Chia sẻ của bà mẹ ở Hà Nội có con là quán quân cuộc thi tiếng Anh: “Tôi gặp nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ dạy con biết tiếng Anh trước tiếng Việt”
Tôi đã gặp một số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Việc dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, không thuộc về tòa soạn.
“Có nên dạy ngoại ngữ sớm cho con” , câu hỏi tưởng chừng đã cũ nhưng luôn có những ý kiến trái chiều khi được đề cập đến. Nhiều ý kiến cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi không ít gia đình cho con tiếp xúc môn học này từ nhỏ vì trẻ bộc lộ khả năng học ngoại ngữ.
Mới đây, câu chuyện của một một ông bố dạy tiếng Anh cho con từ lúc bé 7 tuần tuổi và 1 mẹ dạy tiếng Anh cho con trước tiếng Việt, 2 bé đều sống ở Việt Nam nhưng đến giờ đã sử dụng song ngữ Anh – Việt rất tốt khiến nhiều phụ huynh ngưỡng mộ. Tuy nhiên từ đây, tranh cãi liên quan tới việc có nên cho con học tiếng Anh sớm cũng được thổi bùng lên với nhiều ý kiến khác nhau.
Chị Trần Thị Thanh (Hà Nội).
Là một phụ huynh có con đang học trường chuyên Hà Nội Amsterdam, chị Trần Thị Thanh (Hà Nội) cho rằng, dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Con chị Thanh học tiếng Anh từ 4 tuổi, sau khi đã nói rõ tiếng Việt và được mẹ dạy theo kiểu học mà chơi chứ không áp lực. Năm nay 15 tuổi, cháu đã từng là Quán quân miền Bắc, Á quân toàn quốc cuộc thi English champion 2017 ; Huy chương vàng cuộc thi Toán và khoa học Quốc tế Imso 2018 …
Xin được trích dẫn quan điểm của chị Thanh về vấn đề đang gây tranh cãi này:
Mấy bố mẹ đang khoe về việc dạy tiếng Anh cho con từ lúc 7 tháng tuổi, sống ở Việt Nam con biết tiếng Anh trước tiếng Việt và giờ con đang nói song ngữ, rằng tiếng Anh rất quan trọng nên phương pháp của mấy bố mẹ này là đúng.
Video đang HOT
Tôi cho rằng đây không phải là phương pháp có thể áp dụng cho mọi trẻ ở Việt Nam.
THỨ NHẤT , năng lực tiếp thu ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Các bé nhắc đến ở trên được bố mẹ cho tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh ngay từ lúc sơ sinh nên đương nhiên con sẽ nói tiếng Anh trước, lớn hơn chút nữa bố mẹ mới dạy con tiếng Việt, con tiếp xúc với môi trường xung quanh toàn người nói tiếng Việt nên con lại giỏi cả tiếng Việt và trở thành 1 đứa trẻ song ngữ trong 1 gia đình song ngữ.
Những trường hợp như thế này cũng giống như nhiều trẻ em Việt sống cùng bố mẹ ở các nước nói tiếng Anh được bố mẹ dạy cả tiếng Anh và tiếng Việt, trẻ sẽ sử dụng song ngữ Anh – Việt. Những cháu được bố mẹ dạy trở thành trẻ song ngữ, nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt là do các cháu bẩm sinh có khả năng tiếp thu ngôn ngữ, học ngoại ngữ tốt.
Tôi từng gặp 1 số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Bé 6 tuổi vào lớp 1 học trường tư thục chất lượng cao hệ song ngữ. Cháu phải giao tiếp với người thân, bạn bè thầy cô bằng tiếng Việt, học tập bằng tiếng Việt nhưng vốn từ tiếng Việt của cháu khá ít, cháu rất khó khăn khi diễn đạt, giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt, khó tiếp thu các môn học bằng tiếng Việt. Điều này làm cháu căng thẳng, nhút nhát, ít nói và học kém.
Tiếng Anh của cháu cũng tương tự như tiếng Việt, không thể sử dụng tiếng Anh như một đứa trẻ bản xứ theo mong muốn của bố mẹ. Cuối cùng gia đình phải đưa con đến chuyên gia giúp điều chỉnh lại. Giờ bạn ấy 15 tuổi, hoàn toàn bình thường, Tiếng Việt tốt, tiếng Anh không giỏi chỉ ở mức khá dù gia đình vẫn đầu tư cho học tiếng Anh, tất cả các môn học ở mức khá nhưng vui vẻ hạnh phúc.
Vậy dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt theo tôi không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Nếu không giải thích rõ đây là trường hợp đặc biệt mà nhiều bố mẹ áp dụng có thể gây phản tác dụng, trẻ song ngữ cũng nhiều nhưng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cũng không ít. Nhiều bố mẹ tin vào truyền tai, mà lại không giỏi ngoại ngữ để dạy con sẽ hoang mang tự ti vì con mình sẽ không giỏi tiếng Anh như con người ta.
THỨ HAI , vấn đề quan trọng nhất tôi muốn nói đề cập là: Ở Việt Nam tiếng Anh quan trọng, cần chú trọng dạy tiếng Anh cho trẻ, nhưng không nên đề cao quá như vậy, không nhất thiết phải dạy tiếng Anh trước tiếng Việt. Giỏi kỹ năng, giỏi các môn khoa học khác mới thực sự cần thiết trong cuộc sống và đó mới thực sự quan trọng.
Tiếng Anh chỉ là công cụ để tiếp cận các môn khoa học khác, để học tập, để giao tiếp với người nước ngoài trong công việc, cuộc sống. Hiện giờ nhiều trẻ đến cuối THCS và THPT mới học tiếng Anh nhưng các con học rất nhanh và rất giỏi. Nhiều bạn học chuyên các môn tự nhiên đã có điểm ielts 7.0 – 8.0, giao tiếp sử dụng tiếng Anh tốt.
Thay vì dạy con tiếng Anh từ 7 tháng hãy dạy con phát triển tư duy logic, khám phá thế giới xung quanh, khám phá thiên nhiên, rèn khả năng tập trung cho trẻ, rèn luyện trí nhớ cho trẻ, bồi dưỡng để trẻ có trí tưởng tượng phong phú, truyền cảm hứng để trẻ ham học hỏi – những việc này bố mẹ không biết tiếng Anh đều làm được.
Con nói tiếng Việt trôi chảy hãy dậy con tiếng Anh cũng là sớm rồi. Đạt được điều này, sau này con sẽ học ngoại ngữ rất nhanh. Các bố mẹ dù không biết tiếng Anh cũng đừng quá lo lắng, để tâm đến việc giáo dục, rèn luyện con thật tốt, cho con học tiếng Anh đúng hướng ắt con sẽ sử dụng tiếng Anh tốt.
Tôi cũng chú trọng dạy tiếng Anh cho con nhưng là khi con 4 tuổi và con rất thích học. Từ lúc con 2 tuổi nhà vô số các loại đồ chơi, sách rèn tư duy/trí nhớ cho trẻ và các loại sách truyện khác. Cứ cuối tuần là đi chơi công viên, về quê để con gần gũi thiên nhiên, đi các trung tâm vui chơi để con vận động, khám phá. Tiền lương chỉ đủ mua đồ chơi, sách và tiền taxi cho con đi chơi.
Đặc biệt, bố mẹ dành thời gian nhiều nhất có thể để chơi cùng con, nói chuyện với con thật nhiều, đọc truyện cho con nghe, kiên trì giải thích mọi thắc mắc của con là cách giúp con phát triển tư duy tốt nhất. Đến giờ con tôi học tiếng Anh cũng rất tốt nhưng cháu dành nhiều thời gian cho các môn tự nhiên mà cháu yêu thích hơn.
THỨ BA , có một thứ cực kỳ quan trọng mà hình như ít được bố mẹ chú trọng trong giáo dục trẻ đó là: Giáo dục con có ý chí, quyết tâm, vượt khó để sau này con vững vàng trong cuộc sống. Trẻ cũng rất cần được giáo dục rèn luyện để hình thành những đức tính tốt; tính chính trực, biết chia sẻ, biết hợp tác, có ý thức trách nhiệm,…
Nữ sinh tốp 3 kỳ thi đánh giá năng lực: Điểm cao nhờ tư duy suy luận
Nằm trong tốp 3 thí sinh điểm cao nhất kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức mới đây, Bùi Ngọc Nhi cho biết đề có rất nhiều câu hỏi hay và lạ, cần thí sinh biết suy luận mở rộng.
Bùi Ngọc Nhi cho rằng một trong những bí quyết thi đạt điểm cao là nắm vững kiến thức - N.B
Dùng phương pháp loại suy để tìm ra đáp án nhanh nhất
Bùi Ngọc Nhi là học sinh lớp 12 chuyên hóa Trường Phổ thông năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM. Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua, Nhi đạt số điểm 1.093/1.200, chỉ thua người đứng đầu 10 điểm.
Nhi luôn nằm trong tốp học sinh điểm cao của lớp chuyên hóa - N.B
Chia sẻ về đề thi mà mình vừa chinh phục một cách "ngon lành" để đạt thành tích tốp 3 này, Nhi cho biết: "Khi mở đề thi ra, em cảm thấy những bài đọc rất hay và lạ, vừa cho em cơ hội vận dụng những gì đã học, vừa giúp em có thêm những kiến thức mới mẻ. Ngoài những câu hỏi kiểm tra kiến thức học sinh, đề còn ra các bài đọc để tụi em có thể suy luận mở rộng".
Ngoài ra, Nhi cho biết kiến thức các môn tự nhiên và xã hội được phân bố đồng đều trong đề thi. Đặc biệt, đề chú trọng phần ngôn ngữ khi có đến 20 câu tiếng Việt và 20 câu tiếng Anh. "Phần kiến thức đơn thuần như thi tốt nghiệp THPT chiếm khá ít các phần còn lại yêu cầu học sinh phải đọc kỹ yêu cầu đề bài và bài đọc, kết hợp với kiến thức sẵn có của mình. Em nghĩ đề đánh giá năng lực đều lấy cơ sở là những kiến thức được học trên trường lớp, nhưng nếu thí sinh có thêm kiến thức thực tế thì việc làm bài có lẽ sẽ dễ dàng hơn", Nhi nhìn nhận.
Được biết, trước khi thi, Nhi đã tìm hiểu kinh nghiệm của các anh chị đi trước, ngoài ra, về kiến thức thì Nhi đã có cả một quá trình lâu dài chuẩn bị, bằng cách cố gắng tiếp thu bài học các môn trên lớp và hỏi bạn bè, thầy cô những chỗ còn thắc mắc. Nhi kể: "Trong phòng thi, em giữ tinh thần tỉnh táo và thoải mái nhất để có thể hoàn thành tốt bài làm. Có một số em dùng phương pháp loại suy và nhận thấy đây là cách để tìm được đáp án nhanh nhất. Bên cạnh đó, khi làm bài thì em làm từ trên xuống dưới, vừa làm vừa tô luôn đáp án, câu nào chưa chắc thì đánh dấu để sau đó quay lại".
Theo Nhi, nếu có một lượng kiến thức phổ thông ổn rồi, thì chỉ cần kết hợp thêm một số kỹ năng làm bài, có tư duy suy luận là có thể làm bài đánh giá năng lực tốt.
Muốn theo đuổi ngành công nghệ sinh học
Không phải ngẫu nhiên mà Bùi Ngọc Nhi trở thành thí sinh nằm trong tốp 3 trên tổng số gần 70.000 thí sinh dự thi. Ở lớp chuyên hóa của mình, Nhi cũng luôn nằm trong tốp 5 học sinh có điểm cao nhất lớp. Nhi đặc biệt yêu thích môn sinh nên học cực siêu môn này, với điểm tổng kết học kỳ là 10. Không chỉ vậy, các môn như toán, lý, hóa... Nhi đều có điểm trung bình trên 9, chỉ có môn văn là "thấp" nhất khi đạt gần 9.0.
Lý giải về thành tích học tập trên, Nhi khiêm tốn nói: "Em nhờ thầy cô, bạn bè giúp đỡ rất nhiều và được ba mẹ động viên, tạo điều kiện, môi trường học tập tốt nhất. Còn về phương pháp, em nghĩ chỉ cần ở trên lớp chịu khó nghe thầy cô giảng để tiếp thu kiến thức, nắm thật vững những bài học trong sách giáo khoa. Ngoài ra em cũng đọc thêm sách báo. Hôm nào nhiều bài vở thì em học tới 12 giờ đêm, nếu không thì 11 giờ là em kết thúc để đi ngủ. Ngoài giờ học thì Nhi cũng thư giãn bằng cách trò chuyện với bạn bè, lướt Facebook, xem phim và các chương trình về động vật trên tivi ".
Nhi cho biết nguyện vọng đầu tiên là muốn theo đuổi ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vì ngành này có nhiều ứng dụng có ích cho con người, đặc biệt trong y tế như giúp nghiên cứu về tế bào gốc, vắc xin cứu người... Bên cạnh đó, Nhi cũng muốn đăng ký thêm ngành y đa khoa của Trường ĐH Y dược TP.HCM. Vì thế, dù có số điểm chắc chắn đậu ngành công nghệ sinh học, nhưng nữ sinh tốp 3 kỳ thi đánh giá năng lực vẫn muốn cố gắng đạt điểm cao ở các môn toán, hóa, sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới để có thể xét tuyển thêm ngành y đa khoa này.
'Ép con ôn thi quá sức khác gì bắt ăn ngày 20 bát cho nhanh lớn' TS Đỗ Duy Hiếu, giáo viên dạy Toán ở Hà Nội, thốt lên như vậy trước tình trạng phụ huynh bắt con học thêm quá nhiều để thi vào lớp 6 chất lượng cao. TS Đỗ Duy Hiếu cho biết khoảng 5-7 năm trước đây, có thể nói, việc học nâng cao nói chung và luyện thi vào các trường chất lượng cao...