Chia rẽ sâu sắc về xung đột Nga – Ukraine ở 4 nước Trung Âu
Các thủ tướng của CH Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia cho biết ngày 27/2 rằng bốn quốc gia Trung Âu này đang bị chia rẽ sâu sắc về cuộc xung đột ở Ukraine và cách giải quyết xung đột.
Quan chức Nga cảnh báo về kịch bản NATO triển khai quân tới Ukraine Nga phản ứng về thông tin NATO triển khai quân ở Ukraine 2 lý do chính khiến Đức từ chối gửi tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine
Từ trái sang: Thủ tướng Slovakia Robert Fico, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng CH Séc Petr Fiala và Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: finance.yahoo.com
Bốn quốc gia Trung Âu trên đã thành lập một nhóm không chính thức được gọi là Visegrad 4.
Theo hãng tin AP, trong khi CH Séc và Ba Lan thống nhất ủng hộ nhiệt tình cho Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí, Hungary và Slovakia có quan điểm hoàn toàn ngược lại.
Thủ tướng Séc Petr Fiala, người chủ trì cuộc gặp của Visegrad 4 ở Praha, cho biết: “Có những khác biệt giữa chúng tôi. Tôi sẽ không giữ bí mật, sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng tôi bất đồng quan điểm về cuộc xung đột Nga – Ukraine và cách giải quyết cuộc khủng hoảng này”.
Video đang HOT
Về phần mình, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói: “Việc đánh giá về những gì đang diễn ra hiện nay ở Ukraine phải rõ ràng”.
Phía Ba Lan cho biết họ sẵn sàng đóng góp vào kế hoạch của CH Séc để mua đạn dược mà Ukraine rất cần từ các nước thứ ba ngoài Liên minh châu Âu.
Ngược lại, Slovakia và Hungary đã từ chối cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Trong khi Thủ tướng Slovakia Robert Fico nói rằng cách tiếp cận cuộc chiến của phương Tây là “thất bại tuyệt đối”, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán vẫn duy trì mối quan hệ với Nga.
Ông Fico lưu ý: “Tôi không tin vào giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Ukraine và cho rằng EU nên có kế hoạch hòa bình cho cuộc chiến”.
Nhà lãnh đạo Slovakia cũng phản đối các lệnh trừng phạt Nga của EU và muốn ngăn Ukraine gia nhập NATO. ÔngFico nói rằng số lượng vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ không thay đổi được cục diện cuộc chiến.
Trong khi đó, Thủ tướng Orbán nêu rõ: “Chiến tranh chỉ có thể kết thúc bằng đàm phán”, nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán hòa bình nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
Nga phản ứng về thông tin NATO triển khai quân ở Ukraine
Điện Kremlin cảnh báo xung đột trực tiếp với NATO nếu quân liên minh tham chiến ở Ukraine trong khi Thủ tướng Slovakia tiết lộ tài liệu thảo luận của NATO khiến ông "rùng mình lạnh sống lưng".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
Điện Kremlin ngày 27/2 cảnh báo rằng xung đột giữa Nga và liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu sẽ trở nên không thể tránh khỏi nếu các thành viên châu Âu của NATO gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó ngày 26/2 đã mở đường cho các quốc gia châu Âu gửi quân tới Ukraine, mặc dù ông cảnh báo rằng không có sự đồng thuận nào về bước đi như vậy trong giai đoạn này khi các nước thành viên đồng ý tăng cường nỗ lực cung cấp thêm đạn dược cho Kiev.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên khi được hỏi về tuyên bố của ông Macron: "Việc thảo luận về khả năng gửi một số quân từ các nước NATO tới Ukraine là một yếu tố mới rất quan trọng".
Khi được các phóng viên hỏi những rủi ro của một cuộc xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO sẽ là gì nếu các thành viên NATO gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine, ông Peskov nói: "Trong trường hợp đó, chúng ta không cần nói về khả năng xảy ra mà về tính không thể tránh khỏi (của một cuộc xung đột trực tiếp)".
Trong khi đó, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cũng tiết lộ rằng một số thành viên NATO và EU đang xem xét việc gửi binh sĩ đến Ukraine trên cơ sở song phương. Ông Fico, người từ lâu đã phản đối việc cung cấp quân sự cho Ukraine và có quan điểm được một số nhà phê bình coi là thân Nga, không đưa ra thông tin chi tiết và các nhà lãnh đạo châu Âu khác cũng không bình luận ngay lập tức về nhận xét của ông.
Các thành viên NATO đã cung cấp hàng tỷ USD vũ khí và đạn dược cho Kiev và đang huấn luyện lực lượng Ukraine. Nhưng các nhà lãnh đạo NATO bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh rằng liên minh quân sự phương Tây muốn tránh xung đột trực tiếp với Nga, điều có thể dẫn đến chiến tranh toàn cầu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định hôm 14/2: "Cả NATO và các đồng minh NATO đều không tham gia vào cuộc xung đột".
Khi được hỏi về vấn đề này, Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết: "CH Séc chắc chắn không sẵn sàng gửi bất kỳ binh sĩ nào tới Ukraine, không ai phải lo lắng về điều đó".
Thủ tướng Fico cho biết ông nhận thấy nguy cơ xung đột leo thang lớn ở Ukraine và không thể tiết lộ thêm thông tin cho công chúng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời các nhà lãnh đạo châu Âu tới Điện Elysee để dự một cuộc họp làm việc được thông báo trong thời gian ngắn vì điều mà các cố vấn của ông nói là "hành động leo thang" của Nga leo thang trong vài tuần qua.
Thủ tướng Fico lưu ý việc tổ chức cuộc họp cho thấy chiến lược của phương Tây đối với Ukraine đã thất bại và ông sẽ tham gia với tinh thần xây dựng mặc dù tài liệu thảo luận khiến ông "rùng mình lạnh sống lưng".
Báo Spiegel: Đức bí mật thuyết phục Ấn Độ bán đạn dược để viện trợ cho Ukraine Các quan chức Đức đang tổ chức các cuộc đàm phán bí mật với Ấn Độ để mua đạn dược cho Ukraine. Đức đang nỗ lực để đảm bảo viện trợ cho Ukraine như cam kết. Ảnh: Mil.in.ua Theo tờ Spiegel (Đức) ngày 26/2, một phái đoàn không chính thức gồm các sĩ quan, nhà ngoại giao và công chức từ Văn phòng...