Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thống trị Biển Đông
Cả Trung Quốc và Philippines đang chờ đợi một phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế về yêu sách trên Biển Đông. Nhưng bất kể Toà quyết định thế nào, tranh chấp Biển Đông sẽ không chất dứt trong một sớm một chiều.
Hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang mở rộng, làm tăng nguy cơ đối với các đảo và đá ngầm rải rác khắp khu vực. Trong những năm qua, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động nạo vét ở một quy mô chưa từng có, sử dụng các đảo mới xây dựng các cơ sở quân sự phục vụ hệ thống tên lửa và máy bay quân sự.
Trung Quốc đã cải tạo trái phép trên Biển Đông với tốc độ chóng mặt.
Cụ thể, hơn 3 năm qua, các tàu nạo vét của Trung Quốc đã hút bùn cát từ đáy đại dương quanh các rặng đá và đảo san hô tại Trường Sa để bồi đắp các đảo nhân tạo với tốc độ chóng mặt. Giới chức Mỹ ước tính Trung Quốc đã tạo dựng một khu vực rộng hơn 3.200 mẫu Anh (gần 13 km2) tại quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng thiết lập các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, bao gồm các đường băng, radar, cảng biển, các tòa nhà nhiều tầng, hệ thống tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống tàu.
Cùng với những hoạt động cải tạo, bồi đắp làm thay đổi hiện trạng Biển Đông, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành các cuộc tập trận lớn trong khu vực. Ấn Độ, Philippines cũng đã xem xét tuần tra chung với Mỹ trong vùng Biển Đông. Chỉ mới tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp kêu gọi các nước châu Âu tuần tra chung để thấy sự hiện diện thường xuyên trong khu vực nhằm duy trì tự do hàng hải.
Trong khi Mỹ từ lâu đã có cách hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông để đảm bảo an toàn, an ninh, tự do hàng hải.
Các cuộc tuần tra của Mỹ ở Biển Đông đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc rằng, Mỹ đang chuẩn bị để đối phó với các cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông. Quân đội Mỹ đã gia tăng sự hiện diện và tầm nhìn của các máy bay và tàu hải quân tàu để đảm bảo các đối tác trong khu vực rằng Mỹ vẫn cam kết an ninh của họ, để đối phó với quân đội Trung Quốc đang có những hành động leo thang.
Các hoạt động gần đây của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã đặt ra những thách thức đối với Mỹ. Mặc dù các tàu hải giám của Trung Quốc được trang bị vũ khí không đủ để thách thức một tàu hải quân Mỹ trong cuộc đối đầu trực tiếp, nhưng điều đó cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Đông.
Video đang HOT
Khi lực lượng tuần duyên Trung Quốc đe dọa hoặc thực sự sử dụng vũ lực để thực thi pháp luật của Trung Quốc trong khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố là vùng biển của họ, điều đó cho thấy Bắc Kinh đang thực sự kiểm soát khu vực.
Tàu hải giám Trung Quốc di chuyển trên Biển Đông.
Là tuyến đường biển nhộn nhịp với giá trị giao thương hơn 5 nghìn tỷ USD mỗi năm, ước tính khoảng 11 tỷ thùng dầu và hàng trăm ngàn tỷ m3 khí đốt tự nhiên đang nằm sâu dưới đáy và gần 10 triệu tấn cá đánh bắt ở Biển Đông mỗi năm, việc kiểm soát vùng biển này là cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế khu vực.
Trung Quốc đã rất nham hiểm khi sử dụng lực lượng cảnh sát biển để thực thi pháp luật của Bắc Kinh và khẳng định tuyên bố chủ quyền phi lý mà không có sự hiện diện công khai của tàu chiến. Với chiến thuật này, Bắc Kinh vừa duy trì quyền kiểm soát khu vực, mà không sợ một cuộc tấn công sắp xảy ra.
Trung Quốc không chỉ đòi hỏi yêu sách chủ quyền phí lý ở Biển Đông bằng việc mở rộng các hoạt động bảo vệ bờ biển. Trong tháng Ba vừa qua, một tàu Cảnh sát biển Indonesia bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Indonesia. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc đáp trả bằng cách đâm tàu bắt, giải thoát khỏi sự kiểm soát của lực lượng cảnh sát biển của những nước có chủ quyền khác. Indonesia. Malaysia, Việt Nam, Philippines đã mở rộng các hoạt động bảo vệ bờ biển của mỗi nước trong những năm gần đây và Mỹ đã cam kết sẽ bán, hỗ trợ thêm các tàu tuần tra cho các đối tác trong khu vực nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải.
Ngoài ra, Mỹ và các nước đồng minh như Philippines cũng thường xuyên có những khoá đào tạo được xem như là phản ứng với hành động cụ thể của Trung Quốc.
Bằng cách tiếp tục đào tạo và hỗ trợ việc bảo vệ bờ biển của các đối tác trong khu vực, Mỹ sẽ đóng góp vào việc chống lại tuyên bố của Trung Quốc, trong khi trấn an các đối tác và đồng minh của Mỹ.
Theo Danviet
Trung Quốc lạc lõng đả kích Tòa Trọng tài tại hội thảo ở Hạ Long
Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, các lập luận này đều không nhận được sự đồng tình của các đại biểu tại hội thảo ở Hạ Long.
Chiều ngày 10.6.2016, tại Hạ Long, Hội thảo Quốc tế với chủ đề "An ninh và Phát triển biển: Hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á-Âu" do Học viện Ngoại giao (DAV) và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức đã kết thúc tốt đẹp. Sau hai ngày làm việc, đã có hơn 20 tham luận và trên 250 ý kiến thảo luận đã được trình bày tại Hội thảo.
Hội thảo nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một cơ chế an ninh tập thể. Trong đó, bài học về mô hình an ninh tập thể ở châu Âu được thảo luận và đề xuất khả năng áp dụng ở châu Á. Tuy nhiên, một số đại biểu nhận định quá trình hình thành cơ chế an ninh tập thể cần có thời gian, thông qua trao đổi trực tiếp, liên tục và thực chất giữa các chủ thể liên quan, trong đó cần tận dụng vai trò của ASEAN và các cơ chế mà ASEAN là trung tâm hiện nay.
Hội thảo có hai tham luận đặc biệt của Giáo sư Erik Franck, Thành viên Toà trọng tài, Trưởng khoa Luật pháp Châu Âu và quốc tế, Đại học Tự do Bỉ và Tiến sĩ Raul C. Pangalangan, Thẩm phán Toà án Hình sự quốc tế tại The Hague, Hà Lan về kinh nghiệm tham gia, thực hiện Công ước luật biển quốc tế và giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua toà án và trọng tài. Theo Giáo sư Franck, ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế có thể tham khảo mô hình của Liên minh Châu Âu (EU), trở thành một chủ thể của quan hệ quốc tế, một thành viên của UNCLOS. Theo hướng phát triển này, ASEAN sẽ hội nhập sâu hơn về luật pháp và sử dụng luật pháp là công cụ để thúc đẩy hợp tác và giải quyết tranh chấp.
Các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển Trung Quốc hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu.
Thẩm phán Pangalangan cho biết tỉ lệ sử dụng toà án công lý và trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp ở Châu Á là thấp so với các khu vực khác. Bên cạnh các rào cản văn hoá và lịch sử, trở ngại thực sự với các quốc gia châu Á chính là sự thiếu tin tưởng và thiếu cam kết với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế của các cơ quan, bộ ngành, các nhà hoạch định chính sách trong nội bộ các nước. Những cơ quan này thường cho rằng các tiến trình pháp lý quốc tế có khả năng bị chính trị hoá, bị thao túng.
Do đó, Thẩm phán Pangalangan cho rằng cần có trao đổi thông tin, đối thoại thường xuyên giữa các đại biểu quốc hội, bộ trưởng tư pháp với các bộ ngành khác nhằm thay đổi nhận thức, tư duy của các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng và tính hữu hiệu của các toà án quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Để sử dụng toà án quốc tế hiệu quả, các quốc gia cần chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực của các luật sư trong nước để sử dụng trong các phân xử quốc tế. Trên thực tế, sử dụng toà án không phải lúc nào cũng là "lựa chọn hoàn hảo" nhưng đó là giải pháp hoà bình và công bằng. Từ khía cạnh pháp luật, vấn đề không phải là "ai thắng, ai thua" mà là tiến trình khách quan để tiến tới phán quyết công bằng và hợp lý.
Tại phiên thứ năm, các đại biểu tranh luận về cách thức áp dụng luật quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp thông qua Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước.
Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
Đại biểu Trung Quốc cũng đưa ra các lập luận về nghĩa vụ đàm phán song phương, nghĩa vụ thành lập trọng tài mang tính khách quan, không thiên vị và nội dung của vụ kiện về phân định biển, một vấn đề Trọng tài không có thẩm quyền, để bác bỏ tính hợp pháp của trọng tài.
Tuy nhiên, các lập luận này đều không nhận được sự đồng tình của các đại biểu tại hội thảo. Ý kiến chung tại Hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật biển nói chung và cơ chế giải quyết của Công ước nói riêng. Các đại biểu nhấn mạnh đến tính ràng buộc của Trọng tài theo Phụ lục VII. Bản thân Trọng tài đã có kết luận rất rõ ràng và bác bỏ các lập luận phản đối của Trung Quốc.Trung Quốc đã có cơ hội đóng góp vào sự khách quan và công bằng của Trọng tài nhưng đã từ chối tham dự.
Kết thúc Hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận về các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác về an ninh và phát triển trên biển. Điểm nhấn xuyên suốt của các phiên thảo luận của hội thảo là ý chí chính trị, các biện pháp xây dựng lòng tin và tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế, tôn trọng lẫn nhau là chìa khoá để vượt qua những khác biệt về yêu sách chủ quyền, vùng biển, khoảng cách về năng lực ứng phó để hợp tác nhằm bảo vệ không gian biển, không gian sinh tồn chung của các quốc gia.
Theo Danviet
Lập trường nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông của tân tổng thống Philippines Tân tổng thống Philipines Rodrigo Duterte được cho là sẽ nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông để đổi lấy những lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Tân tổng thống Philipines Rodrigo Duterte. Ảnh: Phil News Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông có chiều hướng lắng dịu khi mà tổng thống mới của Philippines, ông...