Chiêm ngưỡng động tiên Cốc Ly (Bắc Hà)
Là một trong những hang động hùng vĩ và đẹp nhất của huyện Bắc Hà, Lào Cai, động tiên Cốc Ly được coi là một “Bích Động” hay “Phong Nha Kẻ Bàng” mới, trên cao nguyên gần 2.000 m so với mực nước biển.
Động tiên Cốc Ly nằm trên tuyến du lịch khám phá sông Chảy. Động được những người dân bản địa nơi đây phát hiện từ rất sớm nhưng vẻ đẹp và sự thơ mộng của nó chỉ thực sự được biết đến trong một vài năm trở lại đây khi du lịch phát triển, đặc biệt khi tuyến du lịch Bảo Nhai – chợ Cốc Ly được hình thành.
Sở dĩ được gọi là động tiên bởi nó được gắn liền với truyền thuyết về ba nàng tiên giáng trần. Ba nàng tiên được Ngọc Hoàng cho đi thăm thú cõi trần gian, khi ngang qua vùng này đã bị vẻ đẹp hữu tình của hang động níu giữ, không muốn về trời. Ngọc Hoàng biết chuyện đã nổi giận, sai Thiên Lôi xuống trị tội. Biết không thể thoát khỏi sự trừng phạt của nhà trời, ba nàng gieo mình tự vẫn. Xác họ được dòng nước đưa xuống vùng hạ lưu (trung tâm xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà ngày nay), dân làng gần đó vớt lên tống táng và lập miếu thờ mang tên miếu Ba Cô, tục truyền miếu rất thiêng.
Động là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình khám phá dọc sông Chảy. Đây là một quần thể gồm ba hang động, mỗi hang lại có vẻ đẹp riêng biệt. Động Cốc Ly là cả một thế giới của thạch nhũ muôn hình vạn dạng treo mình lộn ngược và bị che kín bởi bức rèm bằng dây leo ngoài cửa hang. Động giống như một mê cung kỳ vĩ được thiên nhiên tác tạo, nhũ đá mang dáng dấp của tháp cổ to nhỏ kết hợp với những luồng sáng hiếm hoi hắt vào khiến không gian bên trong thêm huyền ảo. Động này còn là nơi trú ngụ của các loài dơi núi.
Chiêm ngưỡng tháp Po Rome Ninh Thuận
Tháp Po Rome thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Poklongarai.
Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Po Rome - một trong những vị vua được người Chăm hoá thần và tháp phụ thờ Hoàng Hậu. Tháp nằm trên một trong hai quả núi nhỏ cạnh nhau, hiện nay tháp vẫn được người Chăm thường xuyên làm lễ cầu khấn vào các ngày lễ, tết của mình.
Tháp Po Rome toạ lạc trên một ngọn đồi cao, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía Nam, được xây dựng ở đất Chămpa vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Mặt chính của tháp quay về hướng Đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa.
Tháp cao khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m, bên trong thân tháp có tượng vua Po Rome được thờ cúng cao khoảng 1,2m. Ngoài tượng vua, còn có một tượng bán thân nữ mà người Chăm gọi là tượng hoàng hậu Po Bia Sancan cao khoảng 0,75m, còn bên ngoài tháp là tượng bà hoàng hậu Sucih.
Nếu xét theo loại hình kiến trúc thì tháp Po Rome là ngôi tháp cuối cùng bằng gạch của người Chăm và cũng là ngôi tháp lớn cuối cùng của vương quốc Chămpa. Tuy là kiến trúc tháp lớn, nhưng nếu so với các tháp cổ hơn hiện còn thì tháp Po Rome quả là thô và nghèo nàn từ kích thước tới hình dáng Nội thất của tháp hẹp và kéo dài theo chiều Đông Tây, ở khoảng giữa và gần vách Tây là tượng vua Po Rome bằng đá, được tạo từ một Linga có 8 tay, đặt dưới một cái tán bằng gỗ, nội thất được mở ra một đoạn hành lang nhỏ ở tiền sảnh có trần được lát bằng gỗ. Mặc dầu không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ hơn, nhưng tháp Po Rome vẫn là một kiến trúc bằng gạch bề thế, hùng tráng của người Chăm, có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, là một trong rất ít tháp Chàm còn nguyên vẹn cho đến nay
Tháp có ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình ở phía sau tháp là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Po Rome rất gần với công trình phụ này, là nơi chôn cất do chính vua Po Rome chọn. Năm 1992, tháp Po Rome đã được công nhận di tích.
Đắk Mai (Bình Phước) - vẻ đẹp huyền ảo Chớm xuân, khi những cơn mưa chuyển mùa đổ về cũng là lúc dòng thác Đắk Mai ở thôn Bù Nga, xã Bù Gia Mập (Bù Gia Mập) ào ào đổ xuống như bức tường nước tung bọt trắng xóa, mù sương. Những hạt nước li ti ken đặc không gian, khi mặt trời lên, tia nắng chiếu qua tạo nên muôn vàn...