Chiến lược chống Covid-19 hiệu quả và khác biệt của Singapore
Theo đuổi chiến lược chống dịch khác biệt và thận trọng – Singapore từng bước mở cửa, song vẫn đảm bảo sức khỏe cho người dân, đồng thời phục hồi nền kinh tế.
Từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay, đảo quốc vẫn luôn kiên định áp dụng một chiến lược chống dịch nhất quán, và tùy từng thời điểm, Chính phủ sẽ có những biện pháp phòng dịch riêng, linh hoạt chuyển đổi để thích nghi với tình trạng trong nước và quốc tế.
Luôn đặt sức khỏe người dân làm ưu tiên hàng đầu
Đầu năm 2021, một số quốc gia trên thế giới vẫn kiên định với kịch bản “zero Covid” bằng cách siết chặt các biện pháp phòng dịch, song đây không phải kết quả dễ đạt được trong tương lai gần.
Từ tháng 6, Australia đã phải vật lộn với sự lây lan nhanh của biến thể Delta. Tương tự, New Zealand cũng trải qua những đợt giãn cách xã hội phòng dịch nhằm tiến tới “không Covid-19″. Tuy nhiên sau đó cả hai quốc gia này đều chấp nhận từ bỏ chiến lược ban đầu, chuyển hướng sang thích nghi và sống chung với đại dịch.
Một số quốc gia khác lại chọn phương án tạo miễn dịch cộng đồng, trong đó có Anh. Sớm triển khai tiêm vaccine toàn dân và dỡ bỏ giãn cách song số ca nhiễm tại Anh vẫn tăng mạnh. Đỉnh điểm vào tháng 7 với 30.000-40.000 ca mỗi ngày.
Với những bài học trên, Singapore chọn hướng đi riêng, kiên trì với mục tiêu đặt an toàn sức khỏe người dân làm ưu tiên hàng đầu, “sống chung” với Covid-19 song song với duy trì biện pháp cách ly, xét nghiệm, truy vết và khai báo y tế chặt chẽ.
Chiến lược chống Covid-19 của Singapore được đánh giá là thận trọng và hiệu quả trong bối cảnh hiện tại (Nguồn ảnh: Reuters).
Thận trọng từng bước trong việc mở cửa
Là một phần trong chiến lược của Đảo quốc, nước này đã có những động thái mở cửa trở lại nhằm phục hồi kinh tế, song vẫn nỗ lực truy vết nhanh chóng mỗi khi phát hiện ca nhiễm mới. Đảo quốc đã khởi động chương trình Hành lang du lịch cho người đã tiêm chủng (Vaccinated Travel Lanes – VTL), cho phép du khách tiêm đủ hai mũi vaccine có thể nhập cảnh không cần cách ly.
Video đang HOT
Tính đến ngày 27/11, chương trình cũng đạt được những kết quả khả quan khi ghi nhận hơn 37.000 du khách nhập cảnh Singapore theo chương trình VTL. Tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 ghi nhận từ nhóm này là 1/1000 trong vòng 8 tuần, kể từ khi chương trình bắt đầu, cho thấy rủi ro không cao.
Singapore Airlines (SIA) Group đã phục hồi công suất hành khách của tháng 10 năm nay ở mức 34% so với trước đại dịch.
Bên cạnh đó, đảo quốc cũng đã tiến hành phân loại các quốc gia và vùng lãnh thổ thành 4 nhóm chính, dựa trên đặc điểm tình hình và nguy cơ Covid-19. Nước này cũng áp dụng các quy định nhập cảnh cụ thể dựa trên tình trạng tiêm chủng cho từng nhóm du khách khác nhau.
Chính phủ Singapore đã nâng khung đánh giá rủi ro với một số quốc gia Đông Nam Á từ nhóm III lên nhóm II, bao gồm Việt Nam từ ngày 11/11. Và gần đây nhất, Chính phủ Singapore điều chỉnh khung đánh giá rủi ro với 7 quốc gia Bulgaria, Hungary, Iceland, Ireland, Luxembourg, Na Uy và Ba Lan, xếp các quốc gia này vào Nhóm III từ ngày 6/12. Theo đó, du khách từ các quốc gia này phải làm xét nghiệm Covid-19 trong vòng 2 ngày trước khi khởi hành đến Singapore.
Tăng cường bảo vệ trước sự xuất hiện của biến chủng mới
Tuy nhiên, trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện, Singapore cũng đã có những động thái để phòng ngừa sự lây lan biến chủng mới này. Theo đó, Singapore đã tạm dừng nới lỏng các quy định giãn cách xã hội hiện tại và du khách nhập cảnh vào Đảo quốc sẽ phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt hơn. Cụ thể, từ ngày 6/12, tất cả du khách nhập cảnh vào Singapore theo chương trình Hành lang du lịch cho người đã tiêm chủng (VTL) sẽ phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày trong thời gian 7 ngày sau khi nhập cảnh.
Bên cạnh đó, các quy định về hạn chế đi lại sẽ được mở rộng thêm đến những quốc gia đã ghi nhận sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Omicron. Từ ngày 4/12, tất cả những người có thẻ cư trú dài hạn và du khách ngắn hạn có lịch sử di chuyển gần đây đến Ghana, Malawi và Nigeria trong vòng 14 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh tại Singapore. Việc khởi động chương trình VTL với các nước Trung Đông cũng tạm thời bị hoãn lại cho đến khi có thông báo mới
Hơn nữa, Chính phủ Singapore cho rằng các biện pháp phòng dịch cộng đồng cơ bản trước đó như khẩu trang, sát khuẩn, giới hạn số người tụ tập nơi công cộng… vẫn giữ vai trò quan trọng và cần nghiêm túc duy trì bất kể giai đoạn nào. Trong đó, công tác tiêm phòng vẫn được triển khai chặt chẽ.
Nhận thấy các kháng thể có thể suy yếu sau khoảng 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 2, từ ngày 24/11, Bộ Y tế Singapore đã triển khai tiêm mũi nhắc lại cho tất cả các nhóm tuổi sau 5 tháng kể từ thời điểm hoàn thành 2 mũi đầu tiên. Theo thông báo mới nhất tại Đảo quốc, Nhân sự thiết yếu của Bộ Quốc phòng Singapore (Mindef) và Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF) – nhóm đối tượng được đánh giá có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao sẽ được tiêm nhắc lại.
Bộ Y tế Singapore cũng công bố xác nhận đưa vaccine Sinovac vào chương trình tiêm chủng quốc gia nhằm tăng tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 tại đảo quốc, đáp ứng tiêm cho đối tượng dị ứng với vaccine mRNA (Pfizer và Moderna). Và từ nay đến ngày 31/12/2021, những người đã tiêm 2 mũi vaccine Sinovac hoặc Sinopharm cần tiêm thêm mũi thứ 3 để có thể giữ trạng thái tiêm chủng đầy đủ từ ngày 1/1/2022.
Bộ Y tế Singapore triển khai tiêm nhắc lại cho toàn bộ nhóm tuổi đủ điều kiện sau 5 tháng hoàn thành 2 mũi đầu tiên (Nguồn ảnh: TODAYOnline).
Đảo quốc vẫn đang từng bước chuyển đổi sang trạng thái “sống chung với Covid-19″ trên tinh thần cẩn trọng và kiểm soát chặt chẽ. Nhờ vào việc lựa chọn một lối đi riêng, cân bằng giữa đảm bảo sức khỏe cho người dân và mở cửa đất nước, các nước trong khu vực có thể cân nhắc học hỏi và rút ra bài học từ những thành tựu mà Singapore đạt được.
Chuyên gia cảnh báo còn quá sớm để hy vọng biến thể Omicron ít nguy hiểm
Các thông tin ban đầu cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ, dấy lên hy vọng virus này sẽ giảm độc lực trong tương lai.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hy vọng này là quá sớm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Suva, Fiji ngày 15/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ SCMP, hy vọng trên phù hợp với quan niệm xưa nay rằng các mầm bệnh sẽ gây ít ca tử vong hoặc bệnh nặng hơn sau một thời gian khi chúng tiến hóa, để giảm bớt tác động tới vật chủ và có thể tiếp tục sinh sôi.
Dù vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng cho dù biến thể Omicron tiến hóa để lây lan nhanh hơn biến thể Delta, không có nghĩa là Omicron sẽ ít nguy hiểm hơn trong quá trình tiến hóa và chúng ta không nên coi nhẹ biến thể này cho tới khi có thêm thông tin.
Tính tới ngày 6/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chưa có ca tử vong nào do biến thể Omicron. Tuy nhiên, WHO kêu gọi thận trọng trước nhận định của hai chuyên gia y tế Nam Phi, rằng bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. WHO cho biết cần hàng tuần để xác định xem Omicron có gây bệnh nặng không và nghiên cứu sơ bộ cho thấy nguy cơ Omicron gây tái nhiễm cao gấp ba lần so với các chủng Beta và Delta.
Một lượng lớn người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Trong các ca nặng hơn, có thể mất hàng tuần kể từ khi nhiễm cho tới khi tử vong, có nghĩa là virus này có nhiều thời gian để lây lan.
Giáo sư Nigel McMillan, đồng Giám đốc Trung tâm Y khoa Gien và Tế bào Griffith tại Đại học Griffith ở Australia, nhận định: "Điều bất thường là virus này sinh sôi nhiều trước khi gây triệu chứng vì thế tôi cho rằng nó sẽ khác quy luật bình thường. Ý kiến rằng virus dễ lây hơn nhưng triệu chứng nhẹ hơn là không đúng. Nó có vẻ như nhẹ hơn nhưng virus này vẫn sẽ gây tử vong nhiều hơn cúm, vì thế nó vẫn rất nghiêm trọng".
Các virus đột biến liên tục khi chúng tự sinh sôi để xâm nhập tế bào vật chủ. Mặc dù nhiều đột biến không có ảnh hưởng tới virus nhưng một số đột biến có thể giúp chúng sinh sản nhanh hơn, lan nhanh hơn.
Một nhóm virus có đột biến sẽ rất khác so với virus gốc hoặc các nhóm virus được xếp là biến thể.
Các virus RNA, trong đó có virus Corona, có tốc độ đột biến nhanh và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một biến thể xuất hiện có đặc tính lây lan nhanh hơn Delta và có độc lực mạnh hơn.
Ông Jeffrey Joy, Trợ lý giáo sư tại Đại học British Columbia, nhận định: "Nhiều người giả định rằng quá trình tiến hóa sẽ tạo ra một loại virus ít nguy hiểm hơn với vật chủ. Điều này không đúng. Virus giảm độc lực hay tăng độc lực tùy thuộc vào tương tác phức tạp giữa một loạt nhân tố khác nhau".
Các nhân tố này gồm thời gian nhiễm virus, khả năng lây lan và tổn hại mà virus gây ra. Kết quả tương tác giữa các nhân tố này sẽ xác định phương hướng phát triển của độc lực. Nó có thể đi theo hai hướng, tức là ít độc lực hơn hoặc độc lực mạnh hơn, hoặc vẫn như cũ".
Biến thể Omicron có 32 đột biến ở protein gai. Các nhà khoa học đang khẩn trương tìm hiểu hiệu quả của vaccine hiện tại với Omicron.
Hiểu rõ đặc tính sinh học của Omicron sẽ cần thời gian nhưng kết quả sẽ cho ta biết biến thể này có thể thay đổi diễn biến đại dịch COVID-19 ra sao. Biến thể lây lan hơn có thể sẽ nguy hiểm hơn biến thể chỉ né tránh một phần hệ miễn dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kathmandu, Nepal ngày 14/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những kịch bản tệ nhất là Omicron sẽ thay thế Delta, trở thành chủng hoành hành phổ biến và con người có miễn dịch thấp hơn, khiến phản ứng chống dịch bệnh toàn cầu chệch hướng.
Mặc khác, Omicron có thể đi theo hướng của Beta - một biến thể gây quan ngại, gây bệnh nặng hơn, né tránh miễn dịch tốt hơn, nhưng lại không thể lây lan với tần suất cao ở hầu hết khu vực và sẽ lụi tàn dần dần.
Có điều chắc chắn là Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng và chúng ta có thể chứng kiến nhiều biến thể nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn cả Delta.
Dù có biến thể dễ lây hơn Delta, gây nhiều ca tử vong và bệnh nặng hơn, nhưng vẫn có lý do để hy vọng kiềm chế được đại dịch này. Tiêm chủng sẽ giúp giảm rủi ro bệnh nặng. Các nhà sản xuất vaccine đang nghiên cứu xem có cần cập nhật vaccine hiện có hay không.
Trên 42,7% dân số thế giới đã tiêm chủng đầy đủ nhưng chủ yếu là ở nước giàu. Châu Phi, nơi Omicron lần đầu xuất hiện, mới tiêm đầy đủ cho chưa đầy 8% dân số.
Các chuyên gia khẳng định không thể loại trừ virus này, cho dù với tỷ lệ tiêm chủng cao, vì virus có thể tiếp tục tiến hóa và lây lan. Kết quả dễ xảy ra nhất là virus sẽ trở thành virus tương tự cúm mùa.
Chuyên gia cảnh báo gia tăng ca tái mắc Covid-19 do biến thể Omicron Nam Phi đang chứng kiến sự gia tăng các ca tái mắc Covid-19. Những người từng mắc đã được bảo vệ trước biến thể Delta, song hiện giờ sự bảo vệ này trước biến thể Omicron dường như không có tác dụng. Thế giới cũng như Việt Nam đang tập trung mọi biện pháp để ứng phó với sự lây lan của biến...