“Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017: Tuyên dương 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng
Ngày 11/7 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Thanh niên Quân đội, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Họp báo giới thiệu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017.
Đây là một trong những chương trình hưởng ứng phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11); tiếp tục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” triển khai trong giai đoạn 2015 – 2019 với nội dung tuyên dương các thầy giáo, cô giáo và những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ…
“Chia sẻ cùng thầy cô”năm 2017, tuyên dương 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng làm công tác dạy học; vận động các em học sinh đến trường, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục ở vùng biên giới, hải đảo…
Trong hai năm 2015 và 2016, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 106 thầy, cô giáo công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo và các trường học nằm trên đảo thuộc các huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo.
Tiếp nối thành công đó, năm nay, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017, tuyên dương 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng làm công tác dạy học; vận động các em học sinh đến trường, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục ở vùng biên giới, hải đảo…được học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội yêu mến, ghi nhận.
Chia sẻ về lý do lựa chọn đối tượng của chương trình năm 2017, đại diện Ban tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” cho biết nhiều năm qua, các cán bộ và chiến sĩ Bội đội Biên phòng bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, hỗ trợ chính quyền và bà con nhân dân ở vùng biên giới, hải đảo phát triển kinh tế, ổn định xã hội, còn trực tiếp tham gia vào công tác dạy học, xóa mù chữ, vận động các em học sinh đến trường, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Thanh niên Quân đội, Tập đoàn Thiên Long tổ chức
Những cống hiến, hi sinh thầm lặng của các các cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng đối với việc “gieo con chữ” ở vùng biên giới, hải đảo xứng đáng được xã hội tôn vinh, là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay…
Video đang HOT
Trong khuôn khổ chương trình, vào tháng 9/2017, “Chia sẻ cùng thầy cô” sẽ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đang làm công tác giáo dục ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
Đặc biệt, “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017 sẽ tổ chức cuộc thi online mang tên “Nghĩ về chiến sĩ giáo dục mang quân hàm xanh”để xã hội cùng chia sẻ khó khăn và gửi lời động viên đến đối tượng của chương trình năm nay. Thông tin chi tiết xem tại Fanpage: www.facebook.com/chiasecungthayco
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017 sẽ nhận hồ sơ xét tuyên dương từ ngày 11/7/2017 đến hết ngày 11/9/2017. Hồ sơ gửi về Ban Thanh niên Bộ đội Biên phòng, số 4 Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bìa hồ sơ ghi rõ: Tham gia vhương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017).
Dự kiến Lễ tuyên dương Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017 sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017 tại thủ đô Hà Nội.
“Hơn hết, chúng tôi tin rằng những chiến sĩ giáo dục ấy xứng đáng được tôn vinh vì họ không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng mà còn bỏ nhiều tâm huyết vào công tác dạy học, xóa mù chữ cho các em học sinh nghèo”, ông Nguyễn Đình Tâm – Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long chia sẻ
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Đình Tâm – Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long nói: “Chúng tôi xin dùng từ “phi thường” để diễn tả về nghị lực và tấm lòng của những con người ấy. Và thật vui mừng vì không chỉ Thiên Long mà toàn xã hội đã cùng sẻ chia và lan tỏa những câu chuyện cảm động trong hành trình gieo chữ gian nan nhưng cao quý của các thầy cô”.
Ông Tâm nhấn mạnh: “Hành trình sẻ chia và lan tỏa của “Chia sẻ cùng thầy cô” vẫn tiếp nối với trạm kế tiếp là câu chuyện về cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đang nhận nhiệm vụ dạy học ở vùng sâu vùng xa. Hơn hết, chúng tôi tin rằng những chiến sĩ giáo dục ấy xứng đáng được tôn vinh vì họ không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng mà còn bỏ nhiều tâm huyết vào công tác dạy học, xóa mù chữ cho các em học sinh nghèo. Chắc chắn rằng những câu chuyện phi thường về tinh thần vượt khó và sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ giáo dục mang quân hàm xanh sẽ thổi bùng truyền thống tôn sự trọng đạo của người Việt”.
Theo congly.vn
Xe đạp mượn - chắp cánh ước mơ học trò nghèo
Những chiếc xe đạp mượn đã giúp không ít trò nghèo thoát cảnh thất học, muộn học, vượt qua khó khăn để đến lớp, đến trường.
Khác với nhiều trường học ở thành thị, khu để xe của học sinh trường THPT số 4 (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) không chỉ vắng bóng những chiếc xe đạp điện, xe máy điện mà ngay cả số xe đạp xếp gọn gàng tại đó hầu hết cũng đều là xe mượn.
Chính những chiếc xe đạp mượn này đã gắn bó với nhiều lớp học sinh của nhà trường suốt 6 năm qua, giúp không ít trò nghèo thoát cảnh thất học, muộn học, vượt qua khó khăn để đến lớp, đến trường.
Con đường đến trường vất vả của học trò Văn Bàn.
Nằm ở phía Đông Nam của huyện, trường THPT số 4, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai là cái nôi học tập của con em thuộc 5 xã đặc biệt khó khăn: Khánh Hạ, Khánh Trung, Chiềng Ken, Nậm Tha, Liêm Phú. Tuy nhiên, con đường đi học vất vả, xa xôi là trở ngại lớn nhất đối với học sinh nơi đây.
Hàng sáng, để tới được lớp học, cách duy nhất mỗi học sinh có thể làm là dậy thật sớm và đi bộ. Việc học sinh tới lớp muộn hay nghỉ học vì nhà xa, đường khó là điều thường xuyên xảy ra.
Chính những yếu tố đó là nỗi trăn trở không nguôi của các cán bộ thầy cô nhà trường và cũng là lý do để những chiếc xe đạp mượn ra đời.
Thầy Lục Cao Cường - phó hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ: "Chương trình này nhằm vận động học sinh đến trường đúng thời gian, từ đó học sinh không phải đi xa đi bộ đi học nên yêu thích đến trường. Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà trường, học sinh cũng ý thức được và sẵn sàng tham gia đi học, học đúng giờ, nhận thức trong học tập cũng tốt hơn".
Xe đạp mượn xếp ngăn nắp trong nhà để xe.
Điều đặc biệt của chương trình nằm ở chỗ, xe đạp sẽ không cho tặng miễn phí mà chỉ cho mượn. Mục tiêu nhà trường đặt ra là tất cả học sinh nhà xa trường phải đi bộ từ 5 km trở lên sẽ được mượn xe đạp.
Quỹ xe đạp sẽ do nhà trường huy động từ mọi nguồn lực và vận động hảo tâm để gây dựng. Trong quá trình sử dụng, xe hỏng hóc đâu sẽ do nhà trường sửa chữa. Hết năm, hết khóa xe đạp phải gửi lại cho nhà trường bảo quản để tiếp tục dùng cho năm sau.
Câu chuyện khởi nguồn từ năm 2010 khi ý tưởng xây dựng quỹ xe đạp được thực hiện. Ban đầu, với số tiền ít ỏi vận động được, nhà trường đã mua 4 chiếc xe đạp cũ, nhưng chỉ ưu tiên được cho 4 học sinh khó nhất, xa nhất mượn.
Ngoài ra, hàng trăm học sinh khác của một trường có tới 90% là con nhà nghèo vẫn phải đi bộ. Thương học trò, các cán bộ thầy cô nhà trường tìm đủ cách xoay sở, vận động, quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu đề ra.
Trong suốt 6 năm qua, từ những thiếu thốn ban đầu, đến nay quỹ xe đạp mượn của nhà trường đã gây dựng được 125 chiếc, nâng bước tổng số hơn 400 lượt học sinh nghèo tới trường.
Em Vương Văn Hưởng - học sinh lớp 11 trường THPT số 4, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - chia sẻ: "Trước đây bọn em phải đi học rất vất vả, phải dậy sớm, những ngày mưa bão, ngày đông giá rét thường xuyên đi học muộn.
Từ khi có xe đạp, vào những ngày đông giá rét bọn em có thể dậy muộn hơn một tí để đi học cho bớt lạnh, quãng đường bọn em đến trường trên 7 km được rút ngắn lại, thời gian đi ngắn hơn. Em thấy chương trình này rất thiết thực và ý nghĩa.
Xe đạp mượn hỏng hóc sẽ do các thầy cô nhà trường sửa chữa.
Nhờ có chương trình, đến hôm nay, tại trường THPT số 4 Văn Bàn không còn ghi nhận trường hợp học sinh nào đến lớp muộn hay thất học vì nhà xa nữa. Học sinh chăm chỉ đi học giúp tỷ lệ chuyên cần của trường hàng năm đều duy trì ở mức cao.
Tỷ lệ học sinh khá giỏi từ 20% năm học 2010-2011 đến nay đã tăng lên hơn 40%. Trong số các học sinh được mượn xe, nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Thầy Nguyễn Minh Tuân - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Nhờ có chương trình này chúng tôi đã vận động được 7 em học sinh nhà xa trường bỏ học đi học trở lại. Chương trình cũng giúp các em gắn bó với nhà trường, yêu thương nhau hơn.
Bên cạnh đó, từ khi có chương trình, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký thi vào đã tăng lên. Đơn cử như năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh đăng ký vào trường mới đạt 37,4%, đến năm học 2016-2017 con số đã tăng lên 71,2%".
Những chiếc xe đạp mượn đã đang và sẽ là món quà quý giá, giúp rút ngắn khoảng cách xa xôi, gắn bó tình cảm thầy trò và chắp cánh ước mơ cho lớp lớp học trò nghèo Văn Bàn.
Theo Zing
Nam sinh đạt 27,85 điểm và nỗi lo không có tiền nhập học Cậu học trò nghèo Lê Trung Anh, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Minh Khai (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đạt 27,85 điểm khối A, cao thứ ba toàn tỉnh (Toán 9,25, Lý 9,4, Hoá 9,2). Với những người thân yêu của Lê Trung Anh, kết quả ấy dường như không mấy bất ngờ bởi từ nhỏ cậu đã học giỏi, luôn dẫn đầu...