Chiếm hơn 60% ca mắc bệnh sốt rét của cả nước, tỉnh Khánh Hòa chỉ thị gì?
Để ngăn chặn sự gia tăng ca mắc sốt rét mới, nhân viên y tế ở Khánh Hòa sẽ đến tận các thôn, làng triển khai các biện pháp phòng bệnh, tuy nhiên nhiều người dân vẫn chủ quan.
Đâu là nguyên nhân tăng mạnh ca mắc sốt rét mới?
Trong chỉ thị về phòng, chống sốt rét của UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành cho thấy, bệnh sốt rét tại địa phương vẫn diễn biến phức tạp, trong 3 tháng đầu năm, số ca mắc sốt rét mới ở Khánh Hòa chiếm hơn 60% ca mắc sốt rét mới của cả nước.
Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa ghi nhận 66 ca mắc sốt rét, đều ở huyện Khánh Vĩnh, trong đó, hầu hết đã được điều trị khỏi. Các xã có nhiều người mắc sốt rét ở Khánh Vĩnh là Khánh Phú, Khánh Thượng, Khánh Đông.
Nhận định của Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh, sự gia tăng ca mắc sốt rét vì mầm bệnh đang tồn tại trong rừng, trong khi cuộc sống của người dân lại gắn liền với rừng rẫy do đó rất khó khăn để cắt nguồn lây.
Mặc dù đã thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức như phát thanh trên loa đài, trực tiếp qua công tác khám chữa bệnh, thăm hộ gia đình nhưng người dân vẫn chủ quan, không tuân thủ tốt trong việc phối hợp lấy mẫu xét nghiệm.
Bên cạnh đó, việc khai báo y tế sau khi đi rừng, ngủ rẫy về chưa được người dân thực hiện tốt nên khó khăn trong phát hiện, điều trị ca mắc sốt rét.
Phun hóa chất phòng bệnh sốt rét cho các hộ gia đình ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa).
Bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết thêm, nguyên nhân nữa là một số công nhân làm việc tại các công trình ở Khánh Vĩnh mắc sốt rét nhưng lại di chuyển nhiều nơi, khó kiểm soát.
Video đang HOT
Mặt khác, chủ các công trình chưa có sự phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng, chống sốt rét cho cán bộ, công nhân của mình.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sốt rét cho người dân Khánh Vĩnh.
Cùng với đó, nhiều người dân thường xuyên đi rừng, các gia đình đã ghi nhận có bệnh nhân sốt rét không tuân thủ ngủ màn, võng có tẩm hóa chất phòng bệnh.
Việc cần làm ngay đề phòng, chống sốt rét
Trước diễn biến của bệnh sốt rét, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ thị ngành y tế địa phương phối hợp ngay với các huyện, thành phố trên địa bàn, nhất là huyện Khánh Vĩnh để thu dung, điều trị, giám sát chặt tình hình sốt rét.
Xây dựng dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống sốt rét, đảm bảo đủ thuốc, vật tư điều trị tốt nhất cho người mắc sốt rét. Xác định điểm nóng, nguy cơ cao với sốt rét để kiểm soát hiệu quả.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, người hay đi rừng ở Khánh Vĩnh cần thường xuyên xét nghiệm bệnh sốt rét.
Ngành giáo dục Khánh Hòa phối hợp với ngành y tế phổ biến ngay kiến thức phòng chống sốt rét cho giáo viên, học sinh. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động phòng, chống sốt rét tại cộng đồng.
Vấn đề kiểm soát công nhân công trình, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ thị Ban Quản lý các công trình giao thông Khánh Hòa làm việc với Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa và các đơn vị y tế liên quan. Thông qua đó, tuyên truyền cho cán bộ, người lao động… hiểu rõ các biện pháp phòng, chống sốt rét trong quá trình thi công các công trình tại huyện miền núi, vùng có sốt rét lưu hành. Khi có công nhân, lao động nghi mắc sốt rét chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị.
UBND các xã, thị trấn ở huyện Khánh Vĩnh cũng được yêu cầu nhanh chóng cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt rét theo hướng dẫn của ngành y tế.
Bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, một số thuốc men, màn tẩm hóa chất phòng sốt rét bước đầu đáp ứng được cho người dân ở vùng sốt rét.
Bác sĩ Toàn cũng khuyến cáo, sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra với các triệu chứng đau đầu, sốt, lạnh run, bệnh lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi Anophen đốt. Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển nhanh, gây biến chứng nguy hiểm. Thế nên khi người dân có các triệu chứng bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế ngay để được khám, điều trị, nhất là những người hay đi rừng, ngủ lại ở rẫy, tránh chủ quan để bệnh nặng.
Đã có hy vọng chống bệnh sốt rét?
Trong nỗ lực lâu dài nhằm xóa bỏ bệnh sốt rét, các nhà khoa học châu Phi mới đây đã nghiên cứu thành công loại kháng thể với chỉ liều duy nhất có thể giúp người trưởng thành đề kháng với sốt rét trong 6 tháng.
Muỗi Anopheles funestus cái đang hút máu người. Loài vật trung gian này lây truyền bệnh sốt rét, giết chết hơn 620.000 người vào năm 2020 - Ảnh: AP
Nghiên cứu chỉ ra hướng tiếp cận khác đối với bệnh sốt rét, đó là tiêm vào cơ thể người lượng lớn kháng thể chống sốt rét tạo ra trong phòng thí nghiệm, thay vì phụ thuộc vào cơ chế tự tạo kháng thể sau khi tiêm vắc xin của hệ miễn dịch.
"Vắc xin ngừa sốt rét hiện nay là chưa đủ để bảo vệ con người", Hãng tin AP dẫn lời tiến sĩ Kassoum Kayentao thuộc Đại học Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ ở Bamako, Mali (châu Phi).
Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế quốc gia Mỹ, các kháng thể thử nghiệm được tiêm vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Phương pháp này có phần hạn chế về khả năng phân phối rộng khắp, tuy nhiên, các phương pháp tiêm kháng thể hiệu quả hơn cũng đang được phát triển, với những bước thử nghiệm đầu tiên trên trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn.
Nghiên cứu được công bố ngày 31-10 trên tạp chí Y Học New England và được trình bày tại một hội nghị y tế ở Seattle (Mỹ).
Từ kháng thể lấy từ người đã được tiêm vắc xin sốt rét, kháng thể được tạo ra từ phòng thí nghiệm có khả năng ngăn chặn chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng gây bệnh, bằng cách tấn công các con chưa trưởng thành trước khi chúng xâm nhập vào gan.
Việc thử nghiệm kháng thể đã được thực hiện trên 330 người trưởng thành tại thành phố Mali. Người tham gia được tiêm 2 liều dùng kháng thể khác nhau hoặc tiêm giả dược.
Các tình nguyện viên được xét nghiệm sốt rét 2 tuần một lần trong vòng 24 tuần. Người lỡ mắc sốt rét sẽ được chữa trị.
Kết quả cho thấy hiệu quả phòng ngừa lên đến 88% ở những người tiêm kháng thể liều cao, 75% ở những người tiêm kháng thể liều thấp khi so sánh với giả dược.
Tác dụng bảo vệ của kháng thể được chứng minh có thể duy trì nhiều tháng trong mùa sốt rét, mở ra một khả năng phòng chống hiệu quả mới cho căn bệnh này bên cạnh các liệu pháp truyền thống như thuốc trị, màn chống muỗi hay vắc xin.
Hiện mức giá cho loại kháng thể mới này chưa được công bố, nhưng ước tính vào khoảng 5 USD (khoảng 125.000 đồng) cho mỗi liều dùng ở trẻ em.
Tiến sĩ Johanna Daily của Đại học Y Albert Einstein (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết kháng thể do phòng thí nghiệm tạo ra đã được ứng dụng để điều trị ung thư, các bệnh tự miễn dịch và COVID-19.
"Tin tốt là bây giờ chúng ta có một liệu pháp khác dựa trên hệ miễn dịch để nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét", Hãng tin AP dẫn lời ông Daily.
Hồi tháng 6, PGS.TS Đỗ Duy Cường - giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - cho biết: "Thời gian gần đây chúng tôi tiếp nhận một số bệnh nhân sốt rét đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét "nhập khẩu".
Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng".
TS Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng.
Cảm giác ớn lạnh, rùng mình từ đâu ra? Cảm giác ớn lạnh xảy ra đôi khi chỉ đơn giản là do thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, cảm lạnh, cúm, sốt rét hay viêm phổi cũng gây ra dấu hiệu này. Sốt, nhiễm khuẩn, viêm phổi, cúm là nguyên nhân phổ biến gây cảm giác ớn lạnh. Ảnh minh họa: Shutterstock. Ớn lạnh là cảm giác xảy ra khi...