Chia sẻ cách chăm sóc xe ô tô chuyên nghiệp tại nhà
Các phương pháp chăm sóc xe ô tô tại nhà dưới đây sẽ giúp xe của bạn hoạt động bền bỉ và tránh bị hư hỏng vặt.
Kiểm tra dầu động cơ
Kiểm tra mức độ dầu thường xuyên và theo dõi rò rỉ. Bạn hãy sử dụng que thăm để kiểm tra, lưu ý đỗ xe trên bề mặt phẳng để đo được chính xác. Nếu mức độ thấp, hãy bổ sung đầy bình dầu. Ngoài ra, sửa chữa ngay lập tức nếu bạn tìm thấy bất kỳ rò rỉ.
Những loại xe có công suất khác nhau sẽ yêu cầu lượng dầu khác nhau. Bạn cần tham khảo thông tin trên hướng dẫn sử dụng hoặc các cơ sở bảo dưỡng để thay loại dầu chính xác.
Kiểm tra dầu hộp số tự động
Nắp xi-lanh của các xe số tự động thường được niêm phong. Nếu xe bạn không phải là một trong số những loại này, bạn có thể mở nắp và kiểm tra lượng dầu bên trong khi động cơ còn ấm và đang chạy. Lưu ý, kiểm tra lượng dầu trong bể chứa dầu và bơm trợ lực lái cùng một lúc.
Tài xế hãy thường xuyên kiểm tra và chăm sóc xe ô tô. (Đồ họa: TT)
Kiểm tra áp suất lốp và đảo lốp xe
Tất cả các lốp xe nên được bơm đúng psi. Vì vậy, bạn phải kiểm tra tất cả áp suất của lốp xe, kể cả phụ tùng một lần/tháng và trước những chuyến đi đường dài. Ngoài ra, đảo lốp xe thường xuyên để đảm bảo chúng mòn đều.
Kiểm tra nước làm mát động cơ
Thông thường, nước làm mát cần được thay sau mỗi 40.000 – 50.000 km lăn bánh (khoảng 2-3 năm). Đối với những xe lần đầu thay nước làm mát có thể thay sau khoảng 50.000 km, nhưng lần tiếp theo phải thay theo tần suất này.
Video đang HOT
Đặc biệt vào mùa hè, người dùng cần kiểm tra mực nước làm mát thường xuyên, nếu quá thấp phải bổ sung ngay. Đồng thời, tài xế cần phải kiểm tra hệ thống làm mát để tránh bị rò rỉ.
Làm sạch hệ thống pin của bạn hằng năm
Hệ thống dây điện kết nối hệ thống pin có thể bị ăn mòn hoặc bám bụi bặm sau một năm sử dụng, khiến cho dòng điện bị nhập nhằng. Vì vậy, bạn có thể tháo hết 2 cực của ắc-quy và dùng banking soda để làm sạch bụi bẩn.
Thay thế cầu chì khi bị nổ
Nếu một số đèn trong nội thất xe bị tắt, có thể do cầu chì bị nổ. Vì vậy, hãy xác định ngay vị trí 2 hộp cầu chì trong xe để thay thế; một cái thường ở gần đầu gối trái của bạn khi ngồi ở ghế lái và cái còn lại thường được tìm thấy bên trong khoang máy.
Thay bu-gi sau 50.000 km
Mở mui xe và xác định vị trí dây bu-gi chạy vào đỉnh động cơ, bạn nên thay bu-gi sau mỗi 50.000 km.
Vệ sinh nội thất
Bạn hãy lau kỹ các khe sâu, bởi đây là vị trí đọng bụi bẩn và là “ngọn nguồn” của những mùi hôi khó chịu bao gồm: các kẽ nệm ghế, cửa gió điều hòa, các hốc trên bảng táp-lô… hay các vị trí có thể tháo/lật ra như: nắp hộc chứa đồ, hộc đựng găng tay hay túi đựng đồ ở lưng ghế.
Với các mẫu xe ô tô có nội thất bọc da thật, chủ xe có thể tự mua hóa chất dưỡng da ô tô về để làm mềm bề mặt da tại nhà.
Những kiểu dùng xe "như phá" khiến ô tô nhanh xuống cấp
Với những thói quen sử dụng, bảo dưỡng xe sai lầm dưới đây xe hơi của bạn sẽ nhanh hỏng đến bất ngờ so với bình thường.
Chạy rốt - đa ô tô mới mua
Chạy rốt- đa là quá trình "luyện tập" cho động cơ xe, hộp số, hệ truyền động. Khi xe mới mua các bộ phận, chi tiết chưa có diện tích tiếp xúc hoàn hảo nên chạy rốt-đa giúp cho các chi tiết trên động cơ, hộp số, hệ truyền động được mài mòn một cách vừa đủ, san phẳng bề mặt của chúng, giúp chúng hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, chạy rốt - đa xe mới như thế nào là đúng? Rất nhiều chủ xe chỉ chạy rốt - đa đi vài kilomet và duy trì ở một tốc độ cố định, điều này là sai lầm cần tránh. Hãy giảm tốc hoặc tăng tốc và chạy trong khoảng 1.000km đầu tiên với tải trọng không quá 80%.
Tư tưởng bơm áp suất lốp sai lệch
Không ít tài xế cho rằng, bơm lốp càng căng xe chạy càng nhẹ còn nếu bơm thiếu hơi thì phanh sẽ nhạy hơn. Tuy nhiên, nếu để lốp căng quá sẽ khiến giảm chấn của bánh xe mất tác dụng, khi chạy sẽ bị "nảy" bánh và giảm hiệu quả phanh.
Ngược lại, nếu lốp non hơi sẽ bị mất độ ổn định điều khiển xe, không cân bằng, hiệu quả phanh giảm và còn tăng ma sát giữa lốp và mặt đường. Chưa kể lốp bơm không đúng với thông số khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ rút ngắn tuổi thọ của vỏ xe, rất nguy hiểm khi chạy trên đường.
Khi dừng, đỗ xe thường quên kéo phanh tay
Ảnh minh họa
Quên kéo phanh tay khi dừng hoặc đỗ xe là nguyên nhân đã gây ra không ít các vụ tai nạn. Do bản chất tác dụng của phanh tay để xe giữ đứng yên, nhưng nếu quên kéo phanh tay sẽ khiến xe bị trôi, đặc biệt ở trên đoạn đường dốc. Còn với trường hợp đã về "mo" - P mà phanh tay chưa được kéo sẽ khiến bánh răng cóc trên hộp số bị hao mòn nhanh và không đạt được tác dụng tối đa.
Đạp bàn đạp ga vài cái trước khi nổ máy và trước khi tắt máy
Các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô cho biết, bơm xăng tiếp liệu là bơm điện (khi mở công tắc điện mới hoạt động) hoặc bơm cơ khí hoàn toàn không hề bị tác động khi nhấn ga. Bên cạnh đó, rồ ga hoặc tắt máy đột ngột có thể làm dư xăng ở cổ hút, dẫn đến "ngộp xăng" ở lần khởi động kế tiếp. Do đó, biện pháp đạp ga trước khi nổ máy hoặc trước khi tắt máy để nạp thêm bình điện rất ít khi có hiệu quả.
Thay nước làm mát mỗi khi thay dầu
Ảnh minh họa
Két nước làm mát không cần phải thay quá thường xuyên, nó không đòi hỏi thay liên tục như thay dầu mà nên căn khoảng 5 năm/lần.
Tuy nhiên, để xe hoạt động tốt nên tiến hành kiểm tra két nước thường xuyên, phải đảm bảo mực nước luôn ở giữa trạng thái "full" và "low" khi động cơ đang nguội. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì bạn cần kiểm tra xem có bị rò rỉ không để có biện pháp sửa chữa kịp thời.
Thường xuyên đánh bóng xe để giữ mới
Ảnh minh họa
Sau mỗi lần đánh bóng xe trông đều rất sạch nhưng sáp đánh bóng đều có hoá chất và một lượng bột mài làm mòn lớp sơn bị đánh. Nếu đánh bóng quá nhiều lần khi nó chưa thật sự cũ sẽ khiến sơn xe bị bào mòn nhanh, mất lớp bảo vệ và bạc màu. Cách tốt nhất để xe luôn mới là rửa sạch bằng các dung dịch chuyên dùng, giữ bóng sơn bằng các dung môi nhẹ nhàng.
Xe ôtô cũ hoạt động kém hiệu quả, chủ xe cần làm gì? Để xe ôtô cũ hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn, chủ xe không nên bỏ qua các công việc đơn giản dưới đây. Thay dung dịch làm mát Dung dịch làm mát cần phải được thay thế định kỳ để động cơ có thể hoạt động hiệu quả nhất. Bởi, sau khoảng thời gian 5 năm, các thành phần hóa học...