Chiến hạm mạnh nhất của hải quân Trung Quốc có thể bắn rơi cả vệ tinh?
Chiến hạm Type 055 mạnh nhất của hải quân Trung Quốc được cho là có năng lực bắn rơi máy bay tàng hình và vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp.
Nanchang là tàu chiến mạnh nhất của hải quân Trung Quốc bên cạnh tàu sân bay.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây tiết lộ sức mạnh tàu khu trục Type 055 Nanchang. Chiến hạm 10.000 tấn được biên chế cho hải quân Trung Quốc vào ngày 12.1 năm nay tại thành phố cảng Thanh Đảo.
Nanchang là khu trục hạm lớn nhất, được coi là “chiến hạm mặt nước mạnh nhất của hải quân Trung Quốc”, bên cạnh tàu sân bay.
Nanchang được đưa vào biên chế cùng ngày Mỹ bày tỏ sự ủng hộ khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử. Bà Thái là người chủ trương xây dựng Đài Loan tách biệt với Trung Quốc đại lục.
Những thông tin về khu trục hạm Nanchang được Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tiết lộ trong bộ phim tài liệu về quân đội, công chiếu ngày 13.10.
CCTV cho biết, tàu được trang bị radar băng tần kép có khả năng chống tàng hình và chống vệ tinh. Nanchang có 112 ống phóng tên lửa thẳng đứng, bao gồm 64 ống phóng ở phía trước và 48 ống phóng ở phía sau.
Video đang HOT
Một nhà phân tích quân sự nói trên tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng những đặc tính chiến đấu của tàu Nanchang giúp quân đội Trung Quốc “chiếm ưu thế quan trọng trước đối phương trên chiến trường hiện đại”.
Wang Ya’nan, chuyên gia về hàng không vũ trụ Trung Quốc, tin rằng Nanchang được trang bị tên lửa phòng không tầm cao, đủ sức bắn rơi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo thấp (khoảng 300-500km) so với mực nước biển.
Hệ thống radar trên tàu cũng có thể truyền dữ liệu về lực lượng phòng không ở đất liền để phóng tên lửa diệt vệ tinh, Wang nói trên tờ Hoàn Cầu.
Nhà nghiên cứu Collin Koh, công tác tại trường S. Rajaratnam ở Singapore, nói Trung Quốc đang phô trương sức mạnh quân sự và năng lực sẵn sàng chiến đấu trước đối thủ là Mỹ. Hai quốc gia bị kéo vào căng thẳng leo thang trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả vấn đề Đài Loan và Biển Đông.
Ông Koh bày tỏ sự hoài nghi vì năng lực bắn rơi vệ tinh là lĩnh vực mà chỉ một số “cường quốc công nghệ trên thế giới sở hữu”. “Trung Quốc có thể đưa ra tuyên bố mạnh mẽ để thể hiện rằng nước này có đủ năng lực vượt qua rào cản về công nghệ mà Mỹ dựng nên”, ông Koh nói thêm.
Nanchang là tàu khu trục lớp Type 055 đầu tiên của Trung Quốc. Tàu dài 180 mét và rộng 20 mét, lượng giãn nước 10.000 tấn. Tàu được trang bị hỗn hợp tên lửa hành trình, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và cả tên lửa chống ngầm.
Giới quan sát quân sự quốc tế nhận định, sự xuất hiện của tàu Nanchang là dấu hiệu Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh từ khu vực ven bờ, vươn tới tây Thái Bình Dương. Tàu nhiều khả năng sẽ tham gia vào nhóm tác chiến tàu sân bay, nhưng chưa rõ thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh hay Sơn Đông.
Vệ tinh Liên Xô và thân tên lửa TQ đang lao vào nhau ngoài không gian: Có gây thảm họa?
Một vệ tinh từ thời Liên Xô đã không còn được sử dụng và phần thân của một tên lửa đang lao về phía vào nhau trong không gian, gây ra nguy cơ tai nạn thảm khốc, SCMP đưa tin.
Nguy cơ va chạm giữ vệ tinh cũ của Liên Xô và thân tên lửa của Trung Quốc là rất lớn, theo LeoLabs (ảnh: SCMP)
LeoLabs - công ty chuyên sử dụng hệ thống radar để theo dõi những vệ tinh, mảnh vỡ không gian - cho rằng, có 10% vụ va chạm sẽ xảy ra vào lúc 1 giờ 56 phút sáng ngày 16.10, theo giờ Anh.
Theo LeoLabs, đối với nguy cơ va chạm giữa các vật thể trong vũ trụ, 10% đã là một tỷ lệ đáng lo ngại. Thực tế, chỉ 0,001% tỷ lệ xảy ra va chạm cũng khiến NASA phải di chuyển trạm vũ trụ của họ.
Hai vật thể này đều được xếp vào loại rác vũ trụ vì không còn giá trị sử dụng. Nếu vụ va chạm xảy ra, các mảnh vỡ sẽ bay theo mọi hướng.
Vì cả hai vật thể này đều không còn hoạt động nên không thể di chuyển chúng khỏi đường va chạm.
LeoLabs cho rằng, vụ va chạm có thể không gây nguy hiểm cho con người dưới mặt đất. Các vật thể đang ở khoảng cách 991 km so với mặt đất. Tuy nhiên, những mảnh vỡ của vụ va chạm sẽ gây ra vấn đề lớn trong không gian.
"Hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn mảnh vỡ bay lung tung sẽ là vấn đề cực kỳ đau đầu cho bất cứ vệ tinh nào đang hoạt động ngoài không gian. Quốc gia nào muốn phóng tàu vũ trụ, vệ tinh ra không gian cũng phải tính đến nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ này", Dan Ceperley - giám đốc của LeoLabs - nhận định.
Tuy nhiên, trái ngược với cảnh báo của LeoLabs, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Mỹ cho rằng, vụ va chạm "thảm khốc" này sẽ không xảy ra.
Các mảnh vỡ không gian va vào nhau và vỡ vụn luôn khiến giới khoa học "đau đầu" (ảnh: SCMP)
"Tôi không có ý xem nhẹ cảnh báo của LeoLabs nhưng theo tính toán của chúng tôi thì vụ va chạm này sẽ không xảy ra. Tôi khá tự tin về điều đó", Ted Muelhaupt - chuyên gia phân tích mảnh vỡ không gian của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Mỹ - nhận xét.
Theo các nhà khoa học, gần 130 triệu mảnh rác vũ trụ đang bao quanh trái đất. Chúng đến từ các vệ tinh không còn hoạt động, tàu vũ trụ hỏng... Những mảnh này di chuyển với tốc độ nhanh gấp 10 lần vận tốc đạn bắn, đủ mạnh để phá hủy những thiết bị vũ trụ quan trọng nếu xảy ra va chạm.
Một phi hành gia nếu bị các mảnh rác vũ trụ va trúng cũng có thể mất mạng, theo SCMP.
Vệ tinh cũ của Liên Xô và thân tên lửa của Trung Quốc có tổng trọng lượng gần 3 tấn. Nếu hai vật thể này va chạm, một "đám mây" mảnh vỡ sẽ hình thành. NASA đã nhận được cảnh báo về nguy cơ va chạm tiềm tàng này.
'Bom động đất' phát nổ trong lúc tháo gỡ Quả bom lớn nhất từng được tìm thấy ở thành phố Swinoujscie bị kích hoạt trong quá trình tháo gỡ, tạo vụ nổ lớn nhưng không gây thương vong. Lực lượng người nhái thuộc hải quân Ba Lan ngày 13/10 tiến hành quá trình vô hiệu hóa quả bom khổng lồ Tallboy được phát hiện dưới đáy kênh đào Piast ở thành phố...