Chiếc xe đạp ngự trên giường của cậu học trò nghèo
Đi nhiều nơi, lắng nghe nhiều ước mơ của các bạn nhỏ, không có ước mơ nào nhiều bằng “ước có một chiếc xe đạp để đi học”.
Học sinh ở xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long bên những chiếc xe đạp mới được một quỹ khuyến học trao tặng – Ảnh: L.TH.
“Đến gần hơn các cô cậu bé học trò nghèo để nhìn thấy từng niềm vui nhỏ, để thấy mình cũng đã từng khát khao, mơ ước, từng vui khi có ai đó trao tặng một món quà cần thiết giúp nối dài sự học… Mỗi khi người lớn chúng ta cúi xuống gần hơn như thế thì hẳn sẽ có nhiều niềm yêu được trao tặng, nhân rộng, lan tỏa…
HOÀI SÂM (thành viên Quỹ Nguyễn Hiến Lê)
650.000 đồng cho một chiếc xe đạp cũ tân trang, nhưng là cả một ước mơ với học trò nghèo. Vì thế khó mà hình dung đủ niềm vui của các em khi nhận được một chiếc xe đạp nếu không tận mắt nhìn thấy các em nâng niu “giấc mơ” ấy.
Cùng điều hành một quỹ chuyên săn sóc sự học cho các học trò hiếu học có gia cảnh khó khăn, 10 năm qua chúng tôi có dịp thăm nhà nhiều em học sinh ở nhiều vùng miền phía Nam.
Đi nhiều nơi, lắng nghe nhiều ước mơ của các bạn nhỏ, không có ước mơ nào nhiều bằng “ước có một chiếc xe đạp để đi học”.
Bởi có em ở Tiên Phước, Quảng Nam nhà quá xa, ngày nào mệt chút đành bỏ học vì không đi bộ nổi đến trường; có em ở Tánh Linh, Bình Thuận cứ mãi đi ké xe bạn hàng xóm trong nỗi ước ao một ngày mình có được chiếc xe riêng, không còn phải phiền bạn.
Video đang HOT
Có em ở Phú Tân, An Giang phải ngồi trên sườn ngang phía trước xe của mẹ vì yên sau mẹ còn chở chuối luộc đi bán; có em ở Thạnh Phú, Bến Tre cả thời tiểu học phải lội bộ 5km mỗi ngày, có đoạn ngang rừng ngập mặn, mẹ phải cõng em đi, một tay vịn lưng con, một tay cầm bị cua mới bắt chờ ghé ngang buổi chợ…
5, 10, 15km từ nhà đến trường học, hành trình bám trường bám lớp của các em gặp thêm một rào cản không hề nhỏ, đòi hỏi sự ham học và cả sức dẻo dai từ những vóc dáng vốn bé nhỏ, còi cọc…
Hằng năm, trong những phần quà các nhóm thiện nguyện hay tổ chức phi lợi nhuận mang đến cho các em, lúc nào cũng có xe đạp là vậy. Riêng nhóm chúng tôi, với học sinh tiểu học, quỹ tặng xe đạp cũ tân trang (giá 650.000 đồng/chiếc) cùng quà khai trường.
Với học sinh được nhận học bổng toàn phần cho bảy năm học từ lớp 6 đến lớp 12, phần quà chuẩn bị cho các em bước vào cấp trung học cơ sở luôn có một chiếc xe đạp mới (giá khoảng 1,8-2 triệu đồng).
Trong chuyến trao học bổng cho học sinh Vĩnh Long giữa tháng 6 này, ghé thăm nhà em T. – học sinh lớp 5 Trường tiểu học Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc xe đạp mới quỹ tặng “ngự” ngay trên giường ngủ của em.
Chiếc xe đạp của T. được em nâng niu để trên giường ngủ – Ảnh: L.TH.
Ngoại em kể: “Nó vui hết biết luôn, vừa chạy về từ buổi lễ nhận học bổng ở trường là mang xe ra rửa ngay (đường về nhà em có những đoạn sình lầy), rồi để trên giường mới chịu, để ở dưới sợ dơ xe (nền nhà em là nền đất)”.
T. cười tít sau lời kể của ngoại. Khi nghe chúng tôi nói: “Tối nay con cứ mang xe để xuống đất nha, dính đất có sao đâu!”, em lắc đầu cười và nói ngay: “Con còn chỗ khác để ngủ”.
Ghé thăm nhiều gia đình ở Vĩnh Xuân sau đó, ngoại, nội, dì, chú, tía, má các em đều bảo con cháu mình thích chiếc xe đạp lắm, có em “vui đến bỏ cơm trưa”… Nhưng “cưng” xe như T. thì thật là khiến chúng tôi khó quên. Cũng như khó quên được những gì em đã viết trong thư gửi quỹ: “Cha mẹ em đã ly hôn nên em cảm thấy rất là buồn. Mẹ em đi làm xa, lâu lắm mới có tiền gửi về…”.
“Nhà của bà vách lá cũng hư hết rồi, mỗi lần mưa tới là dột đủ chỗ hết… Ngoại em cứ đợi tới kỳ dừa khô có trái để đi bán cho người ta nhưng bà chỉ có một cây dừa duy nhất. Nhờ ngoại có nuôi gà thì mới có tiền cho em ăn học…”.
Hôm ở nhà T., chúng tôi không nhìn thấy nỗi buồn nào trên gương mặt em như nỗi buồn của câu chữ trong thư, giữa những vách lá còn lóa nắng, chỉ có nụ cười trong veo và ánh mắt lấp lánh của em khi nhìn “bạn đường” mới, khi chăm chút bao từng cuốn sách giáo khoa lớp 6 và tập vở mới vừa được tặng.
Có vẻ như trước mắt em không phải là một mùa hè, mà là một năm học mới đang đến gần với tất cả sự háo hức. Chúng tôi không khỏi thầm ước mong: sẽ còn có thật nhiều phần quà, chiếc xe đạp gửi đến tất cả bạn nhỏ hiếu học, cần rất nhiều bàn tay tiếp sức các em đến trường, cho đường học gần lại, cho các em đi xa hơn chúng ta hôm nay, và những ước mơ của trẻ nhỏ vùng quê không chỉ cứ mãi là “một chiếc xe đạp để đi học”…
Từng chút đổi thay một, mong thay sẽ đến từ từng chút niềm yêu được gieo nơi sự học của trẻ thơ.
Theo tuoitre.vn
Giáo sư sử học Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84
Giáo sư Phan Huy Lê - một trong 'tứ trụ' sử học Việt Nam - vừa qua đời vào đầu giờ chiều 23/6.
Trao đổi với Zing.vn, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: 'Giáo sư Phan Huy Lê đã qua đời đột ngột vào khoảng 13h chiều ngày hôm nay sau một tuần nằm viện'.
Chân dung Giáo sư sử học Phan Huy Lê. Ảnh: Thể thao & Văn hóa.
Giáo sư Giang cho biết ông là người ra vào bệnh viện thăm giáo sư Phan Huy Lê mỗi ngày khi sức khỏe ông xấu đi.
Tuy nhiên, ông Giang chia sẻ dù sức khỏe không tốt, sự ra đi của GS Phan Huy Lê lại khá đột ngột.
'Tôi không ngờ nhanh như thế. Ông qua đời là sự mất mát rất lớn đối với ngành sử học nước nhà', GS Giang nói.
Giáo sư Phan Huy Lê sinh năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông từng là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong 5 khoá liên tiếp từ năm 1990 đến năm 2015. Giáo sư cũng từng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học vào năm 2016.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê (23/2/1934) là một trong những chuyên gia về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khóa II (1990-1995), khóa III (1995-2000), khóa IV (2000-2005, khóa V (2005-2010) và khóa VI (2010-2015), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học năm 2016 [3].
Ông sinh ra tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Ông là hậu duệ cùng họ với Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh là Phan Huy Tùng (1878- ?) (đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu - năm 1913), Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn, anh cả là cựu thủ tướng của chế độ Việt Nam Cộng hòa Phan Huy Quát. Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân như Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy.
Theo tiin.vn
Thái Bình: 3 năm đạp xe đưa bạn tật nguyền đến trường học Thương bạn không may bị tật nguyền, không thể một mình đến trường, suốt 3 năm nay, bất kể dù trời nắng hay mưa, hàng ngày Kiệt đến tận nhà người bạn tật nguyền của mình để chở bạn đến trường trên chiếc xe đạp. Đó là câu chuyện về tình bạn cảm động của hai em Nguyễn Trần Nguyên Ngọc và Vũ...