Chiếc lồng sắt nuôi dưỡng trẻ con treo ngoài cửa sổ
MỸ – Đầu thế kỷ 20, nhiều bà mẹ cho con chơi, ngủ trưa trong những chiếc lồng sắt lơ lửng ngoài trời để tắm nắng, tiếp xúc với khí trời.
Không khí trong lành từ lâu được biết đến là rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với trẻ em. Bác sĩ Luther Emmett Holt, Giám đốc Bệnh viện Hampshire Babies tại New York, được mệnh danh “cha đẻ của ngành nhi khoa”, sớm đề xướng việc cho trẻ em tiếp xúc với khí trời.
Theo bác sĩ Luther, không khí trong lành rất cần thiết cho cơ thể lọc máu, tái tạo máu. Tầm quan trọng của việc tiếp xúc với không khí bên ngoài đối với sức khỏe, sự tăng trưởng của trẻ em tương đương việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hệ miễn dịch và sự thèm ăn, tiêu hóa tốt hơn, da dẻ hồng hào, sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Hình ảnh những chiếc lồng sắt giữ trẻ bên ngoài bệ cửa sổ rất phổ biến đầu thế kỷ 20. Ảnh: Pollenbleu
“Hầu hết trẻ ngủ ngoài trời thay vì trong phòng kín đều khỏe mạnh, ít bị cảm hơn những đứa trẻ khác”, ông chia sẻ. “Cha mẹ có thể đặt con trong xe nôi rồi cho ngủ ngoài trời, hoặc để giường cũi của trẻ gần cửa sổ mở”.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm đầu thế kỷ 20, nhiều bà mẹ Mỹ đã nghĩ cách thiết kế một khung sắt nối liền với phía ngoài cửa sổ nhà cao tầng. Lồng sắt vừa là nơi cho trẻ chơi, ngủ trưa bên trong, vừa cho trẻ tắm nắng, tiếp xúc với khí trời, ngắm nhìn không gian bên ngoài thay vì giam mình trong bốn bức tường chật hẹp, bí bách.
Không chỉ gia đình trung lưu “treo” con lơ lửng ngoài cửa sổ như vậy. Năm 1906, phu nhân của tổng thống Mỹ thứ 32, bà Eleanor Roosevelt cũng treo một chiếc lồng bằng lưới thép mỏng bên ngoài cửa sổ nhà riêng cho con gái Anna ngủ trưa.
Trong cuốn sách The Health-Care of the Baby (Chăm sóc Sức khỏe Trẻ nhỏ) xuất bản năm 1906, tác giả Louis Fischer đã mô tả những chiếc cũi này là “một phòng ngủ ngoài trời tiện lợi, dễ dàng gắn vào bất kỳ cửa sổ nào”. Phần mái lồng làm từ chất liệu cách nhiệt, trẻ không bị nóng vào mùa hè. Thiết kế chắc chắn, tuyệt đối an toàn của chiếc lồng khiến các bà mẹ, vú nuôi có thể yên tâm vừa làm việc nhà vừa trông con. Trẻ không thể rơi ngã ra ngoài, côn trùng cũng khó bay vào bên trong chiếc lồng.
Video đang HOT
Những bà mẹ có thể dễ dàng quan sát con trong lồng khi làm việc nhà. Ảnh: Your Key Basket
Năm 1922, Emma Read, một bà mẹ trẻ đã nâng cấp loại lồng gắn vào cửa sổ thành “lồng trẻ em cầm tay” tiện lợi. Thiết kế của cô được cấp bằng sáng chế, dần trở nên phổ biến. Trong đơn xin cấp bằng, cô viết: “Từ góc độ sức khỏe, chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ là điều không dễ dàng, đặc biệt là trẻ nhỏ sống ở những thành phố đông dân”.
Những năm 1930, lồng sắt cho trẻ em bên ngoài cửa sổ rất thịnh hành tại các nước châu Mỹ và châu Âu. Tại London, Anh, nhiều xưởng sản xuất cung cấp những chiếc lồng này khắp thành phố, hình ảnh trẻ em nằm trong lồng, lơ lửng bên ngoài cửa sổ trở nên quen thuộc. Sau thế chiến thứ hai, một số kiến trúc sư đã thêm ban công dành riêng cho trẻ tắm nắng, hít khí trời trong các bản vẽ thiết kế của họ cho những hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu.
Nửa sau thế kỷ 20, lồng sắt bên ngoài cửa sổ cho trẻ em ít được ưa chuộng, cùng lúc đó, người ta cũng quan tâm, nhận thức rõ hơn về độ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lê Hằng
Theo Vintage News/VNE
Nhiều lợi ích bất ngờ từ khí trời
Chỉ cần tập thể dục ngoài trời hay ở nơi công cộng có không gian xanh là sẽ nhận được lợi ích đôi đường
Thời gian đầu mới nghỉ hưu, ông Nguyễn H.C (62 tuổi, ngụ ở TP HCM) cảm thấy rất thoải mái vì tha hồ ngồi nhà đọc sách, viết thư pháp. Đây là 2 việc mà ông rất thích nhưng trước đó không có thời gian cho đam mê này.
"Cần khí trời" là điều có thật
Tuy nhiên sau đó, sức khỏe của ông C. có biểu hiện giảm sút, làm gì cũng mau xuống sức, tập yoga tại nhà một chút là đau nên phải bỏ ngang, đi khám thì chẳng có bệnh gì. "Ông cứ ở trong nhà suốt, chẳng chịu đi ra ngoài. Chắc ông bị thiếu khí trời rồi đó" - vợ ông C. "chẩn đoán". Đến phòng khám tâm lý, ông C. khai với bác sĩ (BS) về tình trạng hay cảm thấy lo âu, bồn chồn, đôi khi cáu gắt vô cớ với vợ con. BS cho biết ông C. có biểu hiện trầm cảm nhẹ, rối loạn lo âu mà một phần nguyên nhân là do ông cứ ru rú trong nhà. BS đưa ra lời tư vấn y như vợ ông đã "chẩn đoán" trước đó: Ông C. cần chút khí trời và bạn bè.
Theo BS chuyên khoa II Trần Minh Khuyên, chuyên khoa tâm thần kinh Phòng khám Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP HCM, việc thường xuyên tập thể dục ngoài trời - chỉ cần ở trước sân hoặc trước ban-công nhà là "đạt yêu cầu", hay hơn nữa nếu ở nơi công cộng như công viên có không gian xanh sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Một số người do tính chất công việc phải thường xuyên ở trong văn phòng, hay do thói quen thích sống trong nhà, điều này sẽ có hại cho sức khỏe. Bất kỳ ai, mỗi ngày đều cần phải có chút khí trời để tinh thần tươi tỉnh, thoải mái hơn.
Vận động, tập thể dục, đi bộ trong không gian xanh, thoáng đãng... mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe Ảnh: HOÀNG TRIỀU
"Tập thể dục một mình ở nhà thường dễ nản. Tập có bạn bè thì đến giờ là bị kêu réo, có lười chút cũng phải ráng đi, lâu ngày tạo thành một thói quen tốt, cơ thể tự tạo những phản ứng có lợi để cứ đến giờ đó là tay chân bứt rứt, muốn tập luyện. Nếu không muốn tập ngoài công viên, ít nhất hãy đến phòng tập, nơi có bạn bè. Đó là lời khuyên tôi hay dành cho các bệnh nhân bị stress, trầm cảm... Với người lớn tuổi, tập trong môi trường có giao tiếp cũng giúp đẩy lùi các vấn đề về trí nhớ, ví dụ như bệnh Alzheimer" - BS Trần Minh Khuyên phân tích.
Theo BS chuyên khoa II Nguyên Văn Phu, nguyên Trương Khoa Lao BV Nguyên Trai, viêc tâp thê duc, thê thao ơ nhưng nơi co nhiêu cây xanh như công viên se giup ngươi cao tuôi cai thiên ro rêt tinh trang sưc khoe, tri nhơ lân tuôi tho. Việc giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng mang đến lợi ích tích cực cho tinh thần và một số chứng bệnh tâm lý người cao tuổi có thể gặp phải. Minh chứng cho điều này là một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Mental Health and Prevention của Đại học Roehampton (Anh), khuyên mọi người nếu đang bị căng thẳng, hãy ra ngoài trời tập thể dục.
Cụ thể qua khảo sát điểm stress của các tình nguyện viên tập luyện ngoài trời giảm 13%, còn người tập trong nhà chỉ giảm 8%. Một nghiên cứu khác của Đại học Essex (Anh), cũng đưa ra lời khuyên tương tự và cho biết sẽ rất tốt cho sức khỏe nếu mỗi ngày dành ra 5 phút vận động trong không gian xanh.
Chọn môn và giờ tập phù hợp
BS Nguyễn Văn Phú khuyên nếu chọn tập ngoài trời, nhóm người cao tuổi cần chú ý lựa chọn các môn thể thao phù hợp: đi bô, bơi lôi, yoga, thai cưc quyên... Trong đo đi bô đươc khuyên khich nhiêu hơn. Đó la hoat đông vân đông nhe nhang, it rui ro nhưng mang lai hiêu qua đang kinh ngac. Đi bô 15 phut môi ngay giup cai thiên hiêu qua chuyên hoa đương va mơ trong mau, giup giam đương trong mau đang kê. Bên canh đo con hô trơ giam huyêt ap, tăng cương sưc khoe cho hê tim mach.
Lưu ý thứ 2 là người cao tuổi co sư thich ưng vơi môi trương châm. Vì vậy, không nên đi ra đường đột ngột với quần áo phong phanh, nhất là lúc sáng sớm, trời còn se lạnh. Hãy giữ ấm cơ thể cho đến nơi tập, khởi động phù hợp và tùy vào nhiệt độ bên ngoài mà chọn quần áo tập phù hợp.
BS Trần Minh Khuyên nói thêm việc tập thể dục không nên diễn ra quá sớm hay quá trễ, kể cả người già lẫn người trẻ. Tập quá sớm, lúc 4-5 giờ sáng, trời còn sương giá có thể khiến người có sức khỏe yếu, người già bị nhiễm lạnh, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ. Tốt nhất hãy đợi trời bắt đầu hửng sáng mới đi tập. Ngược lại, tập quá trễ có thể gây mất ngủ ban đêm vì cơ thể chưa kịp trở về trạng thái nghỉ ngơi. Buổi tập chiều tối nên kết thúc trước 19 giờ.
Tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể tăng khả năng sản sinh ra những hormone đặc biệt như: oxytocin, serotonin, endorphin, dopamine..., những hormone này giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc, thậm chí hỗ trợ điều trị các vấn đề lo âu, trầm cảm.
Theo một nghiên cứu mới đây bởi Trung tâm Y tế Saint Luke (thành phố Kansas, Misouri - Mỹ), qua phân tích dữ liệu 8.577 tình nguyện viên 20-93 tuổi trong suốt 25 năm đã xác định 6 môn thể thao giúp con người sống lâu thêm 3-10 năm đó là: tennis, cầu lông, bóng đá, xe đạp, bơi, chạy bộ. Các môn này đều kéo con người ra khỏi nhà, trong đó 3 môn "đầu bảng" yêu cầu họ phải chơi cùng bạn bè.
GS-TS Ottavio Arancio ở Đại học Columbia (Mỹ) khẳng định thể dục là chìa khóa vàng đẩy lùi bệnh Alzheimer, giúp duy trì hormone irisin trong não (liên quan đến học tập và trí nhớ).
Ý LINH - ANH THƯ
Theo nguoilaodong
Người bệnh suy thận phải lọc máu: Những chú ý trong ăn uống Có thể nói, thận là "cửa ngõ" của cơ thể với vai trò cực kỳ quan trọng là đảm bảo hằng định nội môi cho cơ thể thông qua việc đào thải các chất độc và đảm bảo cân bằng nước và các chất điện giải qua con đường nước tiểu. Có thể nói, thận là "cửa ngõ" của cơ thể với vai...