Chiếc bánh chưng của mẹ gợi nhớ ký ức thắm đượm hồn quê
Trưa ba mươi Tết, mẹ tôi ngồi gói bánh. Trên chiếc chiếu cũ bày la liệt nào lá, dây, thau, chậu. Nắng xuân dừng lại trên cây mai đầu ngõ…
Gió xuân thì thào trên ngọn lá, đong đưa cánh võng khiến tôi buồn ngủ ríu cả mắt. Mẹ tôi chợt lên tiếng “Tụi bay làm biếng quá! Cái gì cũng mua. Tao chết, đám giỗ tao là phải có bánh chưng do tụi bay gói lấy. Liệu mà lo học gói bánh đi con! Cô giáo gì suốt ngày dạy học trò tìm về cội nguồn, tìm lại phong tục tập quán xưa mà chỉ nói suông, đố biết làm cái gì”.
Giọng mẹ đều đều nhỏ nhẹ vậy mà làm tôi sực tỉnh. Tôi ngồi dậy, nhìn mái tóc bạc phơ, đôi tay gầy guộc của mẹ; bỗng dưng ký ức về những cái Tết đầm ấm bao năm trước đây, qua đôi bàn tay gói bánh khéo léo của mẹ, như được đánh thức…
Những cái Tết đầm ấm bao năm trước đây, qua đôi bàn tay gói bánh khéo léo của mẹ, như được đánh thức.
Từ hai lăm Tết, nhà tôi đã chuẩn bị đủ nếp, đậu xanh. Lá dong gói bánh chưng màu xanh đậm, loại bóng, cuống nhỏ. Mọi người sẽ chọn lá không to, không nhỏ, vừa vặn, không già, không non, để lá bớt cứng phải rọc bớt phần sống lưng. Sau đó, mọi người lại chọn lá vừa ý đem rửa sạch từng mặt, phơi chỗ thoáng cho ráo nước, rồi xếp thành từng xấp. Lá dong càng sạch, bánh chưng sẽ đỡ bị mốc khi để lâu sau này.
Những tấm thịt ba chỉ lợn đỏ tươi, trắng phau được mẹ chọn mua từ chiều hai chín rồi rửa sạch, cắt thành từng miếng dài, ướp tiêu, muối, củ hành được giã nhuyễn. Nếp và đậu xanh được ngâm nước từ đêm hai chín. Qua sáng ba mươi, nếp được vo sạch để ráo nước, trộn ít muối vào cho vừa ăn. Đậu xanh đãi vỏ sạch vàng óng cũng nêm nếm ít muối cho đậu không bị sượng.
Gói bánh chưng là cả một nghệ thuật đã đành, mà cột dây cũng là một nghệ thuật nữa. Dây cột là lạt tre phải ngâm cho mềm để lúc gói khỏi bị gãy. Dưới bàn tay khéo léo của người gói bánh có kinh nghiệm, những sợi lạt tre dẻo dai xiết chặt vào chiếc bánh làm hằn lên những đường bánh vuông vức, phẳng phiu, chắc nịch. Các mối dây thừa sẽ được để về cùng một phía lưng bánh cho đẹp.
Xếp bánh vào nồi phải thật khéo để bánh chín đều, không bị sống phía có nhiều lá. Trên cùng nồi bánh là một vài nhánh cây lá gai giúp cho bánh có màu xanh ngọt ngào như ngọc thạch.
Ngồi quanh bếp lửa hồng, nghe tiếng reo của lửa củi, tiếng sùng sục ầm ừ trong nồi bánh, chúng tôi đợi thời gian cuối cùng của một năm thong thả qua đi, thấm thía cái hương vị Tết cổ truyền.
Còn hương vị của những chiếc bánh chưng quê tôi thì sao? Màu trắng trong của mỡ, màu vàng tươi của đậu, màu xanh ngọc của nếp hài hòa quyện nhau mời gọi…
Cái vị Tết cổ truyền từ bao đời của cha ông chỉ giản dị mà thắm đượm hồn quê như thế.
Chợt nghĩ một mai, nếu như… Lòng tôi nao nao chùng lại.
Ý nghĩa món ăn truyền thống ngày Tết của các nước trên thế giới
Cũng như ở Việt Nam, tại một số nước trên thế giới người dân rất chú trọng tới văn hóa ẩm thực ngày Tết.
Dù món ăn truyền thống dịp năm mới ở mỗi quốc gia là khác nhau, song tất cả đều tin rằng những món ăn ngày Tết mang nhiều ý nghĩa về hy vọng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, may mắn và thành công.
Việt Nam
Video đang HOT
Bánh chưng - món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên đán của người Việt Nam
Người Việt có rất nhiều món ăn độc đáo trong mâm cỗ truyền thống ngày đầu năm. Tuy nhiên, có một món ăn không thể thiếu đó là bánh chưng. Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, sau đó được gói vuông vức bởi lá dong và buộc bằng lạt làm từ cây giang.
Đối với người Việt, những chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và vạn vật cỏ cây, thể hiện lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên và đất trời. Từ những ý nghĩa sâu xa đó, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt từ hàng nghìn năm trước. Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt đều không thể thiếu những chiếc bánh chưng.
Nhật Bản
Osechi ryori - món ăn ngày đầu năm của người Nhật Bản
Mặc dù Nhật Bản đã chuyển sang đón Tết Dương lịch nhưng vào những ngày đầu năm, người Nhật vẫn duy trì các phong tục truyền thống. Những món ăn ngày đầu năm của người Nhật được gọi chung là Osechi ryori, có ý nghĩa giúp các gia đình có thể sống tốt qua những ngày đầu năm mới khi mà các cửa hàng đều đã đóng cửa.
Osechi ryori là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và hải sản - những nguyên liệu nấu ăn phổ biến ở Nhật Bản. Theo quan niệm của người Nhật Bản, đậu đen, cá và hải sản sẽ giúp họ có sự năng động, hoạt bát hơn, trí não sáng suốt hơn để làm việc hiệu quả.
Ngoài các món trên, trong ngày Tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo.
Tất cả những món ăn trong năm mới thường được người Nhật bảo quản trong những chiếc hộp gỗ sơn mài màu đỏ. Họ quan niệm hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.
Trung Quốc
Sủi cảo - món ăn truyền thống của người Trung Quốc
Tại Trung Quốc, sủi cảo là một trong những món ăn truyền thống của người dân trong ngày Tết. Theo phong tục của người Trung Quốc, các gia đình thường cùng nhau gói sủi cảo trong đêm giao thừa. Sau đó, mọi người cùng nhau thưởng thức khi bánh còn nóng hổi. Người Trung Quốc tin rằng ăn sủi cảo trong đêm giao thừa và ngày đầu năm mới sẽ mang lại sự thuận lợi, sung túc trong cả năm.
Sủi cảo được làm từ vỏ bánh bằng bột mì, nhân sủi cảo được làm từ thịt trộn lẫn với rau xanh. Khi gói sủi cảo cần chú ý phần viền bánh phải đều, tượng trưng cho sự cân bằng "viên phúc". Miếng sủi cảo thường được gói theo hình bán nguyệt, tượng trưng cho nén bạc cổ mang đến sự giàu sang, tiền tài.
Sau khi làm xong, bát sủi cảo đầu tiên sẽ được dùng để thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn, bát thứ hai sẽ được dùng cúng các vị thần thánh thể hiện sự kính trọng tôn nghiêm. Còn bát thứ ba sẽ được cả nhà cùng ăn trong bữa cơm giao thừa.
Hàn Quốc
Tteokguk, còn được gọi là canh bánh gạo - Món ăn truyền thống của Hàn Quốc
Hàn Quốc cũng là nước đón Tết Nguyên đán giống như Việt Nam. Ẩm thực ngày Tết của người Hàn Quốc không thể thiếu món Tteokguk, còn được gọi là canh bánh gạo, trong bữa ăn đầu tiên của năm mới. Các thành viên trong gia đình sẽ cùng làm canh bánh gạo trong buổi sáng ngày mùng 1 với ý nghĩa về một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thành công.
Tteokguk được làm từ bánh gạo gọi là Tteok, cùng với nước xương bò hầm, thịt bò và hành hoa. Bánh gạo được thái vát, miếng mỏng, hình bầu dục và màu trắng tượng trưng cho sự trường thọ, sự thanh khiết của con người và mọi vật trên thế giới.
Ngoài ra, tok và garettok cũng là hai món ăn luôn có trong ngày Tết ở Hàn Quốc. Đây là các món ăn từ các loại thịt gia súc và gia cầm, chế biến bằng cách đem chiên. Sau bữa ăn, mọi người thường uống poricha, được làm từ trà pha chế với bột lúa mạch. Riêng loại rượu gui balki sool là thức uống bắt buộc trong ngày Tết, ai cũng phải uống dù ít hay nhiều để lấy may mắn. Người Hàn Quốc còn có quan niệm cho rằng các món trên khi tự tay chế biến sẽ mang lại nhiều tài lộc.
Campuchia
Cari là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Campuchia
Cari là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Campuchia. Những ngày đầu năm mới, mỗi gia đình đều đem món ăn này lên chùa và nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức bữa cơm đầu năm ấm cúng.
Hy Lạp
Bánh Vasilopita là một loại bánh ngọt truyền thống của Hy Lạp
Bánh Vasilopita là một loại bánh ngọt truyền thống của Hy Lạp, được ăn vào những dịp đặc biệt cũng như đầu năm mới. Món bánh này cũng phổ biến ở một số nước Đông Âu với tên gọi là "bánh Thánh Basil", hoặc "bánh Vua". Chiếc bánh này chỉ đơn thuần là bánh ngọt bơ bình thường, song điều khiến chúng trở nên đặc biệt đó chính là có một đồng xu nhỏ, và ai may mắn bắt được đồng xu này trong phần bánh của mình sẽ được coi là người may mắn và hạnh phúc nhất trong năm.
Vasilopita thường được ăn vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và sẽ được cắt bánh tuần tự từ người đứng đầu gia đình đến các thành viên nhỏ nhất...
Mông Cổ
Những món ăn truyền thống trong gia đình của người Mông Cổ luôn là những loại bánh làm từ bột và sữa ngựa. Trong đó, nổi bật nhất chính là những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi được làm từ đặc sản của người Mông Cổ là thịt cừu. Những chiếc bánh bao được làm với kích thước vừa phải gồm vỏ bánh là bột mì cùng nhân là rau cải và thịt cừu. Bánh được hấp chín, ăn khi còn nóng và được thưởng thức với sữa ngựa lên men hoặc bánh ngọt và trà sữa.
Lào
'Lạp'- Món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Lào
Món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Lào là món "lạp". Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào thì lạp được xem như là "linh hồn" của người Lào trong năm mới. Người ta có thể tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi, sau đó đem trộn với gia vị. Người Lào thường ăn lạp với xôi nóng.
Singapore
Gỏi cá Yusheng - Món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Singapore
Trong những ngày đầu năm, bữa cơm của các gia đình Singapore không thể thiếu món gỏi cá Yusheng - còn được gọi là gỏi thịnh vượng. Món ăn được làm từ cá hồi sống được thái lát mỏng, các loại rau củ quả thái sợi như bưởi, khoai môn, đu đủ, gia vị gừng, vừng, lạc rang cùng với bột chiên nước sốt từ mận.
Gỏi cá Yusheng được trang trí đẹp trong một bát to hoặc đĩa đến khi ăn mới được trộn đều. Khi trộn gỏi cá cần trộn các nguyên liệu lên càng cao càng tốt mang ý nghĩa về sự trọn vẹn, đầy đủ và thịnh vượng. Ngoài ra, người Singapore cũng cho thêm cà rốt và dưa leo với mong muốn trẻ mãi không già và may mắn phát tài.
Hà Lan
Oliebollen - Món ăn truyền thống của người Hà Lan
Người Hà Lan đón năm mới bằng những chiếc bánh rán phủ đường nhỏ, có tên là Oliebollen. Oliebollen mang ý nghĩa là "Old and New", "cũ và mới", tượng trưng cho những điều đã qua trong năm cũ và hướng đến những điều mới mẻ của năm sau. Oliebollen có hương vị gần giống bánh donut, gồm bột mì nhào với nho khô, táo, được rán vàng giòn và lăn qua bột đường đầy ngọt ngào và hấp dẫn.
Italy
Cotechino con lenticchie - Món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Italy
Người Italy ăn mừng ngày đầu năm mới với món ăn truyền thống là Cotechino con lenticchie (món hầm gồm xúc xích thịt heo và đậu lăng xanh) để đem lại nhiều may mắn cho cả năm. Trong đó, đậu lăng xanh có hình dạng giống những đồng xu, thể hiện cho sự may mắn và tiền bạc, còn thịt heo tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ.
Đan Mạch, Na Uy, Ba Lan, Thụy Điển
Cá trích là món ăn năm mới phổ biến nhất tại Ba Lan và các quốc gia Scandinavia như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển. Cá trích có màu bạc, chính vì vậy chúng được ăn vào lúc nửa đêm để ước vọng về một năm mới thịnh vượng. Món cá trích phổ biến ở Ba Lan là Sledzie Marynowane - cá trích ngâm muối, hành, hạt tiêu và giấm trắng trong 24 giờ. Người Scandinavia thường ăn cá trích cùng dưa chua, hành tây, pate, thịt viên và sốt kem trong một đĩa lớn.
Ngoài cá trích, người Đan Mạch và Na Uy cũng ăn một món bánh ngọt khá đẹp mắt trong đêm giao thừa, có tên là Kransekage, nghĩa là "bánh vòng hoa". Đó là một chiếc bánh cao, hình nón với nhiều bánh tròn nhỏ xếp chồng lên nhau. Bánh được làm bằng bột mì, hạnh nhân và thường được trang trí xung quanh với những lá cờ nhỏ và bánh quy giòn. Kransekage là món ăn truyền thống không thể thiếu trong đêm giao thừa và các dịp đặc biệt khác ở Đan Mạch và Na Uy.
Thổ Nhĩ Kỳ
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng quả lựu mang sắc đỏ là tượng trưng cho may mắn. Theo truyền thống, mọi người sẽ đập những quả lựu đỏ mọng này vào cửa ra vào, và quả càng vỡ to thì sẽ càng nhiều may mắn đến với bạn trong năm mới. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ uống nước ép lựu trong những bữa ăn dịp năm mới.
Mách chị em cách cắt bánh chưng cực nhàn: Không cần dùng dây lạt, không dính tay mà bánh vẫn đẹp xuất sắc! Bánh vuông hay bánh tét đều có thể áp dụng mẹo này, thế mới tiện chứ! Chắc hẳn chị em đều có thói quen cắt bánh chưng bằng chính phần dây lạt dùng để buộc bánh khi luộc. Đó là cách mà các bà và các mẹ thường làm, nhưng với chúng ta thì thao tác như vậy tiềm tàng nhiều rủi ro...