Chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở miền biên giới xứ Thanh
Thời gian này, đến với huyện biên giới Mường Lát, nhiều người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mê mẩn của những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, bao quanh là những ngồi làng nép mình bên sườn núi, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Mường Lát là huyện xa nhất của xứ Thanh, cách thành phố Thanh Hóa hơn 220km, tiếp giáp với nước bạn Lào, nơi đây có địa hình đồi núi hùng vĩ, với con sông Mã chảy quanh co. Ảnh: Quách Du
Cũng do địa hình đồi núi cao, nên ruộng lúa nơi đây chủ yếu là ruộng bậc thang. Ảnh: Quách Du
Vào thời gian này, ruộng lúa nơi đây “đương thì con gái” xanh mướt, nhìn từ trên cao, các thửa ruộng bậc thang trông tuyệt đẹp. Ảnh: Quách Du
Những ruộng bậc thang chồng chồng, lớp lớp bên dòng sông Mã (ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện Mường Lát). Ảnh: Quách Du
Bên dòng suối Sim (ở xã Quang Chiểu), cánh đồng ruộng bậc thang phủ một màu xanh mướt. Ảnh: Quách Du
Video đang HOT
Một ngôi nhà nép mình bên sườn núi, bên cạnh là những ruộng lúa bậc thang “đang độ con gái”, trông đẹp đến nao lòng. Ảnh: Quách Du
Những ngôi làng ở xã Quang Chiểu nằm nép mình bên sườn núi, hướng mắt ra dòng suối Sim hiền hòa, với hai bên bờ ruộng lúa xanh mát. Ảnh: Quách Du
Mỗi khi chiều buông, người dân, trẻ nhỏ miền biên giới Mường Lát lại thỏa sức vui đùa, dạo chơi trên con đường dài tít tắp, với hai bên là ruộng lúa rộng mênh mông. Ảnh: Quách Du
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang ở huyện biên giới Mường Lát
Mùa này ruộng bậc thang ở huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa uốn lượn bên những dòng suối tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Huyện biên giới Mường Lát, có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái, Mông chiếm số lượng lớn. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào trồng lúa nương, vì thế cuộc sống của họ gắn liền với những khu ruộng bậc thang.
Dọc theo cung đường từ Cổng Trời (Trung Lý) đến bản Mường Chanh xa xôi giáp với nước bạn Lào dọc triền sông Mã, thác nước, đồi núi bao quanh đều là những hình ảnh ruộng bậc thang xanh mướt.
Đến với huyện biên giới Mường Lát, du khách được cảm nhận sự yên bình của vùng đất, con người nơi đây, cùng với đó là những bậc ruộng xanh tươi tựa như bức tranh thủy mặc nơi biên giới.
Ruộng bậc thang ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung bên dòng sông Mã khiến nhiều người mê mẩn bởi sự nối tiếp, lớp lớp từ trên cao xuống thấp.
Những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, uốn lượn tạo nên những đường cong tuyệt đẹp nơi vùng biên huyện Mường Lát.
Hình ảnh bản Xim nhìn từ trên cao dọc theo suối Xim, cùng cánh đồng lúa uốn lượn theo những dãy núi cao mang lại vẻ đẹp yên bình của bản vùng biên.
Những thảm ruộng bậc thang, xen giữa là con đường nối lên bản Suốt Tút, Quang Chiều lúc hoàng hôn mang lại cảm giác trải nghiệm giữa núi đồng trùng trùng, điệp điệp.
Là bản Pùng - bản làng người thái nằm lọt giữa núi rừng, núi non bao bọc trù phú, xanh mướt đầy sức sống nơi vùng biên giới của Thanh Hóa.
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy huyện Mường Lát cho biết, Mường Lát chủ yếu là núi đồi, vì thế trên địa bàn huyện lúa được trồng chủ yếu ở hai xã Tam Chung và Quang Chiểu.
Những năm gần đây, người dân đã chuyển đổi cây trồng, trong đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng lúa đã mang lại năng suất cao hơn so với trước đây.
Đối với những vị trí có thể trồng lúa nương được đồng bào đều tận dụng tối đa, Mường Lát vì thế mà ngày càng xanh hơn với những ruộng bậc thang.
Suối Xim, Quang Chiểu là nơi trồng lúa nhiều nhất hay còn gọi vựa lúa của huyện biên giới Mường Lát.
Năm 2023 đến nay, du khách đã được trải nghiệm các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với giá trị cảnh quan ruộng bậc thang ở Mường Lát, tăng lên đáng kể.
Trước mắt, Mường Lát thu hút khách du lịch trải nghiệm cùng với người dân trồng lúa, thu hoạch lúa, thưởng thức các món ăn của đồng bào người Mông, Thái...
Thời gian tới, Mường Lát xác định du lịch là một trong những khâu đột phá, từ đó góp phần nâng cao đời sống của người dân, thay vì chỉ sống dựa vào nương rẫy, ông Ca thông tin. Trong ảnh là cầu Chiềng Nưa nối hai xã Trung Lý và Mường Lý.
Khách du lịch chia sẻ từ TP Thanh Hóa đến huyện biên giới Mường Lát đã thuận lợi, bởi đường lên Mường Lát đã được thảm nhựa. Du khách muốn đến huyện biên giới Mường Lát du lịch trải nghiệm ruộng bậc thang đã không còn quá xa xôi.
Ruộng bậc thang trong đời sống của đồng bào rẻo cao Hoàng Su Phì Để có thể canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi dốc, từ hàng trăm năm về trước, đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã sáng tạo, khai phá và hình thành nên những thửa ruộng bậc thang. Việc khai phá ruộng được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những vốn tri thức...