộ môn Ngữ Văn có 30% trắc nghiệm và 70% tự luận. Một câu hỏi trắc nghiệm chiếm 0,25 điểm được tôi đặt vào bảng ma trận đề ở mức độ nhận biết. Hai giáo viên thanh tra lại không đồng ý và khẳng định câu hỏi ấy thuộc mức độ thông hiểu. Thầy giáo tổ trưởng của tôi lại nhất trí với quan điểm của giáo viên trường mình.
Vậy là một cuộc "khẩu chiến" nhỏ xảy ra giữa giáo viên tại cơ sở và giáo viên thanh tra. Kết quả là mỗi bên đều khư khư giữ lấy quan điểm của mình và đến tận bây giờ câu hỏi ấy vẫn lửng lơ ở hai mức độ tư duy.
Nói thế để thấy rằng bất kỳ cái mới nào cũng cần được phổ biến và cập nhật một cách đầy đủ, thống nhất trong đội ngũ giáo viên. Nếu không, tất cả đều chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa"! Và khi giáo viên tự mày mò, "tự biên tự diễn" để thực hành, ứng dụng cái mới, nguy cơ đi "lệch đường ray" rất dễ nảy sinh. Để rồi thiệt thòi nhất vẫn là học sinh của chúng ta phải tự gánh chịu.
Từ đó đến nay, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá học sinh, cụ thể là khâu ra đề lại tiếp tục được cải cách liên miên. Hết thêm vào trắc nghiệm lại bỏ trắc nghiệm. Tiếp theo là xây dựng đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Rồi đề kiểm tra phải có thêm bảng mô tả bên cạnh ma trận đề, đề và đáp án.
Cái mới liên tục nảy sinh, đòi hỏi giáo viên phải liên tục vận động. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một khoảng cách xa vời khó lấp đầy khiến hiệu quả đổi mới chưa cao và chưa nhận được sự đồng thuận cao trong đội ngũ giáo viên.
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Chánh văn Hoàng Anh Tú: Các cha mẹ "xin hãy cho con được quyền thất bại" Ngày 15/6, hàng chục ngàn học sinh 2004 nhận kết quả không như ý. Cú thất bại đầu đời với nhiều đứa trẻ 15 tuổi khi mà trong suốt 9 năm, hầu hết đều nhận giấy khen học sinh giỏi. Với việc Bộ Giáo Dục và Đào tạo thả dàn cho giấy khen học sinh giỏi trong suốt những năm qua, hàng chục...