Chiêm ngưỡng 10 loài chim quý hiếm, độc lạ bậc nhất Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, với nhiều loài chim quý hiếm. Trong đó, có những loài chim có tên gọi độc lạ cùng những tiếng kêu đặc trưng…
Cú muỗi mỏ quặp: Đây là loài chim hiếm, thường cư trú tại những khu rừng lá rộng hoặc rừng thứ sinh ở Trung và Nam Trung Bộ. Cú muỗi mỏ quặp có chiều dài từ 24,5-27,5 cm.Thông thường, khó để gặp được loài chim này bởi chúng thường sống ở khu vực cao từ 900-1.900m.
Khát nước: Loài chim này có phần thân trên màu đen nhạt, cổ màu hung vàng và cánh màu hung đỏ. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, chúng thường đẻ từ 1-2 trứng và ký sinh trong tổ của các loài khướu.
Bắt cô trói cột: Loài chim này có phạm vi sống rộng và có thể tìm thấy trên khắp cả nước nhưng phổ biến nhất là tại một số vườn quốc gia lớn như Cúc Phương hay Cát Tiên. Nguồn gốc tên gọi kỳ lạ của loài chim này liên quan nhiều đến tiếng kêu của chúng.
Video đang HOT
Chích chòe nước đốm trắng: Đây là loài chim sống định cư dọc theo các suối đá ở vùng rừng núi, nơi có độ cao khoảng 900-2.500m. Loài chim này thường được tìm thấy ở Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam..
Nuốc bụng đỏ: Với bộ lông màu nâu và chiếc bụng đỏ đặc trưng, loài chim nuốc bụng đỏ trông khá bắt mắt. Chúng phân bố khắp các vùng rừng tronbg cả nước ở độ cao khoảng 50 – 2.600m.
Cà kheo mỏ cong: Loài chim này có mỏ dài và cong ở cuối. Chúng thường kiếm ăn ở các vùng nước nông như ao, hồ, bãi triều ven biển, sông lớn.
Đầu rìu: Đầu rìu là loài chim có kích thước cơ thể nhỏ, chỉ từ 27-32,5 cm. Chúng có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt ở phần cổ, đầu và mào – nhân tố chính tạo ra tên gọi của chúng.
Hoét mặt đỏ: Loài chim này di cư từ phương Bắc về đến Việt Nam. Chim trống có đặc điểm mặt và ngực màu vàng hung tươi rất dễ nhận. Chúng thường sống trong những khu rừng xanh, độ cao khoảng 1.500m, đôi khi có thể gặp ở vườn
Sả mỏ rộng: Thường sống tại các sông, hồ lớn hoặc khu vực gần rừng lá rộng. Sả mỏ rộng có ngoại hình cực kỳ bắt mắt với màu xanh chủ đạo ở đôi cánh, vàng ở cổ. Đặc biệt, chiếc mỏ của loài chim này rất dài và to.
Chim Đuôi cụt bụng đỏ: Loài di cư từ phương Bắc xuống Việt Nam. Đây là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Hiện, số lượng suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng trong phạm vi sống của nó, chủ yếu do nông nghiệp và lấy gỗ
Rùa biển bạch tạng quý hiếm chào đời tại Côn Đảo
Con rùa biển bạch tạng Blanche vừa chào đời tại Trung tâm ấp trứng 'Let's Get Cracking', Côn Đảo.
Ngày 24/10, đại diện Six Senses Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết rùa biển bạch tạng Blanche quý hiếm vừa chào đời tại Trung tâm ấp trứng "Let's Get Cracking" trên bãi biển của khu nghỉ dưỡng này.
Rùa biển bạch tạng quý hiếm chào đời tại Côn Đảo.
Blanche là con rùa Chelonia Mydas hay được biết đến là rùa biển xanh, được sinh ra với hội chứng suy giảm sắc tố, một tình trạng đột biến gen hiếm khiến hắc tố ở da và vỏ của Blanche bị suy giảm.
Chuyên gia sinh vật học biển ước tính tỷ lệ gặp phải trường hợp này là một trong hàng trăm nghìn quả trứng rùa biển được ấp nở.
Chuyên gia nhận định Blanche sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh tồn, do khả năng ngụy trang tự nhiên bị hạn chế, dễ bị kẻ săn mồi phát hiện, đặc biệt trong môi trường nước. Những con rùa con mắc bệnh bạch thể thường gặp phải nhiều dị tật khác nhau, với Blanche còn cả ở khả năng quan sát kém.
Loài chim không biết bay kỳ lạ bất ngờ 'sống dậy' sau 136.000 năm tuyệt chủng Vì sao phải tới 136.000 năm sau loài chim này mới xuất hiện trở lại? Vào năm 2019, các nhà khoa học đã tìm thấy một loài chim lạ tại đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng khiến họ vô cùng bối rối bởi loài chim này đã tuyệt chủng từ 136.000 năm trước trong...