Chiến lược đầu tư theo dấu dòng tiền
Chiến lược đầu tư theo sát dòng tiền của các quỹ chuyên nghiệp vẫn là chiến lược phù hợp trong năm 2020.
Ảnh minh họa: QH.
Theo dấu dòng tiền
Trong bối cảnh triển vọng kinh tế còn nhiều bất định và lãi suất huy động liên tục giảm, thị trường chứng khoán đang trở nên hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như vàng hay bất động sản, bởi yêu cầu vốn thấp và tính thanh khoản cao. Theo đó, không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài cũng đẩy mạnh đầu tư cổ phiếu, bất chấp các số liệu kinh tế vĩ mô không thực sự khả quan.
Số liệu về nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán được công bố mới đây cũng phần nào thể hiện sức hút của thị trường chứng khoán đang dần trở lại. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Lưu ky Chưng khoan Viêt Nam (VSD) tại ngay 31.8, trên hệ thống của VSD có hơn 2,564 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Trong tháng 8, có hơn 28.362 tài khoản của nhà đầu tư trong nước được mở mới, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Như vậy, so với tháng 7, tốc độ tham gia vào thị trường chứng khoán của nhà đầu tư mới có phần cải thiện, tăng 4,4%.
Một điểm đáng chú ý, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ tháng 2.2020. Cụ thể, trên hệ thống của VSD tại ngày 31.8 có hơn 33.829 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, mở mới 229 tài khoản, tăng hơn 11% so với tháng trước.
Ngoài ra, theo thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dư nợ cho vay ký quỹ tăng mạnh kể từ cuối tháng 7 cho thấy sự “hào hứng” của các nhà đầu tư hiện tại trên thị trường (ước tính sơ bộ của VDSC ghi nhận cho vay ký quỹ vào cuối tháng 8 đã tăng 40% so với tháng 6).
Liên quan đến khối ngoại, VDSC đánh giá dòng tiền mới đã chảy vào các quỹ chuyên nghiệp hàm ý tín hiệu tích cực đối với các chỉ số chứng khoán. Mặc dù một phần lượng tiền mặt này có thể được giải ngân vào các cổ phiếu vốn hóa trung bình, nhóm vốn hóa lớn vẫn được ưa chuộng hơn do cơ bản tốt và tính minh bạch. Điều đó có thể đẩy VN-Index lên mức cao hơn trong tháng 9.
Video đang HOT
P/E của nhóm VN30 đang thấp hơn so với quá khứ. Nguồn: VDSC.
“Khi xem xét P/E của nhóm VN30, VN70 (nhóm vốn hóa trung bình) và VNSML (nhóm vốn hóa nhỏ), chúng tôi thấy rằng chỉ có P/E của VN30 còn thấp hơn so với quá khứ”, VDSC nhận định.
Trong khi đó, mặc dù nhóm VN70 và VNSML trông có vẻ rẻ hơn VN30 nhưng không còn hấp dẫn hơn khi xem xét P/E lịch sử của các nhóm này. Do vậy, VDSC cho rằng chiến lược đầu tư theo sát dòng tiền của các quỹ chuyên nghiệp vẫn là chiến lược phù hợp trong năm 2020. Từ danh sách các cổ phiếu theo dõi của mình, VDSC đưa ra các cổ phiếu vẫn còn tiềm năng tăng giá ở hiện tại bao gồm MWG, VRE, PNJ, KDH, HPG, REE, FPT, VPB và MBB.
Công ty chứng khoán này cũng lưu ý rằng triển vọng của cổ phiếu được đưa ra dựa trên việc xem xét triển vọng kinh doanh và yếu tố cơ bản của các Công ty. Nhu cầu cao từ các nhà đầu tư có thể đẩy giá cổ phiếu lên mức cao hơn so với giá trị nội tại của cổ phiếu.
Thận trọng trong quyết định giải ngân mới
Phiên giao dịch 9.9 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra trong tâm lý khá thận trọng của nhà đầu tư. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,82 điểm và chốt tại mức 889,32 điểm. Thanh khoản trên thị trường tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước với hơn 271,6 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương đương với giá trị khớp lệnh hơn 5.127 tỉ đồng.
Trong phiên giao dịch vừa qua, nhóm cổ phiếu VN30 có mức độ điều chỉnh sâu hơn thị trường chung khi nhóm này có tới 20 mã giảm giá và chỉ 8 mã tăng giá. Ngoài nhóm VN30, sắc xanh chiếm ưu thế ở các nhóm còn lại, cho thấy nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có phiên giao dịch sôi động. Nổi trội trong nhóm này là GIL (7%), MHC (7%), CSV (6,7%), BFC (6,3%), DGW (5,8%)…Ở nhóm giảm giá, các cổ phiếu có mức giảm giá lớn đa phần là các cổ phiếu có thanh khoản thấp, ngoại trừ VGC có mức giảm 5,9% và HAP giảm 5,5%.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE, với giá trị 169,2 tỉ đồng, trong đó họ tập trung vào các mã vốn hóa lớn như HPG, VNM và VHM. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 là mã chứng khoán được khối này mua ròng nhiều nhất.
Theo đánh giá của VDSC, mặc dù nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sôi động nhưng nhìn chung VN-Index vẫn đang thận trọng trước tín hiệu suy yếu từ vùng 906 điểm gần đây. Thị trường đang dao động trong biên độ hẹp, khó xác định động thái tiếp theo nhưng rủi ro phân phối vẫn đang hiện hữu. Do vậy, nhà đầu tư cần thận trọng trong quyết định giải ngân mới và có thể xem xét hạ dần tỉ trọng cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro của danh mục.
Giao dịch chứng khoán chiều 19/6: Đột biến cuối phiên
Lực cầu tăng mạnh về cuối phiên đã giúp "ông lớn" ngành bất động sản - VIC tăng kịch trần, kéo VN-Index lên mức giá cao nhất ngày, tiến sát ngưỡng 870 điểm.
Nếu trong phần lớn phiên sáng, chỉ số VN-Index chỉ giằng co nhẹ ở vùng giá 860 điểm, thì sang phiên chiều, thị trường tiếp tục nhích từng bước nhẹ nhờ dòng tiền tham gia tích cực.
Tuy nhiên, đột biến đã xẩy ra ở những phút cuối khi ông lớn ngành bất động sản VIC có màn phi mã khá ấn tượng sau 2 phiên điều chỉnh trước đó, đã giúp VN-Index tăng vọt lên mức cao nhất ngày, tiến sát mốc 870 điểm.
Chốt phiên, sàn HOSE có 298 mã tăng và 103 mã giảm, VN-Index tăng 13,29 điểm ( 1,55%), lên 868,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 440 triệu đơn vị, giá trị hơn 6.186 tỷ đồng, tăng 56,97% về khối lượng và 44,96% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 67,83 triệu đơn vị, giá trị 1.606,56 tỷ đồng.
Tâm điểm đáng chú ý là VIC. Cùng với lực cầu nội và ngoại tham gia cuộc đua, cổ phiếu VIC đã dựng thẳng đứng trong những phút cuối phiên và tăng kịch trần lên mức giá 97.300 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh của VIC đạt 1,84 triệu đơn vị và dư mua trần hơn nửa triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhiều bluechip khác cũng nới rộng biên độ, đáng kể là nhóm cổ phiếu ngân hàng với BID 2,3% lên mức cao nhất ngày 41.450 đồng/CP, CTG 2% lên 23.350 đồng/CP, TCB 1,5% lên 20.500 đồng/CP, STB 4,4% lên 11.900 đồng/CP, VPB 2,2% lên 22.800 đồng/CP.
Ngoài ra, các mã khác như VCB, GAS, VRE, HPG, NVL, BVH... cùng đều giao dịch trên mốc tham chiếu.
Trong nhóm VN30 chỉ còn 4 mã giao dịch trong sắc đỏ với mức giảm chỉ trên dưới 1%.
Dòng tiền đầu cơ vẫn chảy mạnh giúp các mã vừa và nhỏ khởi sắc. Trong đó HQC tiếp tục nới rộng biên độ khi 5,8% lên sát mức giá trần 2.190 đồng/CP và khớp 56,79 triệu đơn vị; ITA giữ nguyên sắc tím với khối lượng khớp 38,84 triệu đơn vị và dư mua trần 3,18 triệu đơn vị; FLC 5,43% lên 3.690 đồng/CP và khớp 17,44 triệu đơn vị....
Các mã SCR, FIT, JVC, TTB, QBS, LDG, LGL... cũng đều kết phiên tại mức giá trần.
Trên sàn HNX, đà tăng cũng nới rộng hơn trong phiên chiều nhờ sự tích cực của nhóm cổ phiếu bluechip.
Đóng cửa, sàn HNX có 115 mã tăng và 53 mã giảm, HNX-Index tăng 2,62 điểm ( 2,33%), lên 115,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 47,9 triệu đơn vị, giá trị 437,53 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,39 triệu đơn vị, giá trị 73,64 tỷ đồng.
Cũng như phần lớn các cổ phiếu dòng bank, cặp đôi ACB và SHB cùng nới rộng đà tăng, cụ thể ACB 2,5% lên 24.400 đồng/CP, SHB 5% lên 14.700 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhiều mã lớn khác cũng giữ mức tăng khá tốt như VCG 4,6% lên 27.400 đồng/CP, VCS 1,6% lên 63.400 đồng/CP, PVS 3,3% lên 12.700 đồng/CP, PVB 8,3% lên 15.600 đồng/CP, DGC 3,4% lên 39.300 đồng/CP...
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn HNX gồm CEO khớp 4,31 triệu đơn vị, HUT khớp 4,1 triệu đơn vị, PVS khớp 3,7 triệu đơn vị, NVB khớp hơn 3 triệu đơn vị, KLF khớp 2,48 triệu đơn vị.
Dòng tiền sôi động cũng giúp giao dịch trên thị trường UPCoM khởi sắc hơn trong phiên chiều khi chỉ số UPCoM-Index tăng hơn 1%.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,57 điểm ( 1,02%), lên 56,34 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,17 triệu đơn vị, giá trị 246,24 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 1 triệu đơn vị, giá trị 7,96 tỷ đồng.
Sau 2 phiên đầu tiên không "nhúc nhích" khi giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu PVX đã tạo sóng lớn trong phiên hôm nay khi kết phiên tại mức giá trần 1.400 đồng/CP cùng khối lượng giao dịch sôi động lên tới 13,48 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, hàng loạt mã nhỏ như DCS, TOP, PSG, SBS, PVS, SKS, PIV, PVV... cũng dừng chân trong chiếc áo tím.
Ngoài giao dịch khởi sắc ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, thị trường còn nhận được sự hỗ trợ từ các mã lớn như BSR 5,71% lên 7.400 đồng/CP, VGI 3,99% lên 28.700 đồng/CP, VEA 4,17% lên 45.000 đồng/CP...
Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng tăng và 1 hợp đồng giảm, trong đó, VN30F2007 đáo hạn gần nhất ngày 16/7/2020 tăng 1,42% lên 798,6 điểm, khớp 130.018 đơn vị, khối lượng mở 11.377 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 20 mã giảm và 5 mã đứng giá, còn lại đều tăng.mã CPNJ2004 được giao dịch nhiều nhất với 32.588 đơn vị khớp lệnh, và kết phiên tăng hơn 19% lên 500 đồng/cq.
"Bám" theo dòng tiền quỹ đầu tư, chiến lược phù hợp trong giai đoạn cuối năm 2020? VDSC cho rằng chiến lược đầu tư theo sát dòng tiền của các quỹ chuyên nghiệp vẫn là chiến lược phù hợp trong năm 2020. VDSC đánh giá các cổ phiếu vẫn còn tiềm năng tăng giá ở hiện tại bao gồm MWG, VRE, PNJ, KDH, HPG, REE, FPT, VPB và MBB. Trong báo cáo vừa được công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC)...