Chi trăm triệu đồng mỗi năm để theo học chương trình liên kết quốc tế
Nhiều bạn trẻ nhận thấy việc quan tâm xếp hạng của trường liên kết đào tạo giúp đưa ra những lựa chọn phù hợp và xứng đáng với số tiền đã bỏ ra.
Trở về từ Canada sau 2 năm học tập, Phương Uyên (22 tuổi) quyết định tiếp tục theo đuổi việc học. Mong muốn tìm chương trình học phù hợp, tương đương chương trình ở Canada ngày trước, Uyên tham khảo các ngành đào tạo liên kết quốc tế của đại học tại Việt Nam.
Cuối cùng, nữ sinh đăng ký ngành Kinh doanh và Marketing do ĐH Kinh tế Quốc dân liên kết đào tạo với ĐH Coventry (Anh). Uyên nhận định chương trình dạy học của ĐH Coventry tương đối tốt, xứng đáng với mức học phí trung bình gần 100 triệu đồng/năm.
Phương Uyên học ngành Kinh doanh và Marketing của ĐH Coventry (Anh) với học phí trung bình 100 triệu đồng/năm.
Xếp hạng của trường liên kết là yếu tố được quan tâm
Đối với Phương Uyên, vị trí của trường đại học trên các bảng xếp hạng đại học là một yếu tố quan trọng khi quyết định đăng ký học. Trước khi chọn ngành Kinh doanh và Marketing liên kết với ĐH Coventry, Uyên đã tìm hiểu thứ hạng của trường này trên Top Universities và Times Higher Education.
Trong xếp hạng đại học thế giới năm 2023 do Top Universities công bố vào đầu tháng 6 vừa qua, ĐH Coventry xếp ở vị trí 651-700 với điểm đánh giá tỷ lệ sinh viên quốc tế đạt gần tuyệt đối là 99,8. Trường này cũng được chấm 73 điểm ở yếu tố mạng lưới nghiên cứu quốc tế.
Tương tự, Times Higher Education đánh giá ĐH Coventry ở hạng 601-800 trong danh sách đại học thế giới năm 2022. Ngoài ra, Coventry cũng lọt top 201-250 đại học trẻ trên toàn thế giới do tổ chức này đánh giá, bình chọn.
Phương Uyên nói rằng thứ hạng của ĐH Coventry ở mức khá ổn để theo đuổi việc học. Dù mới chỉ hoàn thành năm học đầu tiên, Uyên đã có trải nghiệm tích cực và đặt nhiều kỳ vọng cho những năm học sắp tới.
Trong khi Phương Uyên quan tâm xếp hạng của trường vì chất lượng đào tạo, Phương Chi (22 tuổi) lại tham khảo xếp hạng của trường liên kết với mục đích cân nhắc vấn đề học phí.
Video đang HOT
Được biết, Chi quyết định nộp hồ sơ đăng ký ngành Kinh doanh và Dịch vụ tài chính của ĐH Ngoại thương liên kết với ĐH Huddersfield (Anh). Nữ sinh theo học chương trình top-up, nghĩa là chương trình đào tạo cử nhân ngắn hạn chỉ trong một năm với mức học phí 15.000 bảng (tương đương 423 triệu đồng).
Trong đó, Chi được nhận học bổng trị giá 7.000 bảng (gần 198 triệu đồng) nên chỉ cần đóng 8.000 bảng (226,7 triệu đồng) học phí cho một năm đào tạo.
Trước khi nộp hồ sơ, Phương Chi tham khảo thông tin về ĐH Huddersfield cũng như thứ hạng của trường trên các xếp hạng quốc tế. Giống như ĐH Coventry, ĐH Huddersfield xếp hạng 651-700 trong danh sách đại học hàng đầu thế giới năm 2023 do Top Universities bình chọn. Nữ sinh nói rằng so với mức học phí trên, thứ hạng của ĐH Huddersfield ở mức khá ổn.
“Mình cũng từng cân nhắc nhiều vì tổng chi phí bỏ ra khi học ở Huddersfield cao hơn nhiều khi học ở Việt Nam. Nhưng sau khi kết thúc chương trình học, mình thấy số tiền bỏ ra hoàn toàn xứng đáng với những trải nghiệm và kiến thức nhận được”, Phương Chi nói với Zing.
Phương Chi được rèn luyện nhiều kỹ năng mới khi học ở ĐH Huddersfield.
Thực hành nhiều hơn học lý thuyết
Ngành Kinh doanh và Marketing liên kết với ĐH Coventry của Phương Uyên theo học là hệ đào tạo 4 năm và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Năm đầu tiên, nữ sinh chủ yếu học tiếng Anh và các môn cơ sở như Nguyên lý kinh tế, Quản trị nhân sự, Kinh doanh và Môi trường kinh doanh.
Tất cả chương trình và tài liệu học Uyên được nhà trường cung cấp đều theo quy chuẩn do Hội đồng Giáo dục Kinh doanh và Công nghệ tại Anh đặt ra. Các bài thi và cách thức chấm thi cũng dựa theo loạt quy chuẩn này.
Nữ sinh đánh giá bài giảng và các bài tập trên lớp đều mang tính ứng dụng cao và bắt kịp xu hướng mới. Thay vì chỉ học và thi theo kiến thức trong giáo trình, lớp của Phương Uyên thường xuyên được yêu cầu làm nghiên cứu về các công ty tại Việt Nam.
Sinh viên làm nghiên cứu phải đưa ra số liệu và trích dẫn rõ ràng, đồng thời biết kết hợp với kiến thức được dạy để triển khai và xử lý vấn đề.
Trong khi đó, do theo học chương trình top-up, Phương Chi chỉ cần học 6 môn trong vòng một năm, mỗi kỳ gồm hai môn bắt buộc và một môn tự chọn. Nữ sinh tự đánh giá chương trình học khá vừa sức, sinh viên không cần lên lớp nhiều nên Chi có thêm thời gian tự học, làm bài tập và giải trí.
Nữ sinh thông tin khóa đào tạo tại ĐH Huddersfield phần lớn là làm tiểu luận, bài tập thay vì thi, trong đó hai môn chỉ viết báo cáo và làm bài tập, bốn môn còn lại kết hợp giữa thi, thuyết trình và làm tiểu luận.
“Nhìn chung các chương trình học của đại học Anh yêu cầu sinh viên phải tự nghiên cứu và viết lách nhiều. Mình từng được thực hành mua bán cổ phiếu trên nền tảng giả lập. Cách dạy học này khá thực tiễn nên mình rất hứng thú”, Chi nói.
Nói thêm về những ưu điểm khi học chương trình liên kết, Phương Chi chia sẻ phần lớn giảng viên đều có bằng tiến sĩ, chuyên môn cao và nhiệt tình với sinh viên.
Đặc biệt, giảng viên của ĐH Huddersfield đến từ nhiều quốc gia nên nhờ đó nữ sinh được tiếp xúc với nhiều lối sống, văn hóa, ngôn ngữ và học thêm những quan điểm mới mẻ, phù hợp với xu hướng hiện đại.
Tốt nghiệp ĐH Huddersfield vào cuối tháng 7/2022, Phương Chi trở về Việt Nam để hoàn thành nốt chương trình tại ĐH Ngoại thương. Hiện, nữ sinh đang chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp.
Nữ sinh ứng dụng kiến thức và kỹ năng học được trong một năm học tại Anh cho khóa luận và kỳ vọng quá trình thực hiện và bảo vệ diễn ra thuận lợi.
Học phí tăng, cần nhiều nguồn 'tiếp sức' tân sinh viên
Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, nhiều trường đại học (ĐH) áp dụng việc tăng học phí. Trong bối cảnh đó, những suất học bổng trị giá hàng trăm triệu đồng từdoanh nghiệp hay từ nhà trường là một trong những nguồn hỗ trợ cần thiết.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh nguồn tín dụng cho sinh viên.
Được biết, trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều trường ĐH tăng từ 30 - 70%. Nguyên nhân được đưa ra, đó là năm học 2022 - 2023, học phí tăng theo mức tín chỉ, thấp nhất là 350.000 đồng/tín chỉ, cao nhất là 1 triệu đồng/tín chỉ. Thực tế, việc tăng học phí là theo lộ trình của các trường ĐH tự chủ và được áp dụng khung học phí mới theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ.
Nguồn học bổng do các doanh nghiệp tài trợ cũng như các nguồn hỗ trợ khác thực sự cần thiết.
Tại khung này, mức trần học phí tất cả khối ngành của trường ĐH tăng từ 300.000 đồng đến 10,2 triệu đồng/năm. Trong đó, khối Y dược, ngành sức khỏe tăng mạnh nhất với 4,2-10,2 triệu đồng/năm.
Trước đó vào đầu tháng 7/2022, mặc dù Bộ GD-ĐT đã kiến nghị lùi áp dụng khung học phí mới này thêm một năm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, gần 30 cơ sở giáo dục ĐH đã thông báo học phí năm học 2022 - 2023. Do đó rất nhiều sinh viên tại khu vực TP Hồ Chí Minh cho biết, đành cân nhắc lựa chọn lại nguyện vọng xét tuyển. Mặc dù có kết quả khá tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, bạn Minh Khang (ngụ tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) vẫn băn khoăn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Nguyện vọng học Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh có lẽ không thành hiện thực khi nhắc đến tài chính của gia đình. Em chia sẻ, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh một số ngành hệ đại trà với mức học phí từ hơn 31 triệu đồng đến 39 triệu đồng/năm, tăng khoảng 13 triệu đồng/năm so với năm 2021. Hệ chất lượng cao có ngành mức học phí từ hơn 62 triệu đồng đến hơn 74 triệu đồng/năm, tăng17 triệu đồng. Mức học phí này vượt quá khả năng của gia đình em. Do vậy em đang cân nhắc lựa chọn lại ngành nghề ở trường có học phí phù hợp hơn.
Bạn Yến Ngọc (ngụ quận Phú Nhuận) thì rất ao ước được vào ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh nhưng đành ngậm ngùi từ bỏ ước mơ khi thấy mức học phí cao.
Được biết, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) áp dụng mức thu học phí theo nhóm ngành cho sinh viên đại học chính quy khóa 2022 khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học. Theo đó, mức học phí mới tăng mạnh từ 16 - 82 triệu đồng/năm học so với 2021, theo 2 nhóm ngành: Nhóm khoa học xã hội và nhân văn, nhóm ngôn ngữ và du lịch; và học phí các chương trình liên kết quốc tế. Riêng đối với các ngành đào tạo hệ chất lượng cao sẽ có mức học phí 60 triệu đồng/năm gồm: Ngành quan hệ quốc tế, báo chí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, ngôn ngữ Đức, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành...
Để giữ chân người học, tại ĐH Mở TP Hồ Chí Minh đang áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh viên. Bên cạnh quỹ học bổng cố định và chính sách miễn giảm học phí, Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh hiện có nhiều chương trình học bổng tuyển sinh như: Liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp với trường, đối tác đồng hành, tiếp sức từng năm học... Nhà trường dành từ 20 đến hơn 28 tỷ đồng hàng năm để xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên. Trong đó, học bổng khuyến khích học tập dành cho tân sinh viên các khóa có thành tích học tập cao như: Tuyển thẳng học sinh giỏi (toàn phần 4 năm và toàn phần 1 năm), thí sinh có thành tích cao trong học tập (mức học bổng 50%, 70% và 100% học phí), thủ khoa tuyển sinh trường (200% học phí năm thứ nhất và 100% học phí các năm tiếp theo), Á khoa tuyển sinh trường (180% học phí năm thứ nhất và 100% học phí các năm tiếp theo), thủ khoa ngành (150% học phí năm thứ nhất và 100% học phí các năm tiếp theo).
Ngoài các loại học bổng nêu trên, trường còn dành nhiều loại học bổng, khen thưởng khác nhằm khuyến khích sinh viên học tập. Như từ cuối tháng 4/2021 đến nay, trường đã thực hiện hỗ trợ cho nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng (năm 2021); riêng phí hỗ trợ sinh viên F0 có hoàn cảnh khó khăn là 1 tỷ đồng. ĐH Mở TP Hồ Chí Minh cũng chi học bổng tiếp sức đến trường hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong năm học vừa qua với tổng số tiền gần 300 triệu đồng.
Đề cập tới vấn đề chính sách tín dụng cho sinh viên, TS Nguyễn Ninh Thụy, Trưởng Ban Kế hoạch Tài chính ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải đẩy mạnh chương trình tín dụng cho sinh viên. Mặc dù các quy định về chính sách tín dụng cho sinh viên đã được sửa đổi, nhưng nhìn chung các đối tượng được vay khá hạn chế, mức cho vay thấp, thời hạn vay ngắn, thủ tục và phương thức phức tạp, lãi suất cao.
Ở góc độ khác, Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác Sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để hỗ trợ sinh viên tốt hơn, thay vì cấp học bổng kèm điều kiện yêu cầu ra trường phải làm việc 2 - 3 năm cho doanh nghiệp, hiện các đơn vị có những cách tiếp cận khác.
Ví dụ, bên cạnh các điều kiện học tập, rèn luyện và hoàn cảnh gia đình, có những doanh nghiệp bổ sung tiêu chí nghiên cứu khoa học, hoạt động khởi nghiệp. Các hoạt động này tạo nên gắn kết bền vững hơn giữa người học và đơn vị sử dụng lao động. Chẳng hạn, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hiện đang có nhu cầu tuyển dụng hàng trăm bạn chuyên ngành thú y và hàng trăm kỹ sư nông nghiệp khác...
Ngoài ra, nếu sinh viên có thành tích học tập tốt sẽ có nhiều cơ hội nhận học bổng và thành tích càng tốt, giá trị học bổng càng cao, cùng việc tích cực tham gia hoạt động Đoàn Hội và đội nhóm cũng góp phần tăng thêm lợi thế.
Cần Thơ trình dự thảo quy định mức học phí năm học 2022-2023 UBND TP Cần Thơ vừa có tờ trình về dự thảo quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn năm học 2022-2023. UBND TP Cần Thơ vừa có tờ trình dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm...