Chiến đấu cơ Thụy Sĩ lần đầu luyện tập hạ cánh trên đường cao tốc trong hơn 30 năm
Lực lượng vũ trang Thụy Sĩ đã tập luyện hạ cánh chiến đấu cơ trên một đoạn đường cao tốc ở phía Tây nước này ngày 5/6.
Máy bay F/A-18 Super Hornet. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này nhằm kiểm tra năng lực vận hành của chiến đấu cơ tại các địa điểm tuỳ chọn, trong bối cảnh lo ngại về an ninh ngày càng tăng ở châu Âu.
Hình ảnh về cuộc huấn luyện đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Thụy Sĩ. Các tiêm kích F/A-18 được lên lịch trình hạ cánh và cất cánh từ đường cao tốc A1 giữa hai thị trấn Avenches và Payerne.
Video đang HOT
Nhiều người dân và thành viên các cơ quan dịch vụ khẩn cấp đã theo dõi những chiếc tiêm kích F/A-18 động cơ đôi này hạ cánh. Một phần của đường cao tốc A1 bị phong tỏa phục vụ cho sự kiện.
Chính phủ Thụy Sĩ trong tuần trước nhấn mạnh cuộc huấn luyện là cần thiết vì toàn bộ lực lượng không quân nước này tập trung tại ba sân bay ở Payerne, Meiringen và Emmen, khiến họ dễ bị hệ thống vũ khí tầm xa của đối phương tấn công.
Do đó, chính phủ Thụy Sĩ nhận định lực lượng vũ trang nước này cần dựa vào khả năng huy động vũ khí và triển khai chúng từ những địa điểm phi tập trung, có thể là tạm thời. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1991, Thụy Sĩ huấn luyện hạ cánh trên đường cao tốc.
Thụy Sĩ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày 15-16/6 nhằm thu hút ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với các đề xuất hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Nga khỏi Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Alpine gần Lucerne, nhằm tạo ra khuôn khổ cho hòa bình lâu dài. Nga đã bác bỏ ý tưởng này vì cho rằng nó lãng phí thời gian và không tham gia. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hội nghị thượng đỉnh sẽ “hoàn toàn vô ích” nếu không có sự tham gia của Nga.
Văn phòng của Tổng thống Zelensky cho biết tính đến đầu tháng 6, đã có 107 quốc gia và tổ chức quốc tế xác nhận tham gia hội nghị, bao gồm các đồng minh phương Tây của Ukraine và một số quốc gia Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông. Kiev đã gửi lời mời tới 160 quốc gia và tổ chức. Trung Quốc cho biết họ sẽ không tham dự hội nghị, điều này đã khiến Kiev thất vọng.
Ukraine thừa nhận 'rắc rối' với chiến đấu cơ phương Tây, tập trung vào F-16
Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận nước này sẽ không thể vận hành nhiều loại chiến đấu cơ của phương Tây do các vấn đề hậu cần và cần tập trung vào tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.
Chiến đấu cơ F-16. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Yury Ignat đưa ra thông tin trên khi phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm 19/2. Khi đó, phóng viên đặt câu hỏi với ông Yury Ignat rằng liệu Kiev có thể bắt đầu sử dụng chiến đấu cơ của Pháp sau khi ký hiệp ước an ninh song phương với Paris vào tuần trước hay không. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hiệp ước này không có nội dung về việc chuyển giao chiến đấu cơ và người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine đã dội một gáo nước lạnh vào bất kỳ kỳ vọng nào như vậy.
Ông Ignat chia sẻ: "Tất cả những gì tôi có thể nói ở đây là không thể đưa nhiều loại chiến đấu cơ khác nhau vào sử dụng. Chúng tôi sẽ không thể bảo trì và đào tạo phi công". Ông bổ sung rằng đây sẽ là một quy trình phức tạp. Ông Ignat nhấn mạnh trong bối cảnh này, việc vận hành tiêm kích F-16 đã trở thành mục tiêu số một đối với Ukraine.
Tuy nhiên, ông Ignat không cung cấp thông tin cụ thể về thời điểm Kiev sẽ nhận được F-16. Ông nói: "Điều duy nhất tôi có thể xác nhận là đã có một kế hoạch hành động và nó đang được thực hiện. Các đối tác sẵn sàng bàn giao máy bay cho Ukraine".
Theo người phát ngôn này, cả Ukraine và các nước phương Tây ủng hộ Kiev sẽ phải cân nhắc về việc chuyển giao chiến đấu cơ và bảo trì, đào tạo phi công, nhân viên mặt đất cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết.
Liên minh hỗ trợ Ukraine mua F-16 đã được công bố vào mùa Hè năm ngoái, sau đó Mỹ tạo điều kiện để Đan Mạch và Hà Lan giao tới 61 máy bay chiến đấu cho Kiev. Hôm 17/2, tờ Foreign Policy dẫn lời hai quan chức châu Âu đưa tin rằng Kiev có thể nhận lô F-16 đầu tiên vào tháng 6.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova vào tháng 12/2023 cảnh báo rằng Moskva sẽ coi những chiếc F-16 do Ukraine vận hành là "mục tiêu hợp pháp".
Tranh cãi Indonesia mua máy bay chiến đấu cũ 800 triệu USD Indonesia xác nhận bỏ ra 800 triệu USD để mua 12 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 đã qua sử dụng từ Qatar, sau khi nhiều ý kiến chỉ trích số máy bay này đã quá cũ. Mẫu máy bay Mirage 2000 ra mắt từ năm 1967 - Ảnh: France24 Theo Bộ Quốc phòng Indonesia, số máy bay nói trên sẽ được giao trong...