Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích ‘đại bàng chiến’ F-16 của Mỹ

Theo dõi VGT trên

Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện ở chiến trường Ukraine, nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện với các tiêm kích Nga sản xuất như Su-30, Su-35, MiG-31.

Mỹ đã bật đèn xanh cho các đồng minh châu Âu cung cấp máy bay chiến đấu tiên tiến cho Ukraine, trong đó có cả những chiếc F-16 do nước này sản xuất, trong một động thái tăng cường sự ủng hộ đối với Kiev.

Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích đại bàng chiến F-16 của Mỹ - Hình 1

Tiêm kích F-16. (Ảnh: Airforce Times)

Truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức trong chính phủ Mỹ cho biết, Tổng thống Biden cũng chấp thuận cho các nước đồng minh đào tạo phi công Ukraine trước khi việc chuyển giao được thực hiện. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, một số quan chức Mỹ nói rằng, Washington sẽ ủng hộ “nỗ lực chung của các đồng minh và đối tác đào tạo phi công Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, trong đó có cả F-16″.

Trước đó, việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây cho Ukraine cũng diễn ra theo quỹ đạo tương tự. Mỹ và một số đồng minh châu Âu như Đức và Anh ban đầu từ chối nhưng sau đó đã bày tỏ sự sẵn sàng. Washington tuyên bố sẽ chuyển giao xe tăng Abrams. Còn Berlin và London nhất trí cung cấp xe tăng Leopard 2 và Challenger 2 cho Kiev.

Cuộc đụng độ thế kỷ

Giới phân tích cho rằng, quyết định của phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử quân sự. Tuy nhiên, việc chuyển giao có thể mất nhiều tháng do tính chất phức tạp của hoạt động bảo trì và vận hành loại máy bay này.

Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện trên chiến trường Ukraine, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện giữa máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của phương Tây với các đối thủ do Nga sản xuất như tiêm kích Su-30, Su-35 hay MiG-31. Cuộc không chiến này sẽ được các chiến lược gia, chỉ huy quân sự, phi công và các nhà khoa học theo dõi sát sao vì nó có thể xác định hướng đi của lĩnh vực hàng không quốc phòng trong nhiều thập kỷ tới. Kết quả của cuộc đụng độ giữa F-16 và Su-30/35 cũng sẽ tác động đến nhiều điểm nóng quan trọng trên thế giới như Ấn Độ – Pakistan hay Iran và Israel (Iran đã hoàn tất thỏa thuận mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga còn Israel đã mua F-16 của Mỹ)

Không quân Pakistan (PAF) và Không quân Ấn Độ (IAF) được cho là những nhà vận hành hàng đầu đối với máy bay F-16 và Su-30. Ấn Độ hiện vẫn sử dụng MiG-21, MiG-29 và có Su-30MKI làm chiến đấu cơ chủ lực. Ngoài ra, nước này cũng vận hành những máy bay khác như MiG-27, MiG-23, and MiG-25.

Trong cuộc không chiến ngày 27/2/2019 tại khu vực Kashmir, một số tiêm kích F-16 của Pakistan được cho là đã quay đầu khi phát hiện ra Su-30 của Ấn Độ. Điều này cho thấy ưu thế vượt trội của Su-30. Nhưng cũng trong trận chiến này, tiêm kích F-16 của Pakistan đã phóng tên lửa không đối không bắn hạ một chiếc MiG-21 của không quân Ấn Độ.

Còn tại Trung Đông, Nga hiện đang chuyển giao máy bay chiến đấu Su-35 cho Không quân Cộng hoà Hồi giáo Iran (IRIAF) sau khi hai bên ký kết một thỏa thuận mua bán vào tháng 3. Đối thủ chính của Iran trong khu vực là Israel đã sử dụng nhiều phiên bản khác nhau của chiến đấu cơ F-16 kể từ những năm 1980. Hiện phiên bản tiên tiến nhất mà Israel đang vận hành là F-16I. Các chuyên gia lo ngại nếu căng thẳng giữa hai nước leo thang thì điều này có thể dẫn tới một cuộc đụng độ, với việc các bên triển khai tiêm kích Su-35 và F-16 trong giao tranh.

Một chuyên gia quân sự Ấn Độ cho rằng, đến thời điểm hiện tại đã có một số cuộc đối đầu giữa máy bay chiến đấu F-16 và máy bay Sukhoi, nhưng không phải là một cuộc đối đầu toàn diện. Nếu Ukraine chính thức tiếp nhận F-16 thì những tiêm kích tối tân của Nga như Su-35, Su-30SM2 sẽ có nhiều cơ hội săn lùng máy bay do Mỹ sản xuất hơn bao giờ hết.

Video đang HOT

Đọ sức mạnh của F-16 và Su-35

F-16 và Su-35 đều là máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng khác nhau đáng kể về thiết kế, năng lực và hiệu suất. F-16 (hay còn gọi là Fighting Falcon) là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ, có phiên bản một hoặc hai chỗ ngồi, do tập đoàn General Dynamics (nay là Lockheed Martin) của Mỹ chế tạo. Mỹ đã biên chế máy bay này cho lực lượng không quân vào năm 1978 và sau đó xuất khẩu sang nhiều nước khác. Kể từ năm 1979, tiêm kích thế hệ thứ 4 này đã được nâng cấp và cải tiến khá nhiều, giúp nó có một số tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, trong đó phải kể đến radar hiện đại.

Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích đại bàng chiến F-16 của Mỹ - Hình 2

Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. (Ảnh: Sputnik)

F-16 được đánh giá cao về tính cơ động, tốc độ và phạm vi hoạt động, đồng thời có khả năng mang nhiều loại vũ khí, chẳng hạn như tên lửa hoặc bom. F-16 tuy chỉ có một động cơ nhưng có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.100 km/h). Máy bay có kíp lái 1 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m. Nó được trang bị một khẩu pháo đa nòng M-61A1 20 mm và có thể mang theo 6 tên lửa không đối không.

Trong khi đó, Su-35 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hai động cơ hạng nặng. Tổ chức tư vấn RAND Corporation mô tả đây là “máy bay ném bom chiến đấu hạng nặng đặc trưng của Nga”. Su-35 Flanker-E được trang bị nhiều cảm biến và hệ thống điện tử hàng không hiện đại giúp tăng cường khả năng chiến đấu và cho phép nó hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau.

Máy bay sử dụng radar Irbis-E Passive Electronically Scanned Array (PESA), có thể phát hiện và theo dõi các vật thể trên không và trên mặt đất ở khoảng cách rất xa, đồng thời có khả năng lập bản đồ và cung cấp hình ảnh với độ phân giải cao. Nó cũng có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu tầm thấp, không bị gây nhiễu hoặc can thiệp.

Su-35 được trang bị một pháo 30mm GSh301 để phục vụ cận chiến cùng nhiều loại rocket và tên lửa để tấn công mục tiêu tầm gần và tầm xa.

Theo các chuyên gia quân sự, Su-35 mang lại nhiều lợi thế về hiệu suất hơn so với tiêm kích F-16. Nó có tốc độ nhanh hơn, tối đa đạt đến Mach 2,25, tầm hoạt động lớn hơn (hơn 3.600 km) và hệ thống radar mạnh hơn. Do sử dụng công nghệ vectơ lực đẩy vượt trội, nó có thể thực hiện những cú ngoặt cực chính xác. Chiến đấu cơ này Su-35 được cho là linh hoạt hơn F-16.

Tuy vậy, F-16 cũng có những lợi thế riêng biệt. Nó nhẹ hơn hơn Su-35, phù hợp với các cuộc không chiến. F-16 cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn và dễ bảo trì hơn Su-35.

Theo các chuyên gia quân sự, kết quả của một cuộc đối đấu giữa F-16 và Su-35 không chỉ phụ thuộc vào tính năng của mỗi loại máy bay, mà còn phụ thuộc vào quá trình huấn luyện của phi công, hệ thống vũ khí đi kém, môi trường và địa hình nơi diễn ra cuộc chiến. Tóm lại, những cuộc không chiến hiện đại khá phức tạp và thường kết hợp nhiều yếu tố khác ngoài khả năng hoạt động của máy bay.

Lý do cuộc phản công của Ukraine khó đánh bại quân Nga

Phương Tây bắt đầu trở nên thực tế hơn đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nhiều quan chức và học giả phương Tây nhận ra rằng xác suất Ukraine đánh bại Nga trong cuộc phản công là rất thấp và cái giá mà Ukraine phải trả khi đó có thể rất đắt.

Ukraine đang phải đối mặt với thực tế hết sức phức tạp. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) trong vài ngày qua đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine và cuộc phản công dự kiến của họ trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ các tuyên bố đó thì chúng ta thấy, phương Tây ngày càng nhận thức rõ rằng xác suất quân đội Ukraine đẩy được quân Nga ra khỏi toàn bộ những vùng họ vừa chiếm được là rất thấp.

Lý do cuộc phản công của Ukraine khó đánh bại quân Nga - Hình 1

Xe tăng M1 Abrams (do Mỹ sản xuất) nã pháo. Ukraine đang rất trông chờ vũ khí này từ phương Tây. Ảnh: Lục quân Mỹ.

Do vậy, giới học giả cho rằng phương Tây cần khẩn cấp thay đổi chính sách trước khi Ukraine phải hứng chịu thêm các tổn thất trong chiến đấu và vẫn khó thay đổi được thực tế là cuộc xung đột này nhiều khả năng sẽ kết thúc thông qua thương lượng.

Điều đáng lưu ý trong tuyên bố của Mỹ

Trong vài ngày qua, một nhóm các nhà lãnh đạo cấp cao của phương Tây đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ Ukraine và cuộc phản công cận kề của nước này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Anh James Cleaverly và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đều phát đi các tuyên bố với ngôn từ mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ dành cho Ukraine. Tuy nhiên vấn đề là liệu phương Tây có theo được các tuyên bố đó hay không.

Bằng chứng đang gia tăng về việc trong thời gian còn lại của năm 2023, phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng ít khả năng có đủ sẵn kho vũ khí và đạn dược chủ chốt để cung cấp cho Ukraine tương tự như trong 14 tháng đầu tiên của xung đột Nga - Ukraine. Hôm 9/5/2023, Mỹ công bố thêm hậu thuẫn quân sự cho Ukraine, lần này dưới hình thức gói viện trợ trị giá 1,2 tỷ USD.

Điều đáng nói ở đây là viện trợ lần này không trong khuôn khổ Quyền Rút vốn của Tổng thống Mỹ mà là trong khuôn khổ Sáng kiến Trợ giúp an ninh cho Ukraine. Sự khác biệt giữa 2 chương trình này là rất lớn và phản ánh thái độ của Mỹ đối với thực tiễn chiến trường Ukraine.

Quyền Rút vốn có nghĩa rằng Tổng thống Biden có thể ra lệnh cung cấp ngay lập tức vũ khí và đạn dược đang có của Mỹ cho Ukraine. Nghĩa là, về lý thuyết, số vũ khí, đạn dược đó có thể được chuyển ra chiến trường Ukraine chỉ trong vài tuần.

Sáng kiến Trợ giúp an ninh, trong khi đó, có nghĩa rằng các hợp đồng phải được soạn, công bố, trải qua quá trình đấu thầu, rồi sau đó các công ty quốc phòng trúng thầu phải mất nhiều thời gian, có thể vài năm, để sản xuất xong vũ khí đạn dược theo đơn đặt hàng. Như vậy, theo cách này, phải tới ít nhất năm 2024, Ukraine mới may ra thấy được các lợi ích chính từ gói ủng hộ mới nhất của Mỹ.

Lý do cuộc phản công của Ukraine khó đánh bại quân Nga - Hình 2

Các quả đạn pháo do phương Tây sản xuất. Ảnh: New York Times.

Anh, EU cũng ý thức rõ tình hình

Trong một cuộc phỏng vấn với Euronews vào ngày 5/5, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell thừa nhận: "Nếu tôi ngừng hậu thuẫn cho Ukraine, chắc chắn cuộc chiến sẽ kết thúc sớm", bởi vì Ukraine sẽ "không thể tự vệ" và sẽ "thất thủ chỉ trong vài ngày".

Ngoại trưởng Anh Cleaverly lạc quan nói rằng kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, quân đội Ukraine đã "hoạt động hiệu quả hơn kỳ vọng". Tuy nhiên, chính ông Cleaverly cũng kết luận với sự thận trọng tỉnh táo: "Chúng ta phải thực tế. Đây là thế giới thực tại. Đây không phải là phim Hollywood". Đây là một tuyên bố chính xác mà giới lãnh đạo phương Tây nên xem xét các ngụ ý từ đó.

Dễ hiểu là phương Tây phản đối Nga tiến đánh Ukraine và phương Tây muốn Ukraine khôi phục lại tất cả lãnh thổ mà họ kiểm soát trước đây. Nếu các nhà lãnh đạo phương Tây viết kịch bản phim, thì chắc chắn đó là cách kết thúc của bộ phim. Nhưng Ngoại trưởng Anh Cleaverly đã chỉ ra sự thật: Phương Tây phải xây dựng chính sách dựa trên việc nhìn nhận chính xác, thực tế và tỉnh táo nhất về sự thực trên thực địa và giảm càng nhiều càng tốt sự phụ thuộc vào các mong muốn chủ quan, cảm tính.

Ukraine thiếu kinh nghiệm và nguồn lực để phản công quy mô lớn

Ở đây có một số điểm cần tính.

Thứ nhất, nhiệm vụ mà quân đội Ukraine đối mặt trước khi mở cuộc phản công là rất lớn. Tác giả Daniel Davis, người từng có kinh nghiệm tác chiến tiến công bằng xe tăng trên quy mô lớn, cho rằng việc phòng thủ là điều dễ hơn nhiều so với tổ chức tấn công binh chủng hợp thành trên quy mô lớn.

Ukraine đã hứng chịu thương vong lớn trong 14 tháng đầu tiên của cuộc xung đột. Hiện nay binh sĩ và sĩ quan Ukraine có kinh nghiệm chiến trận hạn chế và chỉ được đào tạo qua loa về tác chiến binh chủng hợp thành. Trong khi đó, phản công quy mô lớn đòi hỏi phối hợp chặt chẽ của mọi đơn vị trên một chiến trường rộng hàng trăm kilomet. Binh sĩ, tướng lĩnh Ukraine hiện chưa thực hiện nhiệm vụ nào với tầm vóc như vậy.

Thứ hai, Nga đã chuẩn bị các vị trí phòng thủ trên diện rộng trong hơn nửa năm, trên toàn tuyến mặt trận 1.000km. Theo một số nhà phân tích Mỹ, người Nga đã thiết kế và xây dựng một chuỗi vành đai phòng ngự rất ấn tượng mà ngay cả các đội quân phương Tây được huấn luyện đầy đủ cũng khó xuyên thủng.

Quân đội của Tổng thống Zelensky sẽ phải tấn công hệ thống phòng thủ tỉ mỉ này bằng lực lượng không quân hạn chế, phòng không hạn chế, số lượng đạn pháo thiếu thốn và một lực lượng lục quân được trang bị cả xe thiết giáp hiện đại và cũ kỹ, với nhân lực bao gồm cả lính nghĩa vụ không có kinh nghiệm trận mạc và các sĩ quan mới được NATO đào tạo cơ bản.

Một số nhà lãnh đạo Ukraine nhận thức được mức độ khó khăn của thử thách này. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov vào tuần trước nói với tờ Washington Post rằng ông quan ngại thế giới "đánh giá quá cao kỳ vọng từ chiến dịch phản công của chúng tôi". Ông lo sợ sự kỳ vọng cao đó sẽ dẫn đến "thất vọng cảm xúc". Bộ trưởng Reznikov cảnh báo mức độ thành công chỉ ở mức "10km".

Kịch bản hậu phản công

Ông Reznikov chưa đề cập điều nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra sau đó.

Ngay cả khi Ukraine vượt quá mong đợi của phương Tây và chiếm được từ 50 - 100km lãnh thổ, số thương vong mà họ sẽ phải hứng chịu sẽ cao trong mọi kịch bản, khiến quân đội Ukraine lúc đó sẽ suy yếu hơn so với hiện nay. Như đã nêu ở trên, rất ít khả năng phương Tây có thể thay thế thiết bị hao mòn của quân đội Ukraine và cung cấp đủ đạn dược để duy trì hoạt động tác chiến của họ trong thời gian còn lại của năm nay (2023). Trong khi đó, theo Washington Post, ngoài 300.000 lính đóng ở Ukraine vào lúc này, Nga còn 200.000 quân nữa có thể vượt biên giới sang Ukraine bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, một khi Ukraine đã bung ra cuộc phản công, dù thành công hay thất bại, phía Nga cũng gần như chắc chắn sẽ tung ra cuộc phản công của riêng họ để đáp trả. Lúc đấy, Ukraine lại ở vào thế căng thẳng gồng mình chống chịu một cuộc phản công như thế, có thể trong nhiều tháng liền, trong khi họ đang thiếu đạn pháo, tên lửa và cả binh lính.

Như vậy, xác suất Ukraine tái chiếm được toàn bộ lãnh thổ họ từng kiểm soát là rất thấp. Kết quả khả dĩ là xung đột sẽ tiếp diễn bất chấp cuộc phản công sắp tới của Ukraine. Nhưng theo thời gian, tình hình có lợi sẽ nghiêng về phía Nga. Rốt cuộc, Ukraine sẽ phải tìm đến giải pháp chấm dứt xung đột thông qua đàm phán.

Nếu phương Tây nhận thức được thực tế này và ủng hộ đàm phán từ bây giờ thì Ukraine sẽ ít phải chịu một thỏa thuận bất lợi hơn trong tương lai.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãiHàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi
18:54:44 09/02/2025
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng cóTổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có
19:54:45 09/02/2025
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạyThai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy
22:06:30 09/02/2025
Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông TrumpTòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump
21:40:39 09/02/2025
Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửaSau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa
22:34:25 10/02/2025
Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gianTrung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian
22:41:39 10/02/2025
Ông Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào MỹÔng Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ
22:18:30 10/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025

Tin đang nóng

Bị chê thua tình cũ của Hồ Quang Hiếu, vợ kém 17 tuổi có màn đáp trả cao tayBị chê thua tình cũ của Hồ Quang Hiếu, vợ kém 17 tuổi có màn đáp trả cao tay
06:30:56 11/02/2025
Bố chồng đi họp lớp về muộn, mẹ chồng đọc 8 chữ trong máy ông thì òa khóc đòi ly hôn: "Sao ông dám..."Bố chồng đi họp lớp về muộn, mẹ chồng đọc 8 chữ trong máy ông thì òa khóc đòi ly hôn: "Sao ông dám..."
05:47:17 11/02/2025
Thấy em gái có thái độ khác lạ với anh rể, tôi dỗ dành dò hỏi rồi điếng người khi biết được bí mật đau đớnThấy em gái có thái độ khác lạ với anh rể, tôi dỗ dành dò hỏi rồi điếng người khi biết được bí mật đau đớn
05:43:11 11/02/2025
5 mỹ nhân Hàn xuất sắc trong 5 năm gần đây: Một người gây sốt toàn cầu, đỉnh đến độ vượt mặt cả Song Hye Kyo5 mỹ nhân Hàn xuất sắc trong 5 năm gần đây: Một người gây sốt toàn cầu, đỉnh đến độ vượt mặt cả Song Hye Kyo
05:58:23 11/02/2025
Công an TP.HCM vào cuộc vụ người phụ nữ khóc vì bị dàn cảnh móc túi ở bệnh việnCông an TP.HCM vào cuộc vụ người phụ nữ khóc vì bị dàn cảnh móc túi ở bệnh viện
08:04:21 11/02/2025
Lễ thành đôi mời đúng 100 khách của Vũ Cát Tường và vợ: Bảo Anh và dàn sao dự đổ bộ, SOOBIN sẽ giữ vai trò đặc biệt?Lễ thành đôi mời đúng 100 khách của Vũ Cát Tường và vợ: Bảo Anh và dàn sao dự đổ bộ, SOOBIN sẽ giữ vai trò đặc biệt?
07:20:52 11/02/2025
Nóng: "Mợ chảnh" Jeon Ji Hyun bị điều traNóng: "Mợ chảnh" Jeon Ji Hyun bị điều tra
06:27:12 11/02/2025
Biến căng: Trai đẹp quậy banh showbiz bị bóc "biển phốt" ngược đãi, đào mỏ, phông bạt và thích đóng vai nạn nhânBiến căng: Trai đẹp quậy banh showbiz bị bóc "biển phốt" ngược đãi, đào mỏ, phông bạt và thích đóng vai nạn nhân
08:22:39 11/02/2025

Tin mới nhất

Ông Trump tính áp thuế thép, nhôm 25%: Các nước ngay lập tức có phản ứng

Ông Trump tính áp thuế thép, nhôm 25%: Các nước ngay lập tức có phản ứng

11:16:09 11/02/2025
Sau tuyên bố áp thuế thép, nhôm 25% của Tổng thống Trump, nhiều nước lớn đã ngay lập tức lên tiếng phản ứng, lo ngại về tác động đối với ngành công nghiệp và kinh tế toàn cầu.
Nga giới thiệu UAV từng tham chiến ở Ukraine tại triển lãm quốc tế

Nga giới thiệu UAV từng tham chiến ở Ukraine tại triển lãm quốc tế

10:21:03 11/02/2025
Tập đoàn Kalashnikov xác nhận đã thử nghiệm thành công các máy bay không người lái Goliath trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Đức sẽ không cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấn công lãnh thổ Nga

Đức sẽ không cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấn công lãnh thổ Nga

10:18:50 11/02/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng gửi tên lửa Taurus tầm xa tới Ukraine, phản đối các hành động mang vũ khí hủy diệt sâu bên trong nước Nga.
ISW: Nga dùng kinh nghiệm tác chiến ở Ukraine để đối phó NATO

ISW: Nga dùng kinh nghiệm tác chiến ở Ukraine để đối phó NATO

10:12:52 11/02/2025
Nga đang tích cực cải tiến UAV và hệ thống tác chiến điện tử dựa trên kinh nghiệm ở chiến trường Ukraine, đồng thời áp dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất để đối phó NATO.
Dịch cúm tại CH Séc nhiều khả năng đạt đỉnh

Dịch cúm tại CH Séc nhiều khả năng đạt đỉnh

09:53:17 11/02/2025
Hãng tin CTK dẫn lời các chuyên gia Séc khuyến cáo tiêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa diễn biến nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp kể trên.
Nga: Ukraine đã mất hầu hết binh sĩ triển khai tới Kursk 6 tháng trước

Nga: Ukraine đã mất hầu hết binh sĩ triển khai tới Kursk 6 tháng trước

09:47:39 11/02/2025
Tướng quân đội cấp cao của Nga nói rằng phần lớn binh sĩ Ukraine tiến vào vùng Kursk hồi năm ngoái đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Ukraine có thể tấn công sở chỉ huy của Nga bằng máy bay Mirage?

Ukraine có thể tấn công sở chỉ huy của Nga bằng máy bay Mirage?

09:42:16 11/02/2025
Ukraine được dự đoán có thể triển khai các máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 mà Pháp vừa chuyển giao để tấn công sở chỉ huy các trung đoàn của quân đội Nga.
Người hùng cưỡi ngựa lao xuống dòng sông chảy xiết cứu người

Người hùng cưỡi ngựa lao xuống dòng sông chảy xiết cứu người

09:35:19 11/02/2025
Ngày 4/2, một người đàn ông rơi từ trên cầu xuống sông ở thành phố Tiên Đào (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Người con gái đứng trên bờ sông đã vô cùng lo lắng, liên tục hô hoán, kêu cứu.
Nga chưa nhận được đề xuất thỏa đáng để bắt đầu đàm phán về Ukraine

Nga chưa nhận được đề xuất thỏa đáng để bắt đầu đàm phán về Ukraine

09:33:26 11/02/2025
Nga nói chưa nhận được đề xuất thỏa đáng để bắt đầu đàm phán về Ukraine, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington đang tiến triển trong các cuộc đối thoại chấm dứt xung đột Ukraine.
Ông Trump dự đoán có "vụ gian lận hàng tỷ USD" tại Lầu Năm Góc

Ông Trump dự đoán có "vụ gian lận hàng tỷ USD" tại Lầu Năm Góc

09:31:52 11/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông hi vọng tỷ phú Elon Musk sẽ phát hiện hàng trăm tỷ USD bị gian lận và lạm dụng tại Lầu Năm Góc trong cuộc kiểm toán do ông Musk chủ trì.
Lịch làm việc bận rộn của ông Trump khi trở lại Nhà Trắng

Lịch làm việc bận rộn của ông Trump khi trở lại Nhà Trắng

09:21:33 11/02/2025
Ở tuổi 78, Tổng thống Mỹ Donld Trump vẫn làm việc từ sáng sớm đến đêm khuya nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự mà ông gọi là Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại .
Cô gái kiếm 200 triệu đồng/tuần với nghề dọn nhà "ngập" rác

Cô gái kiếm 200 triệu đồng/tuần với nghề dọn nhà "ngập" rác

09:19:31 11/02/2025
Tự tay dọn dẹp 2.000 ngôi nhà đầy rác, ngập chất phóng uế, Libby (quốc tịch Anh) chia sẻ công việc này mang đến cho cô thu nhập cao.

Có thể bạn quan tâm

Cẩm nang mặc đẹp với 4 kiểu áo dành cho cô nàng công sở

Cẩm nang mặc đẹp với 4 kiểu áo dành cho cô nàng công sở

Thời trang

11:20:39 11/02/2025
Những kiểu áo như sơ mi, blazer, peplum và polo không chỉ giúp tôn vinh vẻ đẹp hình thể mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự của người mặc.
Bức ảnh khiến vợ Văn Hậu được ví như "bạch nguyệt quang", sự chú ý đổ dồn vào 1 bộ phận mới thẩm mỹ

Bức ảnh khiến vợ Văn Hậu được ví như "bạch nguyệt quang", sự chú ý đổ dồn vào 1 bộ phận mới thẩm mỹ

Sao thể thao

11:16:35 11/02/2025
Nếu kể tên những mỹ nhân đình đám nhất nhì làng bóng đá Việt, nàng WAG Doãn Hải My - vợ hậu vệ Đoàn Văn Hậu - chắc chắn sẽ là cái tên không thể thiếu trong bất kì cuộc bàn luận nào về nhan sắc của dàn WAG.
HOT: Hyomin (T-ara) kết hôn, danh tính chú rể gây ngỡ ngàng

HOT: Hyomin (T-ara) kết hôn, danh tính chú rể gây ngỡ ngàng

Sao châu á

11:07:48 11/02/2025
Sáng 11/2, tờ Sports Kyunghyang đưa tin, nữ ca sĩ đình đám Hyomin (T-ara) sẽ kết hôn vào tháng 4 năm nay. Theo nguồn tin, hôn phu của nữ idol hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Xôn xao người đàn ông tổ chức 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầu

Xôn xao người đàn ông tổ chức 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầu

Tin nổi bật

11:05:59 11/02/2025
Cơ quan chức năng thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đang xác minh thông tin một phụ nữ ở địa phương tố chồng mình một lúc cưới 2 người.
3 vị trí treo đồng hồ trong nhà khiến gia chủ suy sụp tinh thần, tiền bạc "đội nón ra đi"

3 vị trí treo đồng hồ trong nhà khiến gia chủ suy sụp tinh thần, tiền bạc "đội nón ra đi"

Sáng tạo

10:54:10 11/02/2025
Trong văn hóa phong thủy của người Á Đông, việc đặt đồng hồ trong nhà có thể gây ra những tác động không tốt nếu không đặt đúng vị trí.
5 lỗi sai phổ biến khiến da lên mụn bọc, lão hóa nhanh chóng

5 lỗi sai phổ biến khiến da lên mụn bọc, lão hóa nhanh chóng

Làm đẹp

10:53:17 11/02/2025
Không phải ai cũng nhận thức được những lỗi sai mà mình thường mắc phải, dẫn đến tình trạng da lên mụn chi chít, lão hóa nhanh chóng.
Sao Việt độ tuổi 40 cực mê quần ống đứng: Mặc lên thanh lịch và tôn dáng rất tốt

Sao Việt độ tuổi 40 cực mê quần ống đứng: Mặc lên thanh lịch và tôn dáng rất tốt

Phong cách sao

10:50:14 11/02/2025
Yến Trang kết hợp quần ống đứng, dáng lửng theo cách sáng tạo. Cô diện item này với áo sơ mi trắng, gile màu hồng pastel và đi giày mũi nhọn. Nhờ vậy, Yến Trang có được bộ trang phục sang chảnh nhưng cũng rất trẻ trung, ngọt ngào.
Những hố thiên thạch triệu năm tuổi nổi tiếng trên thế giới

Những hố thiên thạch triệu năm tuổi nổi tiếng trên thế giới

Lạ vui

10:49:32 11/02/2025
Những hố thiên thạch này là dấu ấn của các vụ va chạm giữa thiên thạch với trái đất, mang nhiều giá trị khoa học, giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử trái đất và hệ mặt trời.
Tài xế Lexus đánh tới tấp nam shipper ở Hà Nội

Tài xế Lexus đánh tới tấp nam shipper ở Hà Nội

Netizen

10:43:32 11/02/2025
Theo nội dung bài đăng và clip, trưa 10/2, tại đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, một thanh niên giao hàng ngồi trên xe máy có va chạm với một chiếc xế hộp hiệu Lexus.
Chọn màu sắc theo Ngũ Hành ngày 11/2: Mặc đẹp, đón may mắn!

Chọn màu sắc theo Ngũ Hành ngày 11/2: Mặc đẹp, đón may mắn!

Trắc nghiệm

10:41:11 11/02/2025
Hãy áp dụng hướng dẫn này để chọn trang phục phù hợp, tăng cường năng lượng tích cực và thu hút may mắn.
Pháp cảnh báo Mỹ: Trung Quốc là vấn đề lớn nhất, không phải EU

Pháp cảnh báo Mỹ: Trung Quốc là vấn đề lớn nhất, không phải EU

Pháp luật

10:10:09 11/02/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tập trung kiềm chế Trung Quốc thay vì nhắm vào Liên minh châu Âu (EU), vì đây là đồng minh của Mỹ.