Chiến hạm Việt Nam nào mang vũ khí giá trị cao nhất?
Sigma 9814 mang theo lượng vũ khí có giá trị cao nhất trong số các tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Khi mới nhập ngũ, chiến sỹ nào cũng biết đến bài học “vỡ lòng” một viên đạn có giá tương đương 3 cân thóc, bài học trên nhằm mục đích để người lính phải có trách nhiệm đối với từng phát bắn của mình.
Đó là bài học đơn giản từ xưa đối với vũ khí thông thường, còn hiện tại với thủy thủ trên tàu hải quân nắm trong tay các loại vũ khí công nghệ cao thì hiện vật quy đổi tương đương cho số tên lửa, ngư lôi mà họ có thể bắn đi sẽ phải lớn hơn rất nhiều.
Dưới đây là ước tính giá trị số lượng đạn tên lửa, ngư lôi trang bị trên các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam (đơn giá được tham khảo từ nhiều nguồn trên các trang mạng quốc tế và không tính đến giá trị của đạn pháo):
1. Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814: 67 triệu USD
Hệ thống vũ khí của Sigma 9814 bao gồm 8 tên lửa hành trình đối hạm Exocet Block III, 12 tên lửa hạm đối không tầm ngắn VL MICA cùng 6 ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm MU-90.
Đây đều là những vũ khí thế hệ mới nhất của châu Âu, có tính năng chiến đấu rất cao nên cũng dễ hiểu khi giá thành của chúng cũng “trên trời”: Tên lửa Exocet Block III có giá 5 triệu USD/quả; tên lửa phòng không VL MICA có giá 1,2 triệu USD/quả và giá của ngư lôi MU-90 là 2,1 triệu USD/quả.
2. Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9: 13,2 triệu USD
Video đang HOT
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9
Hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân Việt Nam chỉ được trang bị 8 tên lửa đối hạm Kh-35 Uran-E và 8 tên lửa phòng không tầm ngắn 9M311 Sosna-R chứ chưa được trang bị vũ khí chống tàu ngầm.
Do chưa rõ thông tin về loại ngư lôi có thể được trang bị trên 2 chiếc Gepard tiếp theo nên bài viết chỉ căn cứ vào vũ khí trang bị hiện tại của 2 chiếc đầu tiên để ước tính giá trị.
Theo đó, tên lửa Kh-35 Uran-E có giá 1,5 triệu USD/quả còn tên lửa 9M311 Sosna-R có giá 150.000 USD/quả.
3. Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Molniya: 25,02 triệu USD
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Project 1241.8.
Tàu tên lửa Molniya mặc dù có lượng giãn nước đầy tải chỉ 540 tấn nhưng lại được trang bị hỏa lực cực mạnh gồm tới 16 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran-E. Tàu thiên về tác chiến đối hạm nên không có chức năng chống ngầm và hỏa lực phòng không rất yếu với chỉ 2 pháo cao tốc AK-630M và 12 tên lửa phòng không vác vai Igla-1M (4 tên lửa trực chiến).
Tên lửa phòng không tầm thấp Igla-1M có giá 85.000 USD/ quả, tổng giá trị của 12 tên lửa loại này chỉ là 1,02 triệu USD, chưa bằng giá 1 quả Uran-E. Mặc dù giá thành đóng tàu chỉ bằng gần một nửa Gepard 3.9 nhưng số đạn tên lửa mà Molniya mang theo lại có giá trị gần gấp đôi.
4. Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500: 13,02 triệu USD
Tàu hộ vệ tên lửa BPS-500.
BPS-500 được trang bị 8 tên lửa đối hạm Kh-35E cùng với 12 tên lửa Igla-1M (4 tên lửa trực chiến) như trên Molniya. Do mang lượng vũ khí tương đương nên giá trị số đạn mà BPS-500 mang theo cũng tương đương Gepard 3.9.
5. Tàu ngầm Kilo 636: 12 triệu USD
Tàu ngầm Kilo 636.
Tàu ngầm Kilo 636 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi chống tàu nổi 53-65, ngư lôi chống tàu ngầm/tàu nổi TEST-71 hoặc tên lửa hành trình chống hạm Klub-S.
Trong đó, đơn giá một quả ngư lôi 53-65 là 1,6 triệu USD, TEST-71 là 1,2 triệu USD, còn đạn Klub-S là 3,1 triệu USD.
Giả thiết trong khi thực hiện nhiệm vụ, Kilo 636 sẽ mang 2 tên lửa Klub-S cùng 2 ngư lôi 53-65 và 2 ngư lôi TEST 71 thì giá trị của số vũ khí này sẽ là (3,2×2 1,6×2 1,2×2) = 12 triệu USD.
Qua thống kê trên đây có thể thấy rõ vũ khí châu Âu có giá cao hơn rất nhiều so với vũ khí Nga. Với lượng tên lửa và ngư lôi mang theo có giá trị lên tới 67 triệu USD, nếu Sigma 9814 bắn hết cơ số này sẽ tương đương với giá thành đóng 1 chiếc Molniya. Tuy nhiên, nếu đạt hiệu quả thì thiệt hại của kẻ địch có thể lên tới hàng tỷ USD.
Theo Kiến thức
Indonesia khởi đóng khinh hạm tên lửa theo công nghệ của Damen
Ngày 16-4, công ty đóng tàu quốc doanh PT PAL của Indonesia đã bắt đầu khởi đóng một chiếc khinh hạm tên lửa lớp Watchtower theo đơn đặt hàng của bộ quốc phòng nước này.
Phát biểu tại lễ đặt ky khởi đóng khinh hạm mang tên lửa tại thành phố cảng Surabaya, tỉnh Đông Java, tổng giám đốc PT PAL Firmansyah Arifin cho biết "Để tiến hành chế tạo chiếc tàu chiến này, ngày hôm nay chúng tôi đã đặt ky cho chiếc khinh hạm PKR".
Ông cho biết, chiếc tàu này sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí và trang thiết bị để còn có thể tác chiến chống ngầm, bao gồm tên lửa đối hạm và đối không, ngư lôi và sân đỗ cất cánh cho trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm.
Tổng giám đốc PT PAL còn cho rằng dự án đóng tàu PKR cũng sẽ đem lại lợi ích cho công ty thông qua chương trình chuyển giao kỹ thuật của Tập đoàn đóng tàu Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) của Hà Lan, công ty đối tác tham gia phát triển dự án này.
Chiến hạm lớp Nakhoda Ragam của hải quân Indonesia
Tham dự lễ khởi công, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio nói rằng việc Indonesia tự sản xuất tàu khu trục và bổ sung các thiết bị cần thiết để loại tàu khu trục này có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử sẽ giúp tăng cường đáng kể sức mạnh hải quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.
Theo Đô đốc Marsetio, dự án đóng tàu này sẽ được chia thành 6 modul hoặc bộ phận gồm 4 modul sẽ được PT PAL chế tạo trong khi 2 modul còn lại, bao gồm cả hệ thống cơ khí và sàn tàu, sẽ được chế tạo tại Hà Lan, và khâu hoàn thiện cuối cùng sẽ được chế tạo tại Indonesia.
Chiếc khinh hạm mới này có chiều dài 105m, và là 1 trong 2 chiếc được hải quân Indonesia đặt mua. Dự kiến, công việc đóng tàu sẽ được hoàn sau 48 tháng nữa và sẽ bàn giao vào tháng 12-2016.
Theo ANTD
Phớt lờ Trung Quốc, Mỹ bán 4 chiến hạm khủng lớp Perry cho Đài Loan. Thông tấn xã trung ương Đài Loan (Central News Agency - CNA), thường trú tại Los Angeles cho biết, phớt lờ phản đối của Trung Quốc, Quốc hội Mỹ đang hoàn tất các thủ tục bán cho Đài Loan 4 tàu tuần tiễu rất mạnh lớp Oliver Hazard Perry. Chủ tịch ủy ban ngoại giao của Hạ viện Mỹ Ed Royce cho biết,...