“Chìa khóa” giúp học sinh trung học làm chủ nghề nghiệp tương lai
Tham gia cuộc thi tìm hiểu, khám phá nghề nghiệp Career Quest giúp học sinh trung học rèn kiến thức, kỹ năng của thế kỷ 21. Đó là hành trang để làm chủ lộ trình nghề nghiệp tương lai trước thế giới đầy biến động.
Việc tạo lập lộ trình nghề nghiệp ngay từ cấp trung học giúp học sinh tự tin biến ước mơ nghề nghiệp thành hiện thực trước một thế giới đầy biến động.
Mới đây, tại Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring đã diễn ra Gala trao giải cuộc thi tìm hiểu và khám phá nghề nghiệp Career Quest 2020 với chủ đề “Jobs of the Future – Nghề nghiệp của tương lai”.
Dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn miền Bắc, cuộc thi thu hút hơn 100 bài dự thi từ 9 trường THCS, THPT khu vực Hà Nội, Hưng Yên…
Tham gia cuộc thi, học sinh trải qua 3 vòng: Sơ loại (tìm hiểu thế giới nghề nghiệp); Thử thách (xây dựng lộ trình nghề nghiệp); Chung kết (phỏng vấn trực tiếp với giám khảo xoay quanh chủ đề “nghề nghiệp của tương lai”). Mỗi đội thi gồm 2-3 thành viên thực hiện bài thi sử dụng 100% tiếng Anh.
Hai thành viên đội 12AD thuyết trình về chủ đề nghề nghiệp Data Analyst (Nhà phân tích dữ liệu) với Ban giám khảo.
Tìm hiểu kỹ – “nền móng” cho lộ trình nghề nghiệp vững chắc
Giành giải nhất cuộc thi Career Quest 2020, đội 12AD (Trường THPT Wellspring) chia sẻ: Hiện có rất nhiều học sinh gặp vấn đề vì bố mẹ chọn nghề nghiệp mâu thuẫn nguyện vọng cá nhân. Cách để giúp bố mẹ và thầy cô thấu hiểu nghề nghiệp mình yêu thích đó chính là tìm hiểu thật kỹ.
Đội 12AD gợi ý, khi nắm chắc các thông tin về nghề nghiệp mình mong muốn, nghề nghiệp ấy sẽ là nền tảng cho một tương lai ra sao, thì có thể nói với bố mẹ một cách thuyết phục.
“Các bạn có thể thuyết trình với bố mẹ, bố mẹ luôn luôn muốn điều tốt nhất cho con cái và khi thấy con mình trưởng thành, có nền tảng rất là vững chắc thì bố mẹ sẽ thấu hiểu, an tâm và ủng hộ con trên con đường nghề nghiệp của mình” – hai thành viên đội 12AD nhấn mạnh.
Video đang HOT
Vậy học sinh trung học cần có những kỹ năng, kiến thức nào để khiến cho việc định hướng lộ trình nghề nghiệp trở nên dễ dàng?
Hai thành viên đội 30 MILLION đến từ Trường THPT Lê Quý Đôn (đội giành cùng lúc 2 giải thưởng Truyền cảm hứng và Khán giả bình chọn) gợi ý:
“Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng lộ trình nghề nghiệp, bạn có thể thử 3 bước.
Bước 1: Xác định ưu/ nhược điểm, sở thích của bản thân. Bước 2: Hình dung bạn muốn trở thành ai trong tương lai, từ đó tìm hiểu tiếp xem nghề nghiệp của “người bạn muốn trở thành” yêu cầu những kỹ năng như thế nào? Bước 3: Vậy những kỹ năng đó có phù hợp với bản thân hay không để bạn lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất”.
Đội 30 MILLION muốn nhắn gửi: “Các bạn hãy tự tin là chính mình, hãy tự trải nghiệm để cảm nhận được nghề nghiệp nào phù hợp nhất với bản thân”.
Học sinh Trung học giao lưu cùng diễn giả Đỗ Thùy Dương xoay quanh chủ đề “Định hướng nghề nghiệp trong thời kỳ nhiều biến động và thay đổi”
Định hướng nghề nghiệp trong thế giới biến động
Cô Lê Tuệ Minh – Thạc sĩ Quản lý Dự án Giáo dục – Đồng sáng lập, Tổng Hiệu trưởng 2 hệ thống Trường PTSNLC Wellspring và Trường PTLC Edison cho biết:
“Chủ đề “Jobs of the future” vừa giúp học sinh tìm hiểu về lĩnh vực quan tâm của mình, vừa khiến các bạn “thức tỉnh”, ý thức đầy đủ hơn về thế giới không ngừng biến động và thay đổi trong tương lai”.
Cô Lê Tuệ Minh – Tổng Hiệu trưởng Trường PTSNLC Wellspring trao giải cho đội 12AD – Giải Nhất cuộc thi Career Quest 2020
Cô Lê Thị Thu Hằng – Hội viên Hiệp hội Phát triển Nghề nghiệp Hoa Kỳ (NCDA), Hiệp hội Phát triển Nghề nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương (APCDA), một trong những vị Giám khảo ngồi “ghế nóng” cuộc thi Career Quest chia sẻ:
“Tôi rất bất ngờ khi các đội thi đã thể hiện kiến thức nghề nghiệp tương lai của mình rất tốt. Các bạn cho thấy sự chuyên nghiệp của mình trong các vòng thi: kỹ năng tìm kiếm, nghiên cứu và xử lý thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài thuyết trình để tạo ấn tượng; trình bày bài thi và vấn đáp với Ban giám khảo hoàn toàn bằng tiếng Anh…”.
Mong rằng trong tương lai, các thí sinh tham gia Career Quest 2020 sẽ không ngừng truyền cảm hứng cho bạn bè về tầm quan trọng của việc tìm hiểu các thông tin ngành nghề, xây dựng lộ trình nghề nghiệp ngay từ khi ở bậc trung học.
Đặc biệt, tinh thần tìm tòi, khám phá là rất quan trọng, đó chính là hành trang để các bạn học sinh luôn nắm bắt cơ hội, tìm thấy nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân trước một thế giới đầy biến động khi khoa học công nghệ phát triển không ngừng và ngày càng xuất hiện thêm những nghề nghiệp mới.
Cuộc thi Career Quest 2020 là cơ hội để học sinh tìm hiểu, nâng cao kiến thức về các lĩnh vực, ngành nghề và vị trí công việc trong xã hội hiện đại và các xu hướng phát triển của ngành, nghề trong tương lai.
Cuộc thi tạo môi trường để học sinh trung học được gặp gỡ, chia sẻ với các cố vấn, chuyên gia hướng nghiệp về việc định hướng lựa chọn ngành, nghề tương lai từ đó tập trung phát triển các lĩnh vực học tập trong quá trình học phổ thông.
Trong quá trình tham gia cuộc thi, các học sinh đã cùng nhau rèn luyện các kỹ năng của thế kỷ 21 như: kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu; kỹ năng tổng hợp, chọn lọc và phân tích thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình và phản biện…
Có bất thường từ giải Nhất học sinh thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia?
Một trong những giải nhất của cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2020-2021 được cho là có trùng lặp với dự án từng giành giải nhì năm 2019. Đáng chú ý, 2 dự án đều đến từ 1 trường học thuộc Sở GD-ĐT Ninh Bình.
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021 vừa diễn ra tại Thừa Thiên - Huế từ ngày 25-27/3.
Không lâu sau khi có kết quả cuộc thi, đã có ý kiến phản ánh về việc một trong số những dự án đạt giải Nhất của cuộc thi năm nay tương tự với một dự án từng tham gia cuộc thi này năm 2019.
Cụ thể, năm 2021, dự án "Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà" của nhóm học sinh Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình đạt giải Nhất.
Dự án "Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà" của nhóm học sinh Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình đạt giải Nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2021.
Trước đó, năm 2019, một đề tài tương tự có tên là "Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân" của em Cao Nguyễn Hùng và Nguyễn Đình Nhật Tân (học sinh lớp 12A và 12G Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình) đã giành giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh Ninh Bình năm 2019, được chọn dự và giành giải Nhì trong cuộc thi KHKT cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2019.
Việc 2 dự án ở 2 năm nhưng có tên tương tự và cùng đến từ Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình dẫn đến một số ý kiến nghi ngờ.
Sáng chế "Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân" của Cao Nguyễn Hùng và Nguyễn Đình Nhật (học sinh lớp 12A và 12G Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình) được giới thiệu tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cách đây 2 năm. Ảnh: Dân trí.
Trao đổi với VietNamNet , ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Thành cho biết, Ban chỉ đạo cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã nắm bắt được thông tin phản ánh và đã yêu cầu Sở GD-ĐT Ninh Bình rà soát, đối chiếu giải trình. Nếu xem xét thấy thực sự có sự trùng lặp thì Ban chỉ đạo kỳ thi sẽ ra quyết định hủy kết quả, giải thưởng mà dự án đạt được.
"Sở GD-ĐT Ninh Bình cũng đã báo cáo sơ bộ và Ban Chỉ đạo cuộc thi cũng đã yêu cầu giám khảo rà soát lại nội dung này", ông Thành nói.
Báo cáo ban đầu của Sở GD-ĐT Ninh Bình cho hay đã có sự đối sánh và hai dự án hoàn toàn khác nhau, mặc dù tên gần giống nhau nhưng vấn đề được nghiên cứu, giải quyết là khác nhau.
"Khi chấm thi, ban giám khảo có thể chưa phát hiện được sự trùng lặp nếu có. Chưa kể, mỗi năm lại một ban giám khảo khác để đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình chấm. Song khi rà soát, nếu có trùng lặp thì sẽ phải xử lý, giống như đối với chuyện đạo văn", ông Thành nói.
Về quy trình chấm thi, ông Thành khẳng định đã có mục rà soát sự trùng lặp của các đề tài và việc này cũng được ban giám khảo rà soát kỹ lưỡng.
"Trong quá trình rà soát, nếu có sự trùng lặp thì ban giám khảo phải báo cáo Ban Chỉ đạo nhưng chúng tôi không nhận được báo cáo nào của BGK về sự trùng lặp của dự án dự thi", ông Thành nói.
Khánh Hòa đạt 2 giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học Chiều 27-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức lễ bế mạc Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021. Cuộc thi diễn ra từ ngày 25 đến 27-3 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là năm thứ 9 Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi này trên phạm vi...