Chiếc cà vạt của ông Miura
Câu chuyện chiếc cà vạt treo sau khung thành của HLV Miura trở thành huyền thoại ở làng bóng đá Nhật Bản.
HLV Miura đang dần lấy niềm tin của người hâm mộ sau trận “hay hơn nhưng hòa” trước Indonesia. Một đội tuyển Việt Nam được trẻ hóa tối đa, thi đấu với tinh thần hừng hực, mạnh mẽ, nhịp nhàng khiến không ít người ngạc nhiên. Ông thầy người Nhật cho thấy mình là chuyên gia tâm lý, đúng như câu chuyện huyền thoại mà ông để lại ở CLB Sapporo về cái cà vạt.
HLV Miura cùng các học trò có trận ra quân ấn tượng trước Indonesia. Ảnh: TN.
HLV Miura có thời gian từ năm 2007-2008 nắm CLB Consadole Sapporo. Nhưng với kết quả không khả quan, ông và CLB chia tay. Ở trận đấu cuối cùng, ông lấy chiếc cà vạt của mình, treo ở sau khung thành đội nhà và nhắn nhủ với các học trò: “Dù tương lai ngày mai của tôi có như thế nào, tôi luôn chúc các bạn thành công. Hãy cố gắng đừng để chiếc cà vạt này rớt xuống trong trận đấu hôm nay”.
Các cầu thủ CLB Consadole Sapporo đã có một ngày thi đấu quả cảm để không cho chiếc cà vạt rơi xuống đất, đồng nghĩa việc đội không thủng lưới. Câu chuyện chiếc cà vạt treo sau khung thành của HLV Miura trở thành huyền thoại không chỉ tại CLB mà còn ở cả bóng đá Nhật Bản. Và trước khi tuyển Việt Nam bước vào AFF Cup, nó lại được nhắc đến, cho thấy ông thầy 51 tuổi rất biết làm chiêu tâm lý với các học trò.
Video đang HOT
HLV Miura luôn tỏ ra là người khắt khe, nghiêm khắc trên sân. Nhưng bầu không khí đội tuyển lại không nặng nề tương ứng. Ông thầy người Nhật hiểu mình cần phải làm thế nào để cho các cầu thủ đang ở độ tuổi trẻ cảm thấy thoải mái nhất có thể. HLV Miura cũng thích chụp hình ở những nơi ông vừa tới, những món ăn đang được thưởng thưởng. Ông không giấu điều này và nó lại rất “hợp” với tính cách của các cầu thủ trẻ.
Nhiều HLV thường hạn chế việc sử dụng các phương tiện thông tin cá nhân của cầu thủ trong thời gian giải diễn ra nhằm tránh các tác động bên ngoài. HLV Miura khá cởi mở trong vấn đề này. Ông chỉ yêu cầu các cầu thủ không được sử dụng điện thoại hay các phương tiện thông tin cá nhân trong lúc họp, tập, thi đấu và đi ăn tập thể. Còn lại khi có thời gian rảnh rỗi cầu thủ có thể thoải mái sử dụng để kết nối với người thân, bạn bè.
Một chi tiết nhỏ khác cho thấy ông rất biết làm tâm lý là trường hợp của Nguyên Mạnh. Sau sai lầm rất đáng trách của Mạnh, ông Miura không dành bất kỳ lời chê trách nào cho anh trước các phóng viên cũng như khi cùng đội ra về. Ông cứ để mọi việc nhẹ nhàng trôi qua và sẽ nhắc lại để rút kinh nghiệm ở thời điểm mọi thứ đã trở nên cân bằng với người trong cuộc.
Ông Miura đang mang lại một bầu không khí mới trên đội tuyển. Mọi cầu thủ, đặc biệt các thành viên trẻ đều có cơ hội ra sân và thực tế minh chứng điều này. Phong độ là điều quyết định cho hiện tại của từng tuyển thủ chứ không phải quá khứ “công thần”. Hàng loạt cái tên từng là “công thần” như Quốc Anh, Vũ Phong chia tay đội, Công Vinh, Tấn Tài ngồi ngoài nói lên quan điểm của ông. Một không khí cạnh tranh lành mạnh đang thổi vào tuyển Việt Nam ở thời kỳ “làm lại”.
Đặt chân tới Việt Nam, không ít chuyên gia lo ngại từ bảng thành tích của ông và xem ông như “vua lý thuyết”. Bản thân HLV người Nhật này cũng cho biết ông hồi hộp nhưng quyết tâm cho lần đầu tiên xuất ngoại, lại nắm đội tuyển quốc gia. Nhưng nay, ông dần cho thấy mình “thực hành” cũng rất hay.
Theo VNE
Ông Miura khác và giống HLV Riedl, Calisto thế nào
HLV Miura đang mang tinh thần làm việc người Nhật vào môi trường bóng đá Việt để tạo dấu ấn cho mình.
Ông Calisto với vẻ ngoài châu Âu nhưng tâm hồn, suy nghĩ khá gần gũi người Việt Nam. Ảnh: KL.
HLV Miura đang tạo được dấu ấn, niềm tin nhất định với công việc tại tuyển Việt Nam. Ông thầy người Nhật Bản cho thấy mình có thể hòa nhập khá nhanh với môi trường mới. Ông có nhiều nét giống HLV Riedl ở tính nghiêm túc, "lịch lãm" khi ra sân và giống HLV Calisto ở điểm hòa đồng, muốn xóa bỏ tối đa khoảng cách. Tất cả đều là thuyền trưởng đáng kính của bóng đá Việt nam.
HLV Miura luôn ra sân với gương mặt "lạnh như tiền". Ông vô cùng nghiêm túc, tỉ mỉ trong các buổi tập từ việc soạn giáo án tập, khối lượng vận động, nhiệm vụ từng cầu thủ mỗi vị trí, trao đổi các trợ lý... Mọi việc đều được ông quán xuyến, ghi chép tỉ mỉ, cẩn trọng trong cuốn sổ tay như là căn cứ để ông đưa ra những bài tập tiếp theo cho từng cầu thủ. Một cầu thủ nhận xét vui: "Nhiều lúc có cảm giác như thầy Miura đang... đếm từng bước chạy của cầu thủ".
Điều này khá giống với ông Riedl. Cố HLV huyền thoại Tam Lang từng nhận xét về chiến lược gia người Áo khi còn là trợ lý cho ông này: "Ông Riedl rất nghiêm túc và nghiêm khắc trên sân và chỉn chu ngoài đời. Trước mỗi buổi tập hay thi đấu, ông đều lên kế hoạch rất tỉ mỉ, chi tiết và muốn các cầu thủ thực hiện đầy đủ. Tính ông khá ôn hòa nhưng cũng quyết liệt khi cần thiết".
HLV Calisto lại hơi khác. Người đàn ông đến từ Bồ Đào Nha với hàm râu kẽm rất hay cười trên sân với các cầu thủ. Mỗi khi ra sân, trông ông rất thư thái, nhẹ nhàng và có thể chọc cười cầu thủ ngay khi mới xuất hiện. Mọi việc ông trao đổi kỹ với các trợ lý rồi bắt vào bài tập. Ông lặng yên quan sát và khi cần sẽ xuất hiện.
Ông thường dành nhiều thời gian để cùng nói chuyện, rút kinh nghiệm với các cầu thủ ngay trên sân. Dưới thời ông, hình ảnh cầu thủ quây quần xung quanh ông rất tiêu biểu. Thầy Tô có một câu chỉ đạo ngắn gọn, như triết lý xuyên suốt của ông là "fighting" (chiến đấu). Ra sân, dù tập hay thi đấu, đều phải "chiến đấu". Cầu thủ nào không làm được điều nay, nhẹ thì nghe ông "sạc" tới nơi tới chốn, nặng thì chia tay đội.
HLV Miura cũng như hai người tiền nhiệm đều là những HLV giỏi chuyên môn, tâm lý bậc thầy. HLV Riedl luôn tạo cho cầu thủ cảm giác được che chở. HLV Miura có cách gần gũi cầu thủ theo cách ông ghi nhận từng thói quen sinh hoạt, những ngày đặc biệt của các cầu thủ như sinh nhật để khi có dịp ông sẽ tự tay tổ chức cho học trò. HLV Calisto lại thường dành nhiều thời gian nói chuyện riêng với các cầu thủ về bóng đá, về cuộc sống, gia đình...
Ông Miura đang cố gắng hòa nhập với môi trường mới thông qua việc tìm hiểu các món ăn thuần Việt, học tiếng Việt hay tìm hiểu...bia vỉa hè Hà Nội. HLV Riedl cũng dần có thói quen ngồi uống bia vỉa hè thay vì ở một nơi nghiêm túc hơn khi còn ở Việt Nam. HLV Calisto không nói được tiếng Việt dù ở Việt Nam rất lâu nhưng ông lại cho thấy khá năng hòa nhập cao như việc có thể đi chùa thắp hương.
HLV Riedl có một phần cơ thể của người Việt Nam và xem nơi đây như quê hương mình. Ông Calisto với vẻ ngoài châu Âu nhưng tâm hồn, suy nghĩ khá gần gũi người Việt Nam. Còn HLV Miura đang mang tinh thần làm việc người Nhật vào môi trường bóng đá Việt để tạo dấu ấn cho mình.
Theo VNE
Bóng đá Việt tại AFF Cup: Từ Weigang đến Miura HLV người Nhật 'dọn dẹp' tàn dư, bơm vào lòng đội bóng sức trẻ, cũng như nỗ lực tạo bầu không khí tương đối trong lành. Kể từ lần đầu tiên giải vô địch Đông Nam Á (AFF Cup, với tên gọi tiền thân là Tiger Cup), năm 1996, đã có nhiều ông thầy ngoại từng kinh qua cabin ban huấn luyện, chưa...