Chiếm đoạt nhiều tỷ đồng, lĩnh 15 năm tù
Ngày 23/6, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Ánh (SN 1982, trú tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo này 15 năm tù về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo bản án sơ thẩm, Ánh là cựu quân nhân chuyên nghiệp, làm việc tại phân xưởng Composite, Xí nghiệp Sản xuất vật tư kỹ thuật và lắp ráp ô tô – Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên 49 – Bộ Tư lệnh Công binh (viết tắt là Xí nghiệp X143) đã về phục viên từ năm 2017.
Từ năm 2013 đến 2017, Ánh đã lừa đảo 7 bị hại, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Số tiền này, Ánh dùng chi tiêu cá nhân và trả nợ, sau đó bỏ trốn. Đến thời điểm này, Ánh mới khắc phục được cho các bị hại 70 triệu đồng.
Bị cáo Ánh tại phiên tòa ngày 23/6.
Bà Phạm Thị T (ở huyện Sóc Sơn) là một trong số các bị hại, bị Ánh lừa đảo chiếm đoạt hơn 2,1 tỷ đồng.
Năm 2014, Ánh nói dối bà T về việc chị ta được Xí nghiệp X143 giao nhiệm vụ mua vật tư, nhưng xí nghiệp không đưa tiền trước nên Ánh phải ứng tiền. Ánh đặt vấn đề vay tiền của bà T với cam kết, từ 3 đến 6 tháng xí nghiệp trả tiền thì Ánh sẽ trả bà T.
Video đang HOT
Tin điều Ánh nói là thật, từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2017, bà T đã 28 lần cho Ánh vay tổng số tiền hơn 2,1 tỷ đồng. Ánh dùng toàn bộ số tiền bà T cho vay để chi tiêu hết vào việc cá nhân. Ngày 18/11/2017, Ánh viết đơn xin phục viên gửi Xí nghiệp X143 và đến ngày 20/11/2017, Ánh bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Cũng với thủ đoạn nói dối vay tiền để mua vật tư cho Xí nghiệp X143, từ năm 2014 đến 2016, Ánh đã nhiều lần vay của bà Th (trú tại huyện Sóc Sơn) tổng số 200 triệu đồng, lãi suất thỏa thuận là 3% một tháng. Ánh cam kết, khi nào xí nghiệp trả tiền thì chị ta sẽ trả bà Th. Nhưng sau đó, Ánh không thực hiện như cam kết mà sử dụng số tiền đã vay của bà Th chi tiêu cá nhân hết rồi bỏ trốn.
Cơ quan tố tụng xác định, Ánh làm quân nhân tại Xí nghiệp X143 từ năm 2003, nhưng trong thời gian công tác, Ánh không được giao nhiệm vụ mua vật tư, cũng không được huy động vay tiền cho xí nghiệp để mua vật tư. Việc Ánh vay tiền của các bị hại là mục đích cá nhân nên Ánh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Viện Kiểm sát đề nghị hủy án sơ thẩm, điều tra lại vụ cô giáo Lê Thị Dung
Tại phiên tòa phúc thẩm, do có nhiều tình tiết chưa được làm rõ trong bản án sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Dung nên đại diện VKSND tỉnh Nghệ An đề nghị huỷ bản án sơ thẩm.
Sáng nay (13/6), ngày thứ hai diễn ra phiên toà phúc thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) và đồng phạm về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Đại diện VKSND tỉnh Nghệ An cho biết, ngày 25/4, bị cáo Dung kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND huyện Hưng Nguyên với các nội dung: Thông tư số 28 của Bộ GD&ĐT, các cơ quan tố tụng huyện Hưng Nguyên sử dụng để buộc tội bị cáo không áp dụng cho Trung tâm GDTX; Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên được xây dựng, áp dụng cho mọi thành viên trong trung tâm, không chỉ áp dụng riêng cho giám đốc; Có vi phạm tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử; Đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ vụ án.
Toàn cảnh phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Dung và đồng phạm. Ảnh: Quốc Huy
Xét đơn kháng cáo của bị cáo Lê Thị Dung, đại diện VKSND tỉnh Nghệ An cho hay, trong kết luận điều tra số 62 của cơ quan CSĐT Công an huyện Hưng Nguyên, kết luận từ năm 2011 - 2017, bị cáo Lê Thị Dung đã tự kê khai thanh toán một số khoản sai quy định với tổng số tiền hơn 103 triệu đồng (trong đó có các nội dung bí thư chi bộ đi học cao học, tập huấn kiểm tra đã được thanh toán nhưng bị cáo Dung vẫn quy đổi sang tiết dạy, thanh toán tiền thừa giờ là thanh toán trùng, tức thanh toán lần 2 cho cùng một nội dung với số tiền hơn 48 triệu đồng).
Ngoài ra bị cáo Lê Thị Dung trực tiếp ký duyệt, đồng ý cho các cán bộ, giáo viên khác thanh toán tiền thừa giờ không có trong quy định với tổng số tiền hơn 175 triệu đồng.
Nguyễn Thị Hương là kế toán của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên, phát hiện một số nội dung kê khai không đúng quy định pháp luật nhưng do cả nể nên đã làm thủ tục, chứng từ để thanh toán.
Các khoản tiền nêu trên qua giám định tài chính đều xác định thiệt hại cho ngân sách của trung tâm GDTX. Tuy nhiên, tại phần kết luận và kiến nghị lại xác định hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn được giao, bị cáo Lê Thị Dung - Giám đốc trung tâm đã nhiều lần, trong đó có 2 lần, mỗi lần trên 10 triệu đồng của các năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016.
Bị cáo Lê Thị Dung đã chiếm đoạt nguồn ngân sách nhà nước cấp cho trung tâm với tổng số tiền hơn 48 triệu đồng.
Hành vi "lợi dụng chức vụ và quyền hạn" của bị cáo Hương đã nhiều lần giúp sức cho bị cáo Lê Thị Dung, trong đó có 2 lần, mỗi lần trên 10 triệu đồng.
Như vậy, quá trình điều tra chưa xác định rõ được trách nhiệm đầy đủ của bị cáo Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Hương và những người liên quan khác đối với số tiền đã chi cho bị cáo Dung là hơn 103 triệu đồng, chi cho các giáo viên khác là hơn 175 triệu đồng.
Riêng đối với khoản tiền trên 48 triệu đồng nằm trong tổng số tiền hơn 103 triệu đồng, cáo trạng của VKS kết luận bị cáo Dung chiếm đoạt, vi phạm tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" là không đáp ứng cấu thành của Điều 356, Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên là trường thuộc hạng 5, theo Thông tư số 48 của Bộ GD&ĐT. Theo quyết định của UBND huyện Hưng Nguyên, Trung tâm GDTX là loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và thực hiện chế độ tự chủ.
Đại diện VKSND tỉnh cho rằng, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cấp sơ thẩm chưa làm rõ được nội dung việc đi học cao học, tập huấn, việc kiểm tra trong ngày làm việc bình thường, trực hè, bí thư chi bộ bồi dưỡng cho giáo viên, tuyển sinh...
Từ các nội dung trên, đại diện VSKND tỉnh Nghệ An nhận định, cấp sơ thẩm chưa làm rõ được các nội dung cần thiết để bảo đảm việc xét xử, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách toàn diện.
"Trên cơ sở phân tích nêu trên, VKSND tỉnh Nghệ An đề nghị HĐXX căn cứ điểm C, khoản 1, điều 355 và điểm D, khoản 1, điều 358 của Bộ luật Hình sự, hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Hưng Nguyên để điều tra, xét xử lại vụ án", đại diện VKSND tỉnh Nghệ An nói.
Vay tiền không trả còn chém chủ nợ Thấy chị V ngồi trên xe máy chờ đợi, Phương xuống xe ô tô và cãi chửi nhau. Sau đó, Phương bất ngờ dùng dao chém liên tiếp chị V. Dù chị V đã bị thương nặng, nhưng Phương tiếp tục dùng chuôi dao bằng kim loại tấn công khiến chị V bất tỉnh. Ngày 15/6, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa...