Chiêm ngưỡng ngọn thác ngoạn mục ở Lebanon
Thác nước Baatara tuyệt đẹp ở Lebanon đổ từ độ cao 255m xuống hang khổng lồ, gầm réo tựa như tiếng sấm trong suốt mùa xuân khi tuyết tan chảy.
Kì quan thiên nhiên này được gọi với nhiều cái tên như “Ba cây cầu của hang động”, “Vực thẳm”, “Ba cây cầu của vực thẳm”, “Chiếc phễu”, “Hốc sâu trong đá” và “Lỗ hỏng trên vách”.
Trong suốt mùa xuân và đầu mùa hè, nhiều loài hoa dại đua nhau khoe sắc làm cho khu vực này càng trở nên đẹp hơn và đây là khoảng thời gian tuyệt vời để đi bộ đường dài đến khu bảo tồn cây tuyết tùng Tannourine. Đây là một phần của con đường mòn xuyên núi Lebanon, đưa nhiều nhà thám hiểm và khách du lịch đến với họng hang Baatara ngoạn mục, nơi có thác nước chảy vào.
Thác nước chảy ở độ cao 255m đổ vào miệng hang đá vôi lớn có 3 tầng được hình thành từ kỷ Jura trên núi Lebanon, trông vào miệng hang tựa như cống nước khổng lồ. Một phần thác nước và hang bị che khuất tầm nhìn, do thung lũng dốc có nhiều cây tuyết tùng phát triển cộng với những vách đá cheo leo hiểm trở của ngọn núi gần đó.
Thác nước này trở thành một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới sau khi nhà sinh học người Pháp, Henri Coiffait phát hiện ra đầu tiên vào năm 1952.
Không có gì đánh dấu giữa thác nước và hang động ngoại trừ những bảng cảnh báo nghiêm ngặt đối với du khách viếng thăm, không cho đi quá gần đến các cạnh của miệng hang vì rất trơn, dễ trượt chân rơi vào vực thẳm và tử vong là điều gần như chắc chắn trong mùa tuyết tan.
Cũng tương tự như vậy, đi bộ trên cây cầu giữa bị cấm vì đây là một trong những cây cầu đá tự nhiên có trọng lượng không ước định, nó sẽ có nguy cơ sụp đổ nếu du khách không thân trong khi băng qua các lỗ hổng của hang.
Video đang HOT
Mặc cho nguy hiểm rình rập, vẫn có nhiều người mạo hiểm trèo qua đỉnh vách đá để leo vào bên những căn phòng tráng lệ của hang với những bức tường đá vôi nhiều tầng nhiều lớp bị xói mòn do thác nước chảy vào hàng ngàn năm qua.
Một khi đã vào được bên trong miệng hang thì không có vị khách nào bỏ lỡ việc nhìn xuống bên dưới vực, để ngắm một cảnh tượng đẹp đến choáng ngợp khi trông vào 3 cây cầu đá tự nhiên nằm ở 3 tầng tuyệt đẹp là khó cưỡng đối với du khách viếng thăm nơi này.
Cây cầu đầu tiên lộ ra ở phía trên miệng hang, trải qua một khoảng thời gian dài tiếp đến là do hiện tượng xói mòn theo chiều dọc kết hợp với một loạt các vụ sụp đổ tạo ra ở khoảng giữa và bên dưới hang nên xuất hiện thêm hai cây cầu nữa.
Ngày nay sự phát triển mở rộng những hốc đá sâu trong hang là không thể hoàn thành, vì lượng nước chảy vào trong đó không đáng kể để gây nên sự xói mòn lớn.
Chỉ có sự phá hoại mạnh bạo nhất là hiện tượng đóng băng vào mùa đông và tan chảy vào mùa xuân, thường lượng nước đổ vào họng hang sẽ vượt qua mức trung bình. Nước liên tục làm hư hại mái vòm đẹp tự nhiên được hình thành trước đó, cũng như nước len lỏi đến các hốc đá khiến chúng bị phá vỡ, nhưng không đến mức hình thành những lỗ hổng lớn như trước.
Vào mùa xuân những cây cầu đá luôn bị ướt đẫm trong làn nước liên tục chảy qua, tạo nên một cảnh tượng kinh ngạc nếu một ai đó chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tấm lụa nước trắng xóa chảy xuống miệng hang được những tia nắng yếu ớt còn sót lại của buổi hoàng hôn chiếu sáng lấp lánh.
Thời gian tốt nhất để thăm thác nước là vào tháng 3 và tháng 4, khi tuyết trên dãy núi Tây tan chảy tạo ra những dòng nước dồi dào mát lạnh đổ vào họng hang.
Vào những thời điểm khác của năm, dòng nước chảy vào họng hang cạn khô, trừ khi có mưa bão di chuyển nào nội địa mang theo những cơn mưa chan đầy các con sông.
Trên những bề mặt bằng phẳng thông qua những chân đồi thường bao quanh bởi cây tuyết tùng xanh tươi, những rặng ô liu và vườn nho mượt mà và đây cũng có thể là điều đặc biệt hấp dẫn trong mùa hè.
Theo ngôi sao
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thác nước trong lòng đất
Thác Ruby là thác nước ở sâu dưới lòng đất khoảng 365 m trong lòng núi Lookout. Ngọn núi này nằm gần thành phố Chattanooga thuộc tiểu bang Tennessee (Mỹ). Nó được biết đến là thác nước trong lòng đất cao và sâu nhất thế giới.
Khác với hang động núi Lookout, hang động thác Ruby không có lỗ hở tự nhiện và không thể vào bên trong mãi cho tới thế kỷ 20, khi lối vào tự nhiên của hang động núi Lookout phải đóng cửa để xây dựng đường sắt ngầm vào năm 1905.
Leo Lambert, một người đam mê hang động và hiểu biết về hang động núi Lookout đã cùng với một số cộng sự quyết định tìm kiếm một lối vào hang khác. Đến mùa thu năm 1928, nhóm đã tình cờ phát hiện ra một hang động nằm sâu 80 m dưới lòng đất và còn cao hơn hang động núi Lookout 48 m.
Lambert đã cùng với một nhóm nhỏ bước vào lối đi này để tìm kiếm một hang động mới. Khi đang khám phá, họ đã phát hiện ra những khối đá lạ kỳ và một dòng suối chảy. Men theo lối đi vào phía trong, cuối cùng họ đã tìm ra được "viên ngọc "của hang động, một thác nước tuyệt đẹp. Lamber cùng với những cộng sự đã choáng ngợp trước vẻ đẹp lộng lẫy của thác nước này và ngay lập tức trở về để thông báo cho mọi người biết.
Khi trở lại hang động lần thứ hai, Lambert đã dẫn theo một số người khác vào chiêm ngưỡng thác nước tuyệt đẹp này, trong đó có vợ của ông. Và cũng từ đây Lambert quyết định đặt tên cho thác nước là "Ruby Falls" (Thác nước Hồng Ngọc).
Lambert đã lên kế hoạch mở cửa cả hai hang động núi Lookout và hang động thác Ruby cho du khách vào thăm quan. Nhưng do không được nhiều du khách quan tâm vì vậy ông đã cho đóng cửa hang động núi Lookout vào năm 1935. Còn hang động thác Ruby vẫn tiếp tục được phát triển.
Ruby Fall là hang động đầu tiên trên thế giới được điện khí hóa, với hệ thống đèn được được lắp bên trong các hang đá. Sau này, hang động còn được trang bị thêm hệ thống thang máy giúp cho du khách có thể dễ dàng di chuyển vào bên trong.
Hang động thác Ruby là địa điểm thu hút đông đảo du khách ưa khám phá với hàng ngàn lượt khách ghé đến mỗi năm.
Theo 24h
Những kỳ quan xứng danh "tiên cảnh" nơi trần giới Những kì quan thiên nhiên thế giới luôn không ngừng khiến loài người nhỏ bé như chúng ta ngạc nhiên và "ngây ngất". Đôi khi, nhịp sống hối hả, xô bồ của cuộc sống khiến con người ta luôn gò bó và mải miết chạy theo nó. Để quên mất rằng xung quanh chúng ta còn biết bao điều kì thú, biết bao...