Chiêm ngưỡng loa cổ huyền thoại Vitavox thùng còn nguyên bản với bộ phối ghép ấn tượng
Một trong những cặp loa Vitavox CN-191 hiếm hoi tại Việt Nam có được thiết kế thùng và củ loa nguyên bản. Đôi loa được một audiophile tự tay lắp ráp hệ thống ampli đèn, tạo nên một bộ phối ghép ấn tượng.
Vintage Audio là một trong những nhánh chơi âm thanh phát triển rất mạnh trên thế giới và cả Việt Nam. Chơi đồ âm thanh xưa không chỉ đơn thuần là hướng đến những hoài niệm về chất âm mộc mạc của thời analog với cassette, đĩa nhựa, băng cối hay ngoại hình và cấu tạo độc đáo của những món đồ có tuổi đời lên đến 50 60 năm mà vintage audio nếu sở hữu được những thiết bị huyền thoại, phối ghép tốt, nó hoàn toàn giúp người chơi trải nghiệm được những tinh hoa âm thanh.
Vitavox CN-191 được giới thiệu lần đầu tiên cách đây hơn 70 năm vào 1948 với số lượng không nhiều. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ có khoảng 5 cặp Vitavox có củ và thùng loa nguyên bản, tuy nhiên để phối ghép và phát huy tối ưu khả năng trình diễn của đôi loa này là điều không hề đơn giản.
Đôi loa có trọng lượng lên đến 114kg, với kiểu thùng góc đặc biệt cho phép người chơ có thể bố trí ép thẳng vào góc nhà. Bên trong Vitavox CN191 trang bị tweeter kèn R300WX, họng kèn mid 4 lỗ, dùng driver nén S2 huyền thoại và woofer màng giấy 15in AK 151, cho dải tần đáp ứng từ 30 đến 16.000Hz. Dù có 3 driver nhưng Vitavox CN191 vẫn có thiết kế 2 đường tiếng, trở kháng 15ohm, điểm cắt tần vị trí 500Hz độ dốc 12dB/Octave.
Về chất âm, Vitavox CN-191 nổi tếng với khả năng thể hiện âm thanh ấm ngọt và không gian vô cùng ấn tượng. Dù sử dụng họn kèn mid 4 lỗ lớn bằng kim loại nhưng đặc biệt đôi loa này vẫn cho trung âm ngọt, không bị tiếng vang kim khí. Đặc biệt, nếu như các dòng loa cổ thường có âm trầm dầy, sâu nhưng thiếu độ động thì Vitavox CN-191 lại cho độ dynamic ở mức khá.
Chủ nhân của hệ thống là một người đam mê audio và cũng là một DIYer. Lợi thế rất đặc biệt này cho phép chú tự tay lắp ráp phân tần riêng cùng bộ ampli đèn với cấu hình phù hợp nhất với đôi Vitavox. Bộ ampli cũng được chủ nhân đầu tư dàn dàn linh kiện ấn tượng gồm các bóng đèn cổ quý, biến thế xuất âm, tụ trở đều là những loại “đại bổ”. Tuy nhiên, chú cũng cho biết, việc thiết kế và trang âm phòng nghe đã chiếm đến 40% sự thành công của hệ thống.
Có thể nói, sở hữu được đôi Vitavox CN-191 là niềm ao ước của mọi audiophiles và khai thác được hết khả năng trình diễn của nó bạn sẽ thấy được sự mầu nhiệm không giới hạn của audio. Một đôi loa của thập niên 50 năm vẫn có thể tái tạo những sân khấu âm thanh rộng, chi tiết, độ động cao và hơn hết đó là sự gần gũi với âm thanh tự nhiên mà ngay cả những đôi loa hiện đại vẫn phải ngã mũ thán phục.
Một số hình ảnh của hệ thống phối ghép cùng loa Vitavox CN-191:
Hệ thống phối ghép đôi loa cổ Vitavox CN-191 với bộ ampli đèn do chính chủ nhân lắp ráp
Preamp đèn chạy bóng 26 với cặp biến thế xuất âm rất hiếm của hãng Bartolucci (Ý)
Poweramp sử dụng 2 bóng 211 United, biến thế Tango X-10S đời đầu, 5 bóng nắn Western Electronic 274A, tụ Black Gate WKZ được lắp theo mạch của huyền thoại Audio Note Kondo Ongaku
Cận cảnh dàn đèn nắn Western 274A và dàn tụ Black Gate KWZ là những linh kiện rất giá trị
Biến thế xuất âm Bartolucci – Ý chế tạo dành riêng cho đèn 26
Mâm đĩa than Micro Seiki BL111L
Video đang HOT
Cartridge Ortofon SPU A90
Mặt trước của loa
Driver S2 “huyền thoại”
Điểm đặc biệt của đôi loa Vitavox này ngoài độ zin của củ và thùng loa, chủ nhân đã tự tay ráp bộ phân tần rời bên ngoài (không dùng crossover theo loa)
Phân tần theo loa
Logo của hãng Vitavox
Đèn 26 Raytheon ER-226
Bóng công suất 211 United
Conrad Johnson ET6 SE & Classic 62 SE Chuẩn mực tái tạo âm thanh từ một thương hiệu gạo cội
Conrad Johnson không chỉ là một cái tên gạo cội về mặt lịch sử với hơn 40 năm phát triển, thương hiệu này còn tạo nên những nền tảng và qui chuẩn của tính nhạc trong việc tái tạo âm thanh.
Và dù ở giai đoạn nào, những thiết bị audio nếu đã được gắn logo Conrad-Johnson sẽ đồng nghĩa với việc đó là những món đồ có giá trị tối ưu trong tầm tiền mà bạn có thể tham chiếu.
Được thành lập vào giữa những năm 70 của thế kỷ trước, Conrad Johnson đặt theo tên của hai nhà sáng lập là Bill Conrad và Lewis Johnson. Bill và Lewis khi đó là hai tiến sĩ của ngành kinh tế, họ là những người bạn thân và cùng mang một niềm đam mê lớn với âm nhạc cũng như các thiết bị âm thanh.
Dr. Bill Conrad và Dr. Lewis Johnson, đồng sáng lập Conrad Johnson
Tuy nhiên, họ lại không hài lòng với chất lượng của các sản phẩm ampli và preamp đang bán trên thị trường lúc đó. Vì thế cả hai đã quyết định bắt tay vào nghiên cứu để tạo ra các thiết bị khuếch đại sử dụng bóng đèn điện tử với chất lượng tối ưu. Chẳng có gì lạ khi hầu hết các sản phẩm của Conrad Johnson từ khi thành lập đến nay đều gắn liền với bóng đèn điện tử và luôn để lại dấu ấn sâu đậm về khả năng trình diễn trong lòng các audiophile trên khắp thế giới. Và gần đây nhất, khi mà thị trường âm thanh thế giới trở nên phức tạp với vô số những thương hiệu mới, những hướng đi kỹ thuật mới chưa được kiểm chứng thì bộ đôi pre/poweramp ET6 SE, Classic 62 SE của Conrad Johnson một lần nữa được báo giới và người chơi âm thanh hết lời ca ngợi. Hai thiết bị này tạo nên một một bộ khuếch đại có khả năng đạt được những chuẩn mực rất cao trong việc tái tạo sân khấu âm thanh live đúng nghĩa, bỏ khá xa những đối thủ cùng tầm trên thị trường.
Kiểu dáng và thiết kế kỹ thuật preamp Conrad Johnson ET6 SE
Preamp Conrad Johnson ET6 SE
Trong dòng sản phẩm preamp của Conrad Johnson, ET6 SE nằm ở phân khúc cơ bản, nghĩa là xếp dưới hai sản phẩm ET7-S2 và GAT-S2 đồng thời có mức giá tốt nhất. Theo hãng, tiền tố 'ET' viết tắt cụm từ "Enhanced Triode", kết hợp giữa đèn đèn tử và bán dẫn, trong đó mạch sử dụng một bóng đèn 6922 (châu Âu gọi là ECC88) ba cực kép, hoạt động mỗi triode cho một kênh. Nó sẽ cung cấp mức tăng điện áp và gửi tín hiệu đến bộ đệm dùng MOSFET dòng cao tối thiểu nhằm đem lại trở kháng đầu ra rất thấp.
Điện áp DC được cung cấp bởi một bộ ổn áp nguồn riêng biệt, cách ly mạch âm thanh khỏi đường điện nguồn bằng cách duy trì trở kháng không đáng kể trên dải tần số âm thanh. Ngoài ra, để giảm nhiễu tần số thấp, hãng đã đốt tim bóng đèn bằng áp DC cũng được cung cấp bởi một nguồn ổn áp độc lập.
Conrad Johnson ET6 SE cũng giữ lại hệ thống rơle điều khiển vi xử lý và mạng điện trở metal-foil cho volume, chính xác lên đến 100 bước, với mỗi bước gain âm lượng và cân bằng là là 0,7dB, giống thiết kế của preamp cao cấp ET7-S2 và GAT-S2. Chỉ số mức âm lượng này sẽ được hiển thị trên bảng điều khiển ở mặt trước với hai khung hình âm lượng màu vàng, vì vậy bạn có thể điều chỉnh từng màn hình.
Nhìn trực quan, preamp ET6 SE thừa hưởng nhiều nét tương đồng với ET7-S2, mặc dù chassis mỏng hơn 1 cm. Tuy nhiên, máy vẫn giữ lại kiểu dáng Art Deco ở phía trước với mặt bằng nhôm phay màu vàng rất đẹp. Các nút điều khiển như bật/tắt, volume, source... được sắp xếp hài hòa ở hai bên mặt máy, dù đơn giản nhưng vẫn rất sang trọng. Số lượng ngõ vào của Conrad Johnson ET6 SE giống với preamp ET7-S2 gồm 5 ngõ vào RCA và hai đầu vào/đầu ra dành cho bộ xử lý bên ngoài.
Chiếc preamp mày cũng đi kèm phono stage tùy chọn, dựa trên mạch equaliser của Conrad Johnson TEA-1. Tầng phono của ET6 SE dùng 3 bóng 12AX7 3 cực kép, cung cấp đủ mức gain và độ ồn đủ thấp để đáp ứng kim MC từ 1mV trở xuống. Trở kháng tải của phono được điều chỉnh nhờ hai mảnh công tắc DIP. Mặc định của hãng là 47 kOhms, nhưng ET6 có thể đáp ứng với các tải 9,6 kOhm, 1,9 kOhm, 200 và 500 Ohm.
Các tụ điện trên đường dẫn tín hiệu quan trọng của ET6 SE được thay thế bằng các tụ Teflon do chính Conrad Johnson sản xuất cùng các điện trở màng kim loại có dung sai cực kỳ thấp thay thế các điện trở tiêu chuẩn trên PCB. Chính điều này đã giúp ET6 SE thu hẹp đáng kể khoảng cách về chất lượng âm thanh giữa ET6 cơ bản và ET7-S2.
Ampli công suất Classic 62 SE - Phiên bản nâng cấp xuất sắc
Cũng giống ET6 SE, amply công suất Classic 62 SE chính là phiên bản nâng cấp của dòng Classic Sixty-Two (CL62). Dù cả hai đều có cùng công suất 60W/kênh nhưng khác với dòng Classic 62, phiên bản SE sử dụng 4 bóng công suất KT120 thay vì bóng EL34. Ampli công suất này vẫn chạy mạch push-pull theo kiểu siêu tuyến tính nhằm cho ra mức công suất lớn để dễ kiểm soát các cặp loa "cứng đầu" hơn.
Theo hãng, bóng KT120 sẽ đem lại là khoảng không gian âm thanh rộng hơn và kiểm soát tốt hơn ở các tần số trầm đến siêu trầm. Cũng cần lưu ý rằng, bóng KT120 đòi hỏi điện áp cung cấp cao hơn đáng kể và thu được dòng điện nhiều hơn. Phần tiền khuếch đại máy dùng 3 bóng 6922. Như thường lệ, các ampli công suất của Conrad Johnson vẫn chỉ hỗ trợ kết nối đầu vào duy nhất 1 cặp RCA mà không trang bị thêm bất kỳ tùy chọn kết nối nào khác.
Về ngoại hình, Conrad Johnson gần như giữ nguyên kiểu dáng truyền thống từ các model sản xuất trước đây, đó là phong cách giản dị nhưng vẫn giữ được màu sắc mang đậm tính hoài cổ. Điển hình nhất là mặt trước vẫn làm bằng nhôm phay sơn vàng nhạt, sắc màu đặc trưng của Conrad Johnson không thể lẫn vào đâu được. Thay đổi quan trọng nhất của dòng ampli công suất này đó là việc hãng đã nâng cấp những linh kiện cao cấp hơn, ví dụ phần tụ điện đều dùng tụ Teflon rất đắt tiền do chính Conrad Johnson sản xuất độc quyền.
Đánh giá chất âm
Để tìm hiểu nội lực và sự bùng nổ của cặp pre-pow của Conrad Johnson này, chúng tôi ghép chúng với cặp loa JBL S4700. Mở đầu bằng bài Il Est Né Divin Enfant do Kurt Bestor trình diễn trong album Audiophile Reference II Popular Music, bộ đôi ET6 SE và Classisc 62 SE đã chuyển đổi giai điệu của bản nhạc một cách hoàn hảo. Từ một giai điệu phong phú và hơi hoành tráng, sang một âm thanh trung tính và hiện đại hơn. Âm thanh trong phòng nghe lúc này giống một sân khấu live, với một âm trường chính xác và dường như có độ mở vô hạn. Đặc biệt, tiếng bass đã được cặp đôi hoàn hảo của Conrad Johnson "kéo căng" và xử lý rất gọn, lột tả đúng bản chất của một bản nhạc chuyên để test âm hình cùng tiếng bass căng. Tất cả đều nhờ sự vững chắc trong tiết tấu, nhờ vậy đã tạo nên một chất âm rất chân thực.
Một điểm nhất đáng chú ý của bộ đôi pre/power ET6 SE và Classic 62 SE đó là chúng có thể tạo nên cấu trúc liên kết của bản nhạc một cách tinh tế và duyên dáng, khiến những giai điệu và nhịp điệu phức tạp của âm nhạc trở nên rõ ràng, chính xác hơn nhưng lại dễ cảm hơn. Giọng ca của ca sĩ cũng trở nên thân mật và đầy biểu cảm. Điều này thể hiện rõ khi nghe những bản nhạc có lời như Breaking Silence do Janis Ian trình bày hoặc Keith Don't Go của Nils Lofgren...
Với đặc tính dùng toàn đèn điện tử, vì vậy chẳng có gì lạ khi bộ pre/power này trình diễn nhạc Việt rất hay. Chúng tôi hoàn toàn hài lòng và thỏa mãn khi nghe bản Hạnh phúc ta, hạnh phúc người của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng do ca sĩ Vũ Khanh trình bày, bởi ngoài việc tái tạo chính xác những nhạc cụ được hòa âm phối khí trong bản nhạc, ET6 SE và Classic 62 SE còn giúp giọng ca của nam ca sĩ trở nên mượt và ngọt hơn nhưng không hề giả tạo. Đây có lẽ là điểm mạnh của các bộ pre-pow dùng đèn điện tử so với sản phẩm bán dẫn khi chơi thể loại nhạc này.
Kết luận
Với số tiền bỏ ra không lớn nhưng bộ đôi ET6 SE và Classic 62 SE không vì thế mà "hy sinh" chất lượng âm thanh. Chúng tôi có thể khẳng định rất khó để tìm được một đối thủ xứng tầm trên thị trường hiện nay có thể đánh bại cặp đôi này, dù ở phân khúc giá cao hơn. Đặc biệt, bộ pre-pow này cũng là những sản phẩm chuyên về sự tinh tế và khéo léo, những phẩm chất mà các audiophile trên khắp thế giới luôn gặp khó khăn khi mày mò kiếm tìm trong suốt cuộc chơi mà vẫn không được như ý.
Giá tham khảo:
Conrad Johnson ET6 SE tích hợp phono: 7.500USD (bản SE không phono 5.750USD)
Conrad Johnson Classic 62 SE: 6250USD
Thông tin nhà phân phối:
Đánh giá Tạp chí Nghe Nhìn Việt Nam:
Thiết kế: 95%
Chất lượng: 95%
Trình diễn: 95%
Giá trị: 95%
AudioNet Humboldt - Ampli tích hợp hạng nặng, cuốn người nghe bằng độ tĩnh và chất "đèn" Tương tự như các sản phẩm AudioNet thuộc dòng Scientist khác, Humboldt lấy tên của một nhà khoa học nổi tiếng ở thế kỷ thứ 18 và 19 Kích thước ấn tượng với những đường nét hiện đại, có một chút phá cách so với thiết bị âm thanh truyền thống nhưng về chất âm, AudioNet Humboldt lại mang màu sắc rất "tube",...