Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài ốc biển trên thế giới
Mang những hình thù kỳ lạ và hoa văn huyền ảo, vỏ ốc biển là vật phẩm sưu tầm ưa thích của rất nhiều người trên thế giới.
Cùng điểm qua một số loài ốc biển ấn tượng nhất.
Ốc tháp lớn (Turritella terebra) dài 6 – 17cm, sống trong trầm tích bùn ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này sống bằng cách lọc thức ăn trong nước. Chúng thuộc một nhóm ốc có nhiều tên gọi khác nhau như ốc xoắn hay ốc mũi khoan.
Ốc chân bồ nông (Aporrhais pespelecani) dài 30 – 42cm, cư trú ở biển Bắc và Địa Trung Hải. Là loài sống trong bùn, chuyên ăn chất hữu cơ tự hủy, chúng có một phần vỏ xòe ra như chân có màng.
Ốc kim khôi vàng (Cassis cornuta), dài 5 – 40cm, xuất hiện ở biển Đỏ, Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía Nam châu Phi và Thái Bình Dương. Lớn nhất trong các loài ốc kim khôi, chúng có cái vỏ dày, nặng và nhiều gai.
Ốc tù và bông (Charonia tritonis) dài 10 – 50cm, sống ở vùng gian triều nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này ăn thịt các động vật không xương sống khác. Những chiếc vỏ lớn của chúng được dùng làm tù và, một nhạc cụ thổi.
Ốc gai trắng (Chicoreus ramosus) dài 10 – 33cm, được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ, loài ốc này là một nguồn thực phẩm có giá trị.
Ốc bẹ hồng (Strombus gigas) dài 15 – 31cm, phân bố ở Tây Đại Tây Dương. Loài ốc biển nhiệt đới ăn thực vật này có phần môi loe ở vỏ, bên trong có màu hồng.
Ốc cối hoa lưới (Conus textile) dài 9 – 15cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này dùng lưỡi bào để đâ.m con mồi và tiêm nọc độc. Nọc của chúng có thể nguy hiểm với con người.
Video đang HOT
Ốc sọ dừa mũ vua (Cymbiola imperialis) dài 7 – 25cm, được tìm thấy ở vủng biển Sulu, Philippines. Loài này có những chiếc gai dọc theo đường xoắn của vỏ. Hiếm gặp và có hình thù độc đáo, chúng là vật phẩm sưu tầm có giá trị cao.
Ốc sọ dừa (Cymbiola nobili) dài 5 – 22cm, sinh sống ở vùng biển Đông Nam Á. Số lượng của loài ốc biển có hoa văn đẹp này đã suy giảm mạnh trong tự nhiên do bị khai thác làm thực phẩm, đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch.
Ốc mõ chùa da hổ hay ốc sứ vân hổ (Cypraea tigris) dài 10 – 15cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các thủy thịt ở áo loài ốc này bọc quanh vỏ nhẵn khi chúng bò. Loài này săn các động vật không xương sống khác.
Ốc kim khôi đỏ (Cypraecassis rufa) dài 12 – 17cm, xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới, nhiều nhất ở Đông Phi và Đông Nam Á. Chúng sống ở vùng nước nông gian triều, săn nhum biển gai ngắn.
Ốc mỏ chim Undatus (Cyrtulus undatus) dài 6 – 25cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương. Là loài ăn thịt, chúng săn các loài thân mềm khác cùng giun và bọ biển.
Ốc giun Caribbean (Vermicularia spirata) dài 3 – 16cm, phân bố ở vùng biển Caribbean. Cá thể đực của chúng có dạng xoắn lỏng, trôi nổi tự do trước khi bám vào một giá thể, thường là hải miên. Sau đó chúng phát triển thành cá thể cái có kích thước lớn hơn, sống cố định một chỗ.
Âm thanh 'kỳ lạ' của những cây đàn guitar làm bằng tổ ong và sợi nấm
Từ những cây đàn ukulele làm từ nấm, guitar làm bằng tổ ong cho đến banjo làm từ da kombucha, một nữ nghệ sỹ trẻ đã tạo nên bộ sưu tập nhạc cụ thú vị làm từ vật liệu sinh học.
Rachel Rosenkrantz đã "tích hợp" tổ ong vào cây đàn guitar này. (Nguồn: CNN)
Khi nghĩ đến một cây đàn guitar, có thể bạn sẽ liên tưởng đến một cây đàn thùng acoustic làm từ gỗ phong đơn giản được vô số ca sỹ và nhạc công chơi trong nhiều năm qua, hoặc bạn sẽ hình dung về những cây guitar điện được các "rocker" ưa chuộng.
Dù hình ảnh những chiếc guitar truyền thống đã "in dấu" trong tâm trí chúng ta như vậy, vẫn có những cây đàn mới thu hút sự chú ý, nhất là khi chúng được làm từ những vật liệu đặc biệt.
Nữ nghệ sỹ trẻ Rachel Rosenkrantz, một chuyên gia sản xuất guitar, chia sẻ với trang tin CNN về thành công của cô trong việc dùng vật liệu sinh học để chế tác những cây đàn này.
Bộ sưu tập đặc biệt
Từ những cây đàn ukulele làm từ nấm, đàn guitar làm bằng tổ ong cho đến đàn banjo làm từ da kombucha, cô đã tạo nên một bộ sưu tập nhạc cụ thú vị làm từ vật liệu sinh học có thể phâ.n hủ.y.
Câu chuyện bắt đầu từ những năm 2000, khi Rosenkrantz còn là một sinh viên 21 tuổ.i sống ở Thủ đô Paris của Pháp và đang phân vân lựa chọn giữa việc trở thành một nhạc sỹ hay một nghệ sỹ thị giác.
Công việc chế tạo đàn guitar đã giúp Rosenkrantz kết hợp được cả hai niềm đam mê của mình. Nhưng do những người thợ làm đàn địa phương nói rằng cô đã bắt đầu công việc này hơi muộn, dù tuổ.i cô còn khá trẻ, nên ban đầu cô chỉ tập trung vào việc thiết kế.
Mười năm sau đó, Rosenkrantz chuyển đến sống ở Rhode Island (Mỹ) và bắt đầu trở lại theo đuổi đam mê âm nhạc của mình. Cô bắt đầu thử bắt tay vào chế tạo đàn guitar và từ đó đến nay đã có 13 năm sản xuất đàn. "Ở tuổ.i 42, tôi thực sự đang thực hiện giấc mơ của mình. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu đam mê" - cô nói với CNN.
Sau khi tìm hiểu ảnh hưởng của công việc chế tạo đàn đối với một số loài cây, Rosenkrantz đã quyết định sử dụng vật liệu sinh học để sản xuất đàn.
"Mặc dù chúng tôi (những người sản xuất đàn guitar) không chiếm tỷ lệ tiêu thụ gỗ lớn, chúng tôi vẫn sẽ 'góp phần' gây thiệt hại cho tự nhiên" - Rosenkrantz cho biết. "Các nhà sản xuất đàn guitar thường rất cẩn trọng về nguồn gốc của loại gỗ họ sử dụng."
Chỉ tính riêng ở Mỹ, có khoảng 2,6 triệu cây đàn guitar được sản xuất mỗi năm. Không giống như ngành xây dựng và nội thất, vốn ưa chuộng các loại cây gỗ mọc nhanh, sản xuất đàn guitar thường cần đến các loại gỗ quý hiếm và lâu năm như gụ, mun và cẩm lai.
Cây thường được xẻ vuông góc với vòng sinh trưởng của chúng để tạo ra âm thanh tốt hơn.
Nhưng để chế tạo đầy đủ phần "thùng" của mỗi cây đàn guitar, người ta sẽ phải dùng đến những khúc gỗ lớn hơn, đồng nghĩa với việc phải chặt hạ các cây cổ thụ. Và một điều quan trọng không kém là những nguyên liệu này không phải lúc nào cũng sẵn có.
Rachel Rosenkrantz chơi đàn ukulele làm từ sợi nấm. (Nguồn: CNN)
Gỗ cẩm lai Brazil từng rất được ưa chuộng để làm đàn guitar, nhưng loài cây này chỉ có ở những cánh rừng ven biển của quốc gia Nam Mỹ.
Cây cẩm lai cũng đang phải đối mặt với mối đ.e dọ.a nghiêm trọng từ nạn khai thác gỗ trái phép để lấy đất làm nông nghiệp và các mục đích khác. Kể từ năm 1992, việc sử dụng loại gỗ này đã bị cấm bởi Công ước về Thương mại Quốc tế Các Loài Động, Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES).
Tương tự, gỗ vân sam từng được sử dụng rộng rãi để chế tạo đàn guitar acoustic. Nhưng người ta chỉ có thể khai thác loại gỗ này Rừng Quốc gia Tongass ở Alaska (Mỹ) - nơi vấn đề khai thác quá mức đang khiến một số nhà sản xuất đàn guitar chuyển hướng sang tìm kiếm những vật liệu khác hợp lý hơn.
Cảm hứng từ vật liệu bền vững
Thời điểm khởi động công việc sản xuất đàn, Rosenkrantz đã đặt câu hỏi liệu cô có thể làm được những gì mà không cần dùng tới gỗ và nhựa.
Từ kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực thiết kế, cô nhận thấy vật liệu sinh học đang được sử dụng trong mọi thứ, từ ôtô cho đến giày thể thao. Cô đã bắt đầu thử nghiệm thay thế nhựa bằng da cá - thứ cô kiếm được từ một nhà cung cấp ở Brazil.
"Da cá bền hơn và dẻo hơn nhựa. Da cá có thể dùng để làm những miếng dán chống xước mặt đàn, nó rất hợp để 'đi với' chất liệu gỗ" - cô cho biết.
Mycelium, cấu trúc giống rễ cây gồm các sợi mỏng do nấm tạo ra, là một loại vật liệu khác khiến Rosenkrantz chú ý. Cô phát hiện ra rằng vật liệu này có thể thay thế cho nhựa nhiệt dẻo polystyrene.
"Khả năng dẫn âm của nhựa polystyrene đáng kinh ngạc vì nó chứa đầy khí bên trong. Vậy nếu ta sử dụng vật liệu tự nhiên có đặc tính tương tự thì sao?" - cô đặt vấn đề.
Một "sáng tác" của Rachel Rosenkrantz. (Nguồn: CNN)
Rosenkrantz đã lấy sợi nấm từ một nhà cung cấp ở ngoại ô New York ( Mỹ). Cô cho biết nói rằng sợi nấm có thể được nuôi trồng thành bất kỳ hình dạng nào, nghĩa sẽ không cần đến việc "cắt gọt" gây lãng phí trong quá trình sản xuất đàn.
Cây guitar điện "Mycocaster" của cô được làm từ sợi nấm và giấy, có thêm những sợi khô như vỏ ngô để giúp thân đàn thêm cứng cáp.
Âm thanh "mới lạ"
Những sáng tạo của Rosenkrantz có âm thanh hơi khác so với những cây đàn guitar thông thường. Chẳng hạn, "Mycocaster" có âm thanh đanh và "nghẹt."
"Tôi không biết cây đàn sẽ 'cho ra' âm sắc như vậy" - cô nói. Tuy nhiên, cô cho rằng có thể dùng những nhạc cụ "kỳ quặc" này để mang đến âm nhạc mới lạ và độc đáo. "Nếu muốn tạo ra âm thanh mới, chúng ta có thể thử bắt đầu với các loại vật liệu chưa ai sử dụng."
Với "Mycocaster," Rosenkrantz cũng "tích hợp" thêm một số bộ thu âm và micro vào thân sợi nấm để người chơi đàn có thể điều chỉnh "âm thanh nấm" theo mong muốn.
Một số khách hàng của cô có những yêu cầu "khác lạ." Một nhạc sỹ sáng tác nhạc phim đã yêu cầu "thứ gì đó có thể phát ra âm thanh giống nhiều loại nhạc cụ." Vì vậy, Rosenkrantz đã chế tạo một cây guitar điện chín dây với âm thanh "baritone" (tạm dịch: "giọng nam trung") được làm từ da cá thừa.
Tuy nhiên, giá của những cây đàn guitar được làm theo yêu cầu này không hề rẻ. "Mycocaster" hiện có giá 4.000 USD và Rosenkrantz có ba đơn đặt hàng cho cây đàn này.
Rosenkrantz cho biết cô muốn giảm chi phí sản xuất đàn, nhưng "sẽ cần sự hỗ trợ từ một nhà sản xuất lớn hơn để có thể làm điều đó."
"Tôi muốn cây đàn có giá chừng 50 USD và mọi đứ.a tr.ẻ đều có thể mua được một chiếc. Có lẽ cây đàn guitar hình nấm sẽ là một cách để tôi đạt được ước mơ của mình," Rosenkrantz nói.
"Tôi có niềm tin vào triển vọng của công việc này. Những gì được coi là kỳ lạ ngày hôm nay có thể sẽ không còn kỳ lạ vào ngày mai" - cô chia sẻ thêm.
Cô gái tự định giá con vịt gỗ đồ chơi 3 tỷ, chuyên gia thẩm định nghe xong chỉ phán: "Xin bạn hãy đứng vững" Kết luận của chuyên gia ngay lập tức làm cho cô gái phải thay đổi suy nghĩ. Do có bề dày lịch sử kéo dài tới 5000 năm nên Trung Quốc sở hữu vô vàn những di tích văn hóa, lịch sử. Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, ngày càng có nhiều người tham gia vào hàng ngũ sưu...