Chỉ vì điều mà ngày nay ai cũng mắc này – cả một chủng người cổ đã diệt vong
Theo các nhà khoa học, chính sự lười biếng đã đẩy chủng người Homo Erectus – họ hàng xa của loài người hiện đại bị xoá sổ.
Lười biếng là căn bệnh cố hữu của nhiều người. Ấy thế nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng, bệnh lười này có thể “hạ gục” bạn, hay cả 1 bộ tộc, chủng người không?
Vậy mà điều này có thật đấy – và đó là kết luận được đưa ra bởi các nhà khảo cổ học thuộc ĐH Quốc gia Úc (ANU).
Chủng người Homo Erectus
Theo đó, các chuyên gia đã công bố nghiên cứu về 1 loài người cổ đại có lịch sử lâu đời gấp 6 lần người hiện đại – với những di chỉ được tìm thấy ở Ả Rập Saudi. Tên của loài người cổ đại này được xác định là Homo Erectus, cùng thuộc chi Người (Homo) – gần với loài người hiện đại Homo Sapiens.
Được biết, Homo Erectus xuất hiện khoảng 2 triệu năm về trước, sinh sống tập trung ở những khu vực dễ kiếm đá và nước.
Để sinh tồn trong thời kỳ đồ đá này, người Homo Erectus đã nhặt nhạnh tất cả những hòn đá kiếm được xung quanh trại để chế tạo ra dao, đầu ngọn giáo và vô số công cụ thông minh khác.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, chỉ vì quá lười biếng mà chủng người này bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên, 1 đặc điểm cực xấu của họ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người này – đó là họ khá lười.
Những người Homo Erectus chỉ chăm chăm nhặt những viên đá quanh trại, được lăn xuống từ núi mà không muốn bỏ công trèo lên cao hay xuống chân núi để tìm những viên đá có chất lượng, phù hợp với công việc và cuộc sống của mình.
Và rồi theo thời gian, con sông nơi họ sinh sống cũng cạn dần nước, nguồn đá tại chỗ không đảm bảo đủ công cụ để lo cho cuộc sống nữa.
Thế nên dần dà, chủng tộc này đi đến sự diệt vong. Nhà khảo cổ học Shipton sau khi nghiên cứu dấu vết trầm tích 50.000 – 100.000 năm về trước cho hay, những người Homo Erectus không chỉ lười biếng mà còn bảo thủ, công cụ của họ giữ nguyên kích thước, kết cấu như cũ mặc cho môi trường thay đổi nhiều.
Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu, khai quật di chỉ của người Homo Erectus
Hệ quả là chính sự lười biếng đó đã xoá sổ chủng người Homo Erectus ra khỏi lịch sử nhân loại.
Trong khi đó, chủng người Homo Sapiens không ngừng tìm kiếm nguồn sống, chế tác công cụ và dần tồn tại, phát triển, trở thành loài duy nhất của chi Người tồn tại cho đến ngày nay.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.
Theo Trí thức trẻ
Phát hiện ra màu thực sự của Trái đất tỉ năm về trước, chắc chắn không phải màu xanh - kết quả cực bất ngờ
Chắc chắn bạn không thể tin nổi đâu khi 1,1 tỉ năm trước, bao phủ quanh Trái đất không phải là đại dương màu xanh mà chúng có màu... hồng tươi.
Nếu được hỏi rằng, Trái đất của chúng ta có màu gì, hẳn không ít người sẽ trả lời ngay - màu xanh.
Thế nhưng nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc ĐH Quốc gia Úc (ANU) đã bật mí bí mật bất ngờ.
Sau khi phân tích mẫu hóa thạch quý có niên đại tới 1,1 tỉ năm tuổi, thu được trong phiến đá đen cổ đại ở lòng sa mạc Sahara, nhóm tác giả nhận định màu Trái đất xưa kia có màu hồng chứ không phải xanh.
Theo các nhà khoa học, Trái đất xinh đẹp của chúng ta xưa kia có màu hồng.
Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn cyanobacteria - một trong những sinh vật đầu tiên trên Trái đất sống dưới ánh sáng Mặt trời chỉ ra, Trái đất 1,1 tỉ năm trước có màu hồng tươi.
Quan sát dưới kính hiển vi, giới chuyên gia đã tìm thấy chất diệp lục trong vi khuẩn này. Ta biết chất diệp lục sẽ giúp thực vật quang hợp nhưng điểm lạ là diệp lục xưa kia nó có màu đỏ thẫm tới tím thẫm.
Sau khi chưng cất diệp lục cổ, kết quả cho thấy ống nghiệm thu được màu hồng - màu của đại dương bao phủ của tỉ năm về trước - khi mà vi khuẩn cổ đại sinh sống và quang hợp.
Màu sắc cổ xưa nhất của Trái đất thu được sau khi chưng cất diệp lục cổ đại - nó có ánh màu hồng tươi.
Giáo sư Jochen Brock - người tham gia nghiên cứu chia sẻ, bà và đồng nghiệp rất bất ngờ về phát hiện này. Bởi lẽ vốn dĩ từ xa xưa tới nay, chúng ta luôn có 1 niềm tin mãnh liệt rằng Trái đất là 1 hành tinh xanh.
Rất nhiều mô phỏng, tái hiện Trái đất cổ xưa là màu xanh - nhưng sự thật lại không phải như vậy. Chúng có màu hồng tươi - "bright pink" cơ.
Hiện giới khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu với mẫu hóa thạch và chưa hết bất ngờ về bí mật mà họ thu được.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa họcProceedings of the National Academy of Sciences.
Nguồn: Live Science
Theo Helino
Lạ lùng bộ tộc thích nhảy trên cây và lặn dưới nước Nhiếp ảnh gia Ricardo Stuckert đã dành 3 năm để ghi lại cuộc sống của bộ tộc tại vùng hẻo lánh ở Brazil. Bộ tộc Kamaiurá có dân số khoảng 500 người, sống tại vùng Upper Xingu quanh hồ Ipavu, gần sông Kuluene ở Brazil. Những hình ảnh này được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Ricardo Stuckert, khi ông tới những vùng...