Chiến lược khó hiểu của tàu ngầm Mỹ
Việc hải quân Mỹ bất ngờ công bố hoạt động của tàu ngầm đã khiến giới phân tích bất ngờ.
Theo hãng tin Bloomberg, một tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ thực hiện chuyến thăm được công bố rộng rãi tới Hàn Quốc trong vòng vài tháng tới. Điều này đã gây ra cuộc tranh luận về sự thay đổi của hải quân Mỹ, vốn được biết đến với “sự phục vụ thầm lặng”.
Không còn hoạt động im lặng?
Cụ thể, trong chuyến thăm Nhà Trắng vào tháng 4 của Tổng thống Yoon Suk Yeol, Lầu Năm Góc xác nhận rằng một trong 14 tàu ngầm lớp Ohio của hải quân nước này sẽ đến thăm Hàn Quốc.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Alaska (SSBN 732) của Mỹ. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Tàu ngầm lớp Ohio là tàu ngầm lớn nhất từ trước đến nay của hải quân Mỹ. Với chiều dài 171 mét và trọng lượng choán nước 18.750 tấn khi lặn, các tàu này khiến các tàu tuần dương và tàu khu trục được sử dụng trong Thế chiến II trở nên nhỏ bé. Các tàu ngầm cũng có biệt danh “Boomers” và được mô tả là hoạt động thầm lặng vì chúng được thiết kế để lướt đi mà không bị phát hiện.
Các lần cập cảng của tàu ngầm lớp này cũng hiếm khi được tiết lộ. Mỗi chiếc có thể mang tới 20 tên lửa đạn đạo D-5 Trident. Theo hải quân Mỹ, các tên lửa Trident có thể được thiết kế để chứa tới 14 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có khả năng dẫn đường đến một mục tiêu khác nhau và có tầm bắn 4.000 hải lý (7.400 km).
Trước đây, Mỹ thỉnh thoảng trình diễn các tàu ngầm của nước này, nhưng mức độ đã tăng lên trong năm ngoái với các chuyến thăm cảng công khai của các tàu ngầm lớp Ohio trang bị vũ khí hạt nhân cũng như các tàu ngầm lớp Los Angeles mang tên lửa hành trình Tomahawk thông thường.
Tính toán của Mỹ?
Ông Ronald O’Rourke, nhà phân tích hải quân ở Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội (Mỹ), đã trích dẫn “các hành động bất thường của hải quân vào cuối năm ngoái trong việc công khai sự hiện diện” của các tàu vũ trang hạt nhân ở một số vùng biển, bao gồm ở biển Ả Rập, và Đại Tây Dương.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Tennessee tại căn cứ tàu ngầm hải quân ở bang Georgia. Ảnh REUTERS
Theo ông O’Rourke, không rõ liệu chuyến thăm Hàn Quốc sắp tới là một phần của “chiến lược báo hiệu công khai” hay là chỉ là một quyết định tạm thời “phản ánh các tình huống cụ thể đối với tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên”.
Ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho rằng, hầu hết các tàu ngầm của hải quân “vẫn ẩn mình trong các đại dương, nhưng thỉnh thoảng họ đã thực hiện các chuyến cập cảng, và sẽ sớm thêm Hàn Quốc vào danh sách điểm đến”.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ sẽ đến Hàn Quốc lần đầu tiên sau 40 năm
Đó là một phần của nhiệm vụ mới “mâu thuẫn với sứ mệnh cốt lõi của họ là hoạt động mà không bị phát hiện”, ông Kristensen nói. “Tuy nhiên, việc phô trương sức mạnh hạt nhân hiện được coi là rất quan trọng do sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc, đến mức ngay cả “các dịch vụ thầm lặng’ đôi khi cũng sẽ xuất hiện”, ông nói thêm.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post dẫn lời ông Tống Trung Bình (Song Zhongping), cựu huấn luyện viên của quân đội Trung Quốc nhận định việc gửi tài sản chiến lược của Mỹ đến bán đảo “thường xuyên hơn” sẽ làm tăng vũ khí hạt nhân chiến lược của nước này ở ngoại vi Trung Quốc, gây áp lực cho Bắc Kinh.
Theo ông Tống, nó cũng có thể là một thông điệp cho các đồng minh của Mỹ. “Nó cũng có thể gợi ý rằng Mỹ có thể để Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển một số vũ khí hạt nhân chiến thuật, giống như đã làm với Úc”, ông nói.
Ông Collin Koh, một chuyên gia an ninh hàng hải của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nói rằng những hành động khiêu khích liên tục từ CHDCND Triều Tiên đã khuyến khích Mỹ thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Còn theo ông Drew Thompson, nghiên cứu viên cấp cao tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng chuyến thăm của tàu ngầm Ohio có ý nghĩa “quan trọng về mặt biểu tượng và chính trị”, nhưng đó là chỉ là một bước nhỏ trong việc thể hiện nỗ lực của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với Nhật Bàn và Hàn Quốc, 2 đồng minh ở Đông Bắc Á.
Chuyên gia nhận định về việc Mỹ điều tàu ngầm năng lượng hạt nhân đến Hàn Quốc
Một nội dung đáng chú ý trong kế hoạch mới được Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc công bố hôm 26/4 là Mỹ sẽ triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân đến Hàn Quốc, lần đầu tiên kể từ năm 1981.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Nhà Trắng ngày 26/4. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vào ngày 26/4 đã công bố "Tuyên bố Washington", nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác song phương truyền thống và cam kết phòng thủ chung.
"Tuyên bố Washington" có đề cập đến kế hoạch Mỹ triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân lớp Ohio đến Hàn Quốc.
Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ở Nhà Trắng ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Biden nhấn mạnh: "Hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta là cứng rắn và bao gồm cam kết trong mở rộng khả năng răn đe".
Về phần mình, Tổng thống Yoon Suk-yeol tái khẳng định cam kết lâu dài của Hàn Quốc đối với các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Hải quân Mỹ sở hữu 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân lớp Ohio. Tàu ngầm này dài 170 m và lượng chiếm nước trên 18.000 tấn khi ở dưới biển.
Hải quân Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế để hoạt động trung bình 77 ngày trên biển, sau đó là 35 ngày ở cảng để bảo dưỡng.
Mỗi tàu ngầm có hai thủy thủ đoàn - được gọi là thủy thủ đoàn "xanh" và "vàng". Mỗi thủy thủ đoàn có 155 người, họ được luân phiên để có thể nghỉ ngơi và huấn luyện thích hợp giữa các chuyến tuần tra.
Mỗi tàu ngầm lớp Ohio có thể mang theo tối đa 20 tên lửa đạn đạo Trident II. Những tên lửa này có tầm hoạt động 7.400 km. Mỗi tên lửa Trident lại mang nhiều đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu riêng biệt.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân lớp Ohio USS Alaska tại Georgia (Mỹ) năm 2019. Ảnh: Reuters
Các nhà phân tích cho rằng sự hiện diện của một tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ tại cảng của Hàn Quốc hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Theo các chuyên gia, Mỹ muốn trấn an một trong những đồng minh quan trọng nhất của nước này rằng Washington luôn bảo vệ họ.
Trong bài phát biểu đêm giao thừa vừa qua, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tăng kho vũ khí hạt nhân của nước này để đối phó với các mối đe dọa từ Hàn Quốc và Mỹ.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết điều này khiến một số người dân Hàn Quốc mong muốn nước này tự phát triển vũ khí hạt nhân. Theo khảo sát do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan công bố hôm 6/4, có 64% người Hàn Quốc được hỏi cho biết họ ủng hộ phát triển vũ khí hạt nhân và 33% phản đối điều này.
Theo CNN, Mỹ không muốn viễn cảnh tăng vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, do đó Washington đã cố gắng trấn an đồng minh bằng cách cho các lực lượng của mình hiện diện nhiều hơn trong khu vực. Điều này bao gồm cả việc điều máy bay ném bom B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân đến bầu trời xung quanh Hàn Quốc.
Nhà nghiên cứu Kim Jung-sup tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Viện Sejong (Hàn Quốc) đánh giá rằng tàu ngầm sẽ làm rõ điều này và tăng thêm uy tín cho Mỹ.
"Tất nhiên, chúng là những loại vũ khí khác nhau, nhưng tôi không nghĩ có khác biệt cơ bản trong thực tế rằng chúng là những tài sản chiến lược và về cơ bản gửi đi thông điệp trả đũa hạt nhân với Triều Tiên", ông Kim Jung-sup phân tích.
Nhà nghiên cứu cấp cao Drew Thompson tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói: "Mục đích căn bản của chúng là làm nhụt chí và trấn an".
Hai tàu ngầm Nga bắn trúng mục tiêu mồi ở vùng biển Đông Á Hôm 25.4, Thông tấn xã Interfax đưa tin bộ đôi tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã bắn trúng mục tiêu trong cuộc diễn tập hải quân ở vùng biển nằm giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Tàu ngầm Nga khai hỏa tên lửa ở vùng biển nằm giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên vào năm...