Chiến dịch ‘cứu TikTok’ của người Mỹ
Người dùng TikTok Mỹ đồng loạt đăng hashtag # savetiktok trên khắp mạng xã hội, kêu gọi bình chọn “một sao” cho chiến dịch tranh cử của Trump để phản đối lệnh cấm.
Hiếm có ứng dụng Trung Quốc nào được người Mỹ yêu thích như TikTok. Ngay khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cấm ứng dụng này, hàng loạt người dùng đã lên tiếng phản đối. Hashtag “#savetiktok” được đăng khắp các mạng xã hội, từ Twitter đến Instagram, Facebook và TikTok.
Trên Instagram, chiến dịch thu hút hơn 10,5 nghìn bài viết. Trên TikTok, #savetiktok đang có hơn 817 triệu lượt xem và vẫn tăng liên tục. Những hashtag khác như “#savetiktok2020″ hay “#tiktoksave” cũng thu hút hàng chục triệu lượt xem.
Ứng dụng tranh cử Tổng thống của Trump hiện còn 1,5 sao trên kho ứng dụng của Apple.
Michael Le, tài khoản TikTok có “tick xanh” với 35,7 triệu lượt theo dõi đăng video ngắn kêu gọi cộng đồng phản đối lệnh cấm để bảo vệ ứng dụng. Le tỏ ra tiếc nuối khi phải chia tay “ngôi nhà” của mình. Video thu hút gần ba triệu lượt thích và hơn 500.000 bình luận. Phần lớn người dùng đều cho rằng TikTok là ứng dụng giải trí vui vẻ, tuy nhiên, nhiều người đã kiếm sống bằng nền tảng này.
Video đang HOT
Một số người còn đến trước Tháp Trump để quay video phản đối. “Trump sợ một ứng dụng giải trí. Nếu tài giỏi, hãy kiểm soát rủi ro thay vì cấm luôn”, tài khoản Candele nói trong video quay trước toà tháp. Nhiều người dùng TikTok Mỹ tỏ ra tiếc nuối khi quay những video chia tay ứng dụng. Họ nói cuộc sống bớt ảm đạm hơn trong những ngày Covid-19 nhờ các video trên TikTok. “Tôi không nghĩ cấm TikTok thì nước Mỹ sẽ trở lên mạnh mẽ hơn hay người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn”, Jason Alvarado bình luận.
Yori Blacc, người dùng TikTok 19 tuổi ở California, nói: “Đối với Gen Z và Millennials, TikTok là câu lạc bộ của chúng tôi và Trump đã đe dọa nó. Nếu Ngài gây rối chúng tôi, chúng tôi sẽ làm điều tương tự”, Yori Blacc viết.
Ngay sau đó, chiến dịch “vote” một sao cho ứng dụng tranh cử của Trump nổ ra. Chiến dịch này được khởi xướng từ đầu tháng 7 bởi DeJuan Booker, một tài khoản nổi tiếng trên TikTok với hơn 750.000 người theo dõi.
Booker đăng video hướng dẫn cộng đồng tìm kiếm ứng dụng tranh cử Tổng thống của Trump, để lại bình luận và đánh giá “một sao”. Video này đang có hơn 6,5 triệu lượt xem. Hiện ứng dụng của Trump trên App Store chỉ còn 1,5 sao sau 220.000 lượt đánh giá. Thống kê từ Sensor Tower cho biết số lượng người đánh giá ứng dụng tăng đột biến từ 486 lên 298.000 lượt trong tháng 7. Apple đã phải xoá một số đánh giá tiêu cực trên cửa hàng của mình.
Nhiều người dùng Mỹ tỏ ra tiếc nuối khi chia tay TikTok.
Chưa dừng lại ở đó, một chiến dịch khác mang tên “khách sạn một sao của Trump” cũng diễn ra sau đó. Cộng đồng mạng tìm đến Google Maps và đánh giá một sao cho khách sạn. Tuy nhiên, Google đã phát hiện ra điều bất thường và chặn các đánh giá này.
Tim Murtaugh, Giám đốc truyền thông của Chiến dịch Trump nói với The Sun rằng những nỗ lực của người dùng TikTok không có tác dụng gì. “Không ảnh hưởng đến việc chúng tôi đang làm”, Tim Murtaugh nói.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, vẫn giữ quan điểm TikTok “rất đáng lo ngại” và tuyên bố “sẽ cấm ứng dụng này tại Mỹ”. Để cứu TikTok, ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng có thể bán nó cho một thương hiệu Mỹ. Microsoft được cho là ứng viên sáng giá trong thương vụ này.
TikTok lần đầu hé lộ bí mật thu hút người dùng ngay từ lần sử dụng đầu tiên
Thành công của TikTok phần nhiều đến từ hệ thống gợi ý nội dung cực kì chuẩn xác và cá nhân hóa của nó.
Giống nhiều mạng xã hội và ứng dụng khác, dòng tin của TikTok được xây dựng sử dụng một thuật toán gợi ý với rất nhiều các công cụ và yếu tố con để cá nhân hóa cho từng người dùng. TikTok mới đây đã đăng tải một bài blog mới giải thích cách ứng dụng này gợi ý nội dung cho người dùng. Nó cũng bao gồm một số bí kíp cá nhân hóa dòng thông tin cho người dùng để tránh hiển thị các video ngẫu nhiên mà có thể người dùng không thích.
Cụ thể, thuật toán gợi ý của TikTok được xây dựng xung quanh nhiều yếu tố đầu vào tương tự như cách YouTube tính toán và quản trị tương tác. Cách người dùng tương tác với ứng dụng ảnh hưởng đến thuật toán gợi ý, bao gồm cả việc người dùng đăng bình luận hay theo dõi một tài khoản. Nếu ai đó chủ theo dõi các tài khoản về động vật dễ thường và chỉ like hoặc bình luận các video về động vật, TikTok sẽ gợi ý nhiều video động vật hơn cho họ. Điều này cũng giúp TikTok hiểu thêm về những gì người dùng không thích để hạn chế hiển thị nội dung về chúng.
Dù vậy, tương tác người dùng chỉ là một phần của vấn đề. Tiktok khẳng định các thông tin trong video, ví dụ như "caption, âm thanh và hashtag" và thiết bị hoặc các thiết lập tài khoản cũng có thể ảnh hưởng. Tùy chọn ngôn ngữ, quốc gia và loại thiết bị được tính đến để đảm bảo hệ thống được tối ưu. Dù vậy, TikTok thừa nhận các thông tin như thiết lập tài khoản hay thiết bị nhận được điểm trọng số thấp hơn trong hệ thống gợi ý.
Cuối cùng, tương tự YouTube, mọi thứ đều xoay quanh sự tương tác. Nếu người dùng xem hết một video thay vì chuyển nhanh sang một video khác, điều này cho thấy họ có cảm giác thích thú rõ nét cho một loại nội dung. TikTok cũng dựa nhiều vào nội dung video để gợi ý hơn là người sáng tạo.
Dù vậy, TikTok cũng thừa nhận thuật toán của mình có một điểm yếu.
"Một trong những thách thức dễ thấy với hệ thống gợi ý này là nó có thể vô tình giới hạn trải nghiệm của bạn," TikTok thừa nhận. "Khi tối ưu tính cá nhân và sự liên quan, sẽ có rủi ro tạo ra một dòng thông tin video một màu cho khách hàng. Đây là lo ngại chúng tôi thực sự rất quan tâm."
Các ngôi sao Instagram đang 'chuyển nhà' sang TikTok Alana Tsui, chủ tài khoản Instagram với 74 nghìn người theo dõi, chưa từng nghĩ sẽ gia nhập TikTok vì nền tảng này hợp với giới trẻ hơn . Đại dịch bùng phát khiến chính quyền thành phố New York áp dụng giãn cách xã hội. Tsui nhận ra bản thân có nhiều thời gian rảnh để thử những điều mới mẻ. Hiện...