Chiến đấu cơ MiG-27 Ấn Độ đâm xuống khu dân cư, bốc cháy
Một chiến đấu cơ MiG-27 của Không quân Ấn Độ do Nga chế tạo đã rơi vào trưa 13-6 khi đang tham gia hoạt động huấn luyện.
Đây là vụ rơi máy bay MiG-27 thứ hai tại Ấn Độ trong năm nay. “Chiếc máy bay lúc đó đang tham gia một hoạt động huấn luyện thường xuyên” – người phát ngôn Không quân Ấn Độ nói và cho biết thêm phi công đã kịp thời nhảy khỏi máy bay an toàn.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay. Ảnh: NDTV
Chiếc máy bay đã đâm xuống một tòa nhà nằm trong một khu dân cư gần căn cứ không quân Jodhpur ở bang Rajasthan của Ấn Độ, gây thương tích nhẹ cho một số cư dân.
Video đang HOT
Một ô tô bị đâm bẹp và hư hỏng tại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: NDTV
Không quân Ấn Độ đã từ chối bình luận về nguyên nhân của vụ tai nạn nhưng nói thêm rằng “một cuộc điều tra về vụ tai nạn đã được tiến hành”. Vụ việc càng gây thêm nhiều lo ngại về hạm đội máy bay MiG-27đã sử dụng lâu năm tại nước này.
Người dân dùng nước dập tắt đám cháy. Ảnh: NDTV
Không quân Ấn Độ đang trong quá trình loại bỏ dần các máy bay chiến đấu MiG-27 đã sử dụng lâu năm. Một phi đội MiG-27 (gồm khoảng 16-18 chiếc) đã được loại bỏ trong năm nay và ba phi đội khác dự kiến sẽ được loại bỏ trong vòng ba năm tới.
Trong 10 năm qua, hơn 90 máy bay chiến đấu của Ấn Độ bao gồm 11 máy bay MiG-27 đã rơi, theo một báo cáo mới đây được đệ trình tại Quốc hội Ấn Độ. Đa số các chiến đấu cơ MiG27 rơi là do “lỗi kỹ thuật”, báo cáo cho biết thêm.
BẢO ANH
Theo_PLO
MiG-35 của Nga sẽ "bắt chết" F-22, F-35 của Mỹ?
Chiến đấu cơ Mikoyan MiG-35 Fulcrum-F sẽ được đưa vào thử nghiệm trong năm 2017 để bàn giao cho không quân Nga vào năm 2018. Việc thử nghiệm ban đầu được lên kế hoạch diễn ra vào mùa hè năm nay, nhưng sau đó phải lùi lại do nhiều vấn đề kĩ thuật.
"Các công việc phát triển MiG-35 đang diễn ra theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga. Chiếc máy bay đã gặp một vài vấn đề về kĩ thuật khiến nó đi sau kế hoạch một thời gian nhưng nhìn chung, chúng tôi đã tìm ra cách giải quyết", giám đốc Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC), ông Vladimir Mikhailov nói với hãng tin Tass vào hôm 9-6.
Theo ông Mikhailov, UAC sẽ cố gắng bắt kịp tiến độ đề ra ban đầu trong năm sau. Một vài phần của MiG-35 đã được chạy thử trong phóng thí nghiệm và toàn bộ chiếc máy bay sẽ được thử nghiệm lần cuối trong năm 2017 để kịp thời bàn giao cho không quân Nga vào năm 2018.
Chiến đấu cơ MiG-35
MiG-35 là một biến thể hiện đại hóa sâu từ MiG-29 với khung máy bay nhẹ hơn, động cơ tiết kiệm nhiên liệu, mạnh mẽ và có véc-tơ đẩy điều hướng vô cùng linh hoạt. Ngoài ra, MiG-35 cũng được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến với radar Zhuk-MA quét mảng pha điện tử chủ động, có thể theo dõi mục tiêu có kích cỡ chiến đấu cơ từ khoảng cách 150km.
Đáng chú ý, MiG-35 được trang bị hệ thống định vị quang học (OLS), hoạt động với các bước sóng trực quan và hồng ngoại. Các loại radar hiện nay thường "bó tay" trong việc phát hiện ra các máy bay tàng hình vì diện tích phản xạ radar của nó quá nhỏ, nhưng OLS lại thu nhận bước sóng hồng ngoại và cung cấp hình dạng của mục dưới dạng ảnh nhiệt. Do đó, đây là hệ thống được cho là sẽ hoạt động hiệu quả trong việc "bắt chết" các máy bay tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-22 và F-35. Ngoài ra, hệ thống này cũng có ưu điểm là quan sát được vào ban đêm, phân biệt được mục tiêu là thật hay giả.
Công ty RSK-MiG, thuộc tập đoàn UAC, đang hy vọng MiG-35 sẽ lấy lại hào quang của các máy bay MiG từ thời Liên-xô. Do kể từ sau khi Liên-xô tan rã, hãng Sukhoi đang trở nên áp đảo hoàn toàn về mẫu mã và khả năng của các loại máy bay chiến đấu cho không quân Nga.
Theo Danviet
Những điều "có một không hai" trong buồng lái của Su-34 Ngoài việc trở thành một mẫu máy bay hoàn toàn khác biệt so với chiến đấu cơ Su-27, Su-34 còn có những đặc điểm "có một không hai" trong khu vực buồng lái. Su-34 dường như được thiết kế với mục tiêu tạo ra sự thỏa mái nhất có thể cho phi công. Thay vì 2 chiếc ghế được xếp theo hàng dọc,...