“Chìa khóa” bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới
Các kết quả phân tích một số nội dung về bồi dưỡng giáo viên của Malaysia và Singapore cho thấy, điểm nổi bật trong hoạt động bồi dưỡng của hai quốc gia này là sự phân định trách nhiệm quản lí nhà nước của nhà nước và vai trò, trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn của các cơ sở đào tạo giáo viên.
ảnh minh họa
Định hướng chung của bồi dưỡng và phát triển giáo viên hướng đến nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề của giáo viên và gắn với cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang trực tiếp hành nghề. Đây cũng chính là những kinh nghiệm quý cho Việt Nam hiện nay.
PGS.TS. Phan Trọng Ngọ (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, những gì Malaysia và Singapore triển khai và có hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên có thể là những tham chiếu tốt để Việt Nam nghiên cứu và vận dụng, trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Những bổ ích này được PGS.TS. Phan Trọng Ngọ tại hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, CBQL các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm” do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.
Gắn kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo giáo viên với công tác bồi dưỡng
Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, khi vấn đề phát triển năng lực giáo viên trở thành nhu cầu của chính họ thì những hình thức bồi dưỡng mới thực sự trở thành có ích và thu hút giáo viên tham gia một cách tự giác, tự nguyện, tích cực và sáng tạo.
Bài học đầu tiên PGS.TS. Phan Trọng Ngọ đưa ra là gắn trách nhiệm bồi dưỡng, phát triển bền vững chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên của các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở phân định rõ ràng trách nhiệm quản lí hành chính của nhà nước và trách nhiệm đào tạo, bảo trì, phát triển chuyên môn cho giáo viên của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Theo đó, không chỉ ở Malaysia và Singapore, mà hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển, đều có sự phân định khá rõ và chặt chẽ giữa quản lí nhà nước về giáo dục và quản trị chuyên môn của nhà trường trong lĩnh vực giáo dục nói chung, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giáo viên nói riêng.
Ở nước ta, vấn đề bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên luôn là lĩnh vực rộng lớn, cấp bách và thường xuyên trong suốt thời gian qua. Có những thời kì, nhiệm vụ bồi dưỡng nặng nề hơn đào tạo.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang đứng trước thách thức to lớn: bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thì kinh nghiệm nâng cao và gắn kết trách nhiệm của các cơ sở đào tạo giáo viên đối với công tác này là bài học quý, cần được phân tích và vận dụng.
Xây dựng chiến lược tổng thể bồi dưỡng, phát triển giáo viên theo chuẩn
Bài học thứ 2 được PGS Phan Trọng Ngọ đưa ra là cần sớm nâng chuẩn trình độ được đào tạo ban đầu của giáo viên và xây dựng chiến lược tổng thể bồi dưỡng, phát triển giáo viên theo chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế.
Hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển, trong đó có Malaysia và Singapore, giáo viên là người có trình độ được đào tạo ban đầu thấp nhất là cử nhân sư phạm, phổ biến là thạc sỹ sư phạm.
Video đang HOT
Trong khi đó ở nước ta, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và THCS vẫn quy định là trung cấp và CĐ sư phạm. Vì vậy, cần khẩn trương điều chỉnh chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo hướng nâng cao trình độ đào tạo, như Malaysia đã tiến hành năm 2013.
Đồng thời xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn và hướng đến phát triển bền vững năng lực chuyên môn, phẩm chất nhân cách nghề cho đội ngũ giáo viên này, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, theo kinh nghiệm của Malaysia.
Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng
Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp giáo viên, trong đó phát triển chuyên môn dựa vào nhà trường, gắn kết với thực tiễn của giáo viên, xây dựng các cộng đồng học tập chuyên môn là cốt lõi.
Với bài học này, PGS Phan Trọng Ngọ đưa kinh nghiệm quý của Singapore trong công tác phát triển liên tục, bền vững nghề nghiệp giáo viên là đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng, trong đó phát triển chuyên môn dựa vào nhà trường, gắn kết với thực tiễn của giáo viên, xây dựng các cộng đồng học tập chuyên môn là cốt lõi.
Việc đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng giáo viên không chỉ khai thác, tận dụng được nhiều lợi thế, nhiều hoàn cảnh của giáo viên trong việc nâng cao tay nghề, mà còn là một phương thức tiện lợi để gắn kết công tác bồi dưỡng giáo viên trên mảnh đất thực tiễn là hoạt động thực của giáo viên tại trường phổ thông.
Chỉ có thể thông qua các trải nghiệm thực, người giáo viên mới biết mình đã có gì, thiếu và yếu điểm gì trong hoạt động nghề nghiệp và bằng cách nào để vượt qua chúng. Khi đó họ sẽ có đủ sáng tạo để tìm ra giải pháp tối ưu trong phát triển kinh nghiệm của mình.
Tất nhiên, trong xu thế và bối cảnh nhà trường hiện đại, việc hình thành các nhóm học tập mang tính cộng đồng, cùng hợp tác, và cùng hướng đến phát triển chuyên môn của mỗi cá nhân và cộng đồng, bao giờ cũng hiệu quả hơn là việc cá nhân trong lĩnh vực này.
Bồi dưỡng xuất phát từ nhu cầu phát triển nghề nghiệp của chính giáo viên
Kinh nghiệm các chính sách tôn vinh của xã hội đối với người giáo viên của Phần Lan thực sự là chìa khoá để giúp người giáo viên tự hào nghề nghiệp, cống hiến hết mình và tích cực trau dồi, phát triển nghề nghiệp của mình, mà không cần có sự thúc bách bởi các yêu cầu có tính hành chính.
Bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên cần thiết phải được từ trên xuống, tức là từ yêu cầu khách quan của ngành, của cơ sở giáo dục và những yêu cầu nghề nghiệp khác và phải được từ dưới lên, tức là phải xuất phát từ nhu cầu phát triển nghề nghiệp của chính giáo viên.
Nhấn mạnh điều này, PHS Phan Trọng Ngọ cho rằng, sự kết hợp hữu cơ từ trên xuống và từ dưới lên trong bồi dưỡng, phát triển giáo viên giúp cho hoạt động được cân đối, hài hoà và bền vững.
Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, khi vấn đề phát triển năng lực giáo viên trở thành nhu cầu của chính họ thì những hình thức bồi dưỡng mới thực sự trở thành có ích và thu hút giáo viên tham gia một cách tự giác, tự nguyện, tích cực và sáng tạo.
Bồi dưỡng gắn với đãi ngộ và tôn vinh
Bồi dưỡng và phát triển nâng lực giáo viên phải gắn với chế độ đãi ngộ và tôn vinh của xã hội đối với nghề dạy học và người giáo viên.
Với bài học này, theo PGS Phan Trọng Ngọ, kinh nghiệm của Malaysia, của Singapore cũng như của Phần Lan và nhiều nước khác là sự kết hợp giữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với chế độ tuyển dụng, sử dụng, tạo môi trường cho giáo viên làm việc tự chủ và sáng tạo cộng chế độ đãi ngộ và sự tôn vinh của xã hội đối với nghề dạy học và người giáo viên.
Việc xếp thang lương của Malaysia dựa trên kết quả, thành tích nghề nghiệp của giáo viên không chỉ đảm bảo sự công bằng nghề nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy giáo viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn; khắc phục được tình trạng tham gia bồi dưỡng do sự thúc đẩy của bằng cấp, chứng chỉ và yêu cầu chuẩn hoá một cách hình thức.
Kinh nghiệm các chính sách tôn vinh của xã hội đối với người giáo viên của Phần Lan thực sự là chìa khoá để giúp người giáo viên tự hào nghề nghiệp, cống hiến hết mình và tích cực trau dồi, phát triển nghề nghiệp của mình, mà không cần có sự thúc bách bởi các yêu cầu có tính hành chính.
“Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chúng ta đang đứng trước thách thức to lớn: Đào tạo giáo viên và bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Để giải quyết được bài toán nan giải này, không chỉ bằng ý chí hay kinh nghiệm hiện có, mà phải bằng lí luận và tìm hiểu phân tích và học hỏi kinh nghiệm của các nước, từ đó tìm cách vận dụng phù hợp với điều kiện của nước ta” – PGS Phan Trọng Ngọ.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề xuất phương án mới tuyển sinh vào lớp 6 nhận được nhiều đồng thuận
Việc Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT đã mở ra cơ chế tuyển sinh phù hợp đối với các cơ sở giáo dục.
ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GD&ĐT dự kiến cho phép một số trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực, thay vì cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức. Điều này đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của xã hội.
Các trường đặc thù được kiểm tra, đánh giá năng lực
Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo đó, Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 4 của Thông tư hiện hành. Cụ thể, Thông tư hiện hành quy định: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", thì Dự thảo mới bổ sung: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng đã nhấn mạnh: "Việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn". Rõ ràng, chỉ những trường không thực hiện nhiệm vụ phổ cập, tuyển sinh học sinh theo đúng tuyến tuyển sinh được phân công thì mới được phép có hình thức tuyển sinh kiểm tra, đánh giá năng lực. Nếu xét theo quy định này thì những trường chuyên, những trường đặc thù sẽ có thể áp dụng phương thức này.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: Đối với những trường chuyên và những trường đặc thù có số lượng học sinh đăng ký hồ sơ vào trường cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh rất phù hợp.
Việc thay đổi và bổ sung Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT cần thiết để các địa phương có phương án chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường nằm trong tiêu chí tuyển sinh trên. Phương án này rất tích cực, tạo điều kiện cho các trường này trong xét tuyển khi Bộ GD&ĐT có chủ trương tinh giảm các cuộc thi để bớt áp lực cho HS.
Song để đồng đều về chất lượng và tạo sự công bằng, theo bà Phạm Thị Lệ Hằng cần có sự đánh giá về học bạ trong các năm học kết hợp việc kiểm tra năng lực học sinh một cách phù hợp, tránh gây áp lực cho các em. Nếu Bộ GD&ĐT cũng như Sở GD&ĐT Hà Nội có chủ trương và chỉ đạo về vấn đề này, thì Phòng GD&ĐT Hà Đông cũng sẽ nghiên cứu và có phương án thực hiện.
Kiểm tra, đánh giá năng lực tạo sự công bằng
Khi hỏi về vấn đề này, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ ý kiến: Việc Bộ GD&ĐT thay đổi trong quy chế tuyển sinh vào lớp 6 bao gồm xét tuyển kết hợp với kiểm tra đánh giá năng lực là rất công bằng. Vì đối với những trường chuyên hay các trường chất lượng cao, số lượng học sinh nộp hồ sơ đăng ký đông, đây chính là giải pháp tối ưu tránh những nghi ngại thắc mắc.
Chị Nguyễn Ngọc Anh ở Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự của mình: Năm ngoái, con gái chị đã đặt mục tiêu vào Trường THCS Cầu Giấy, vì vậy cháu đã rất có ý thức phấn đấu trong học tập. Cuối năm, điểm tổng kết của cháu đạt loại giỏi, các giáo viên nhận xét rất tốt về cháu.
Tuy nhiên; sau khi nộp hồ sơ chị được biết, phần lớn các hồ sơ của HS nộp vào trường đều có học lực giỏi. Do vậy HS đủ điều kiện xét tuyển vào trường đều có điểm cộng từ các giải thưởng. Mà nhiều giải thưởng lại thuộc lĩnh vực văn nghệ và thể thao. Con chị do không tham gia các cuộc thi nên không có điểm cộng. Vì vậy nếu có thêm phần kiểm tra đánh giá năng lực thì sẽ tạo sự công bằng với mọi HS.
Ông Trần Quốc Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) - một trường hàng năm có khá đông học sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ vào trường, cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này: Tuyển sinh đầu cấp theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực là rất hợp lý và cần thiết.
Theo ông Trần Quốc Anh, nên có việc xét học bạ vì đó là quá trình đánh giá cả giai đoạn học tập ở cấp tiểu học của học sinh bao gồm kiến thức, năng lực học tập và các kỹ năng.
Bên cạnh đó phải có sự cọ xát trong khảo sát, kiểm tra để đánh giá về trình độ năng lực chung của tất cả học sinh cho đồng đều. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát đánh giá năng lực không phải chỉ có môn Toán, môn Ngữ văn hay Ngoại ngữ.
Trong bài khảo sát năng lực phải tích hợp cả nội dung về những hiểu biết xã hội. Như vậy, chúng ta sẽ có cơ sở đánh giá về chỉ số IQ và EQ của HS, để chọn lựa ra những đối tượng học sinh có khả năng, năng lực học tốt theo mục tiêu mà các trường chất lượng cao đề ra.
Với tư cách là người trong ngành Giáo dục, là một phụ huynh học sinh và cũng nhìn nhận dưới góc độ xã hội nói chung, ông Trần Quốc Anh bày tỏ quan điểm: Nếu trong vấn đề tuyển sinh chỉ có định tính mà không định lượng thì sẽ có những hạn chế.
Hơn nữa, việc xét tuyển đi kèm với khảo sát sẽ tạo ra sự công bằng hơn. Mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện mình và cố gắng. Các em cần có sự chuẩn bị tốt nhất một cách toàn diện để khẳng định bản thân.
"Việc xét tuyển và khảo sát, kiểm tra cũng phù hợp với mục đích hướng tới là đào tạo học sinh phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Ngoài những môn văn hóa công cụ cơ bản như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ... học sinh cần có những hiểu biết về các lĩnh vực xã hội. Vì tất cả những yếu tố này sẽ giúp cho đứa trẻ có đủ năng lực và vững vàng trong cuộc sống".
Ông Trần Quốc Anh- Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi
Theo Giaoducthoidai.vn
Học sinh Đà Nẵng nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 9 ngày liên tục Học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trường trực thuộc Sở GD-ĐT, các trung tâm giáo dục thường xuyên của Đà Nẵng sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2018 từ ngày 27 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết ngày mồng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất! Học sinh Đà Nẵng sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2018 từ ngày 27...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!
Nhạc quốc tế
20:17:10 26/04/2025
Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"
Netizen
20:11:17 26/04/2025
Nổi da gà trước dàn đồng ca Bắc Bling của "đội quân cày view": Người "lãi" nhất là Hoà Minzy!
Nhạc việt
20:09:48 26/04/2025
'Bom tấn' Antony có thể là chìa khóa để Man Utd sở hữu 'ngọc quý' Betis?
Sao thể thao
19:59:17 26/04/2025
Sau Lê Hoàng Phương, bạn trai cũ Thiều Bảo Trâm lại vướng tin hẹn hò nàng hậu hơn 9 tuổi
Sao việt
19:56:44 26/04/2025
Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ
Thế giới
19:52:43 26/04/2025
Từ tháng 6, smartphone, máy tính bảng bán tại EU bắt buộc phải làm điều này
Thế giới số
19:39:12 26/04/2025
Tiệc sinh nhật với 25 người sử dụng ma túy: Tạm giữ hình sự chủ tiệc
Pháp luật
18:28:30 26/04/2025
75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"
Sao châu á
18:24:47 26/04/2025
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt
Tin nổi bật
16:42:17 26/04/2025