Trung Quốc tăng cường một tàu khu trục tên lửa mới
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tăng cường một tàu khu trục tên lửa mới vào Hạm đội Đông Hải của nước này.
Tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu của Trung Quốc – Ảnh: Global Times
Tàu khu trục tên lửa lớp Type 052C, được đặt tên Trịnh Châu, thuộc thế hệ tàu khu trục nội địa thế hệ mới của Trung Quốc, được tăng cường cho Hạm đội Đông Hải vào ngày 26.12, theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 28.12.
Được trang bị “những loại vũ khí mới” do Trung Quốc sản xuất, tàu khu trục Trịnh Châu được thiết kế để thực hiện các sứ mạng tuần tra xa bờ.
Ông Li Yigang, thuyền trưởng tàu Trịnh Châu, cho biết tất cả thủy thủ đoàn trên tàu đã được huấn luyện bài bản và vượt qua các kỳ kiểm tra gắt gao.
Tàu Trịnh Châu có chiều dài 155 m và chiều ngang 17 m, với độ choáng nước trên 6.000 tấn, và có sàn đậu trực thăng ở phía sau.
Type 052C là lớp tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất do Trung Quốc tự chế tạo, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Các tàu khu trục lớp này được trang bị 8 tên lửa đạn đạo phòng không HHQ-9A phóng thẳng đứng, 2 tên lửa chống hạm YJ-62, pháo phản lực 18 nòng, 3 ống phóng ngư lôi 324 mm.
Theo TNO
Tàu ngầm Việt Nam sẽ làm 'thay đổi cán cân quân sự tại biển Đông'
Dự kiến vào ngày mai 7.11, Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636, mệnh danh "lỗ đen trong đại dương" cho Việt Nam, theo hãng tin Interfax.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên "Hà Nội" trong chuyến thăm Nga tháng 5.2013 - Ảnh: TTXVN
Cán cân sức mạnh hải quân tại biển Đông sẽ thay đổi vào cuối năm 2013 khi Việt Nam nhận tàu ngầm hiện đại lớp Kilo từ Nga, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định
Ông Thayer đưa ra nhận định trên trong một bài báo của tạp chí The Diplomat (Nhật) ra ngày 8.10.2013.
Cũng theo ông Thayer, với sự hỗ trợ của Nga, sức mạnh của Việt Nam tại biển Đông sẽ gia tăng.
Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) vào năm 2009, theo hãng tin Interfax.
Hợp đồng này, bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD, theo hãng tinRIA Novosti (Nga).
Nhờ có các đặc tính ưu việt, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất chuộng tàu ngầm lớp Kilo, đặt mua loại tàu này cho lực lượng hải quân của mình.
Theo trang tin quốc phòng Arms-expo.ru, hiện Trung Quốc đang sở hữu 12 chiếc Kilo (hai chiếc thuộc dự án 877EKM và 10 chiếc thuộc dự án 636EM). Ấn Độ cũng đang sở hữu 10 chiếc Kilo. Các nước khác: Algeria sở hữu 2 chiếc, Iran có 3 chiếc; Ba Lan, Romania mỗi nước sở hữu 1 chiếc...
Riêng với lực lượng hải quân Nga, từ năm 1980-2000 đã hạ thủy 40 chiếc Kilo vừa để xuất khẩu, vừa để phục vụ quân đội Nga. Hiện Nga có trong tay 16 chiếc Kilo đang hoạt động và 8 chiếc dự phòng.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam "lợi hại hơn" của Trung Quốc
Kanwa Defense Review ngày 29.10 nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc.
Kính tiềm vọng, là một trong những "con mắt" của tàu ngầm, một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu, khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10 m.
Tàu ngầm Kilo 636 nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh "lỗ đen trong đại dương".
Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị lớp vật liệu chống dội âm (hay còn gọi là ngói chống dội âm) tốt hơn của Trung Quốc.
Lớp vật liệu dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Lớp vật liệu này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
Tổng cộng có 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016.
Tàu ngầm đa năng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội trong chuyến thăm Nga tháng 5.2013 - Ảnh: TTXVN
Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
Trung tâm điều khiển tàu nằm ở vị trí khoảng giữa thân tàu. Trong đó có khoang riêng cho các thiết bị vận hành, vị trí chỉ huy.
Ngoại trừ kính tiềm vọng thì tất cả đều được thiết kế trong một khoang kín không thấm nước. Bộ não của trung tâm là một máy tính loại MVU-110 EM, cấu hình mạnh, tốc độ cao, có khả năng xử lý cực nhanh các thông tin.
Màn hình của MVU-110 EM hiển thị rõ nét, cho thấy ngay các thông số tác chiến như phần tử bắn, kiểm soát vũ khí cùng các hướng dẫn về điều khiển khác.
Nhờ trung tâm này mà việc vận hành tàu và hệ thống vũ khí đơn giản, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, những bánh lái phía mũi tàu và chân vịt 7 cánh cũng giúp tàu giảm thiểu tiếng ồn.
Theo Lenta.ru, khi hoạt động dưới nước hoặc trên mặt nước, Kilo chủ yếu sử dụng hai động cơ diesel và một động cơ điện có công suất 5.500 mã lực. Hai bộ pin nhiên liệu (mỗi bộ chứa 120 bình ắc-quy) giúp tàu hoạt động liên tục trong suốt 45 ngày.
Ngoài ra, Kilo còn trang bị 2 động cơ điện dự bị, loại PG-168 (102 mã lực/động cơ), sử dụng trong trường hợp khi phải luồn lách giữa những khúc cua hẹp, hay khi bắt đầu rời bến, hoặc lúc các động cơ chính bị hư hỏng.
Loại tàu này còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54).
Kilo cũng được trang bị hệ thống điều khiển tự động cho phép nạp ngư lôi nhanh, rút ngắn thời gian đáng kể để chiếm thế thượng phong khi giao chiến. Hệ thống này có thể điều khiển từ xa, hoặc trực tiếp từ vị trí chỉ huy.
Trong trường hợp cần thiết, thay cho ngư lôi, Kilo sẽ được trang bị loại tên lửa chống tàu chiến ZM-54e và Zm-54E. Điểm tiện lợi là loại tên lửa này có thể sử dụng giàn phóng ngư lôi để tác chiến. Bên cạnh đó, Kilo còn có 4 tên lửa loại PZRK "Strela-3", chuyên để bắn hạ máy bay của đối phương.
Theo RIA Novosti, tàu Kilo 636 có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông.
Nhờ có hệ thống vũ khí, khí tài đa chủng loại, hiện đại mà Kilo được gọi là tàu ngầm đa năng - cùng một lúc có thể tác chiến trên nhiều phương diện. Nó có thể đối đầu với các tàu ngầm khác, hay nghênh chiến với các chiến hạm trong thời chiến. Hơn thế, nhờ hệ thống điều khiển "Byus" hiện đại, Kilo cùng một lúc có thể ngắm bắn hai mục tiêu khác nhau.
Trong thời bình, Kilo được sử dụng cho mục đích tuần tiễu, bảo vệ lãnh hải, cơ sở quân sự hay trinh sát trên biển.
Hãng tin Interfax (Nga) ngày 28.10 cho biết Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636 cho Việt Nam dự kiến vào ngày 7.11.2013.
Tin mới nhận: Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin đại diện hai nước Nga và Việt Nam đã gặp gỡ tại thủ đô Moscow của Nga vào ngày 5.11 và ký kết văn bản về việc chuyển giao Trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm tại Cam Ranh cho Hải quân Việt Nam. Lễ bàn giao trọng thể sẽ được tổ chức vào tháng 1.2014, nhân ngày chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam đặt Nga đóng sẽ cập cảng Cam Ranh Trước đó, truyền thông Nga đưa tin hơn 40 sĩ quan Hải quân Việt Nam đã trải qua một năm rưỡi học tập tại Nga theo chương trình đào tạo các giáo viên và huấn luyện viên cho trung tâm đào tạo.
Theo TNO
Quân đội Trung Quốc sở hữu hơn 8.000 căn hộ trái phép Hãng Tân Hoa xã ngày 5.11 đưa tin Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phát hiện trong một cuộc điều tra tham nhũng rằng các chỉ huy của lực lượng này đang sở hữu bất hợp pháp hơn 8.000 căn hộ và 25.000 ô tô. Quân đội Trung Quốc cũng là một mục tiêu trong cuộc chiến chống tham nhũng ở...