Chỉ tiêu vào trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM chỉ tuyển sinh khối A, trường có 14 ngành, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tuyển nhiều nhất với chỉ tiêu 420.
Ký hiệu trường: GTS
Khối thi tuyển là khối A Điểm trúng tuyển theo ngành học đăng ký Trường tuyển sinh trên phạm vi cả nước Sinh viên được phân chuyên ngành sau 4 học kỳ đầu tiên (2 năm học).
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM
Hệ đại học chính quy
1. Ngành Điều khiển tàu biển [Mã ngành D840106 (101)]: chỉ tiêu 160. Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác trên tất cả các loại tàu vận tải biển, sông, tàu khai thác và dịch vụ dầu khí của các công ty vận tải biển trong và ngoài nước các công ty bảo hiểm, hoa tiêu, đại lý tàu và các tổ chức có liên quan đến vận tải thủy.
2. Ngành Vận hành khai thác Máy tàu thủy [Mã ngành D840106 (102)]: chỉ tiêu 110. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành này có thể làm công tác vận hành máy tàu trên tất cả các phương tiện vận tải thủy, khai thác dịch vụ dầu khí, ở các công ty vận tải biển trong và ngoài nước, ở các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu, khu công nghiệp.
3. Ngành Kỹ thuật điện, điện tử [Mã ngành D520201 (103)]: chỉ tiêu 125. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Điện và tự động tàu thủy: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác trên các loại tàu thủy, ở các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy, phòng kỹ thuật của các công ty vận tải biển, đăng kiểm, trên các công trình nổi, giàn khoan ngoài biển, các khu chế xuất và các khu công nghiệp.
Chuyên ngành Điện công nghiệp: Đào tạo các kỹ sư Điện công nghiệp có trình độ cao về kỹ thuật điện, điện tử, tin học, thủy lực, khí nén, lý thuyết điều khiển, máy điện – thiết bị điện, các hệ thống điện tự động công nghiệp… , có khả năng vận hành, bảo trì, thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện – tự động hiện đại trong các xí nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp, tàu biển và giàn khoan… Các kỹ sư Kỹ thuật điện công nghiệp sẽ nắm vững lý thuyết và thực hành trong các lĩnh vực Kỹ thuật điện – Điều khiển hệ thống điện và tự động công nghiệp.
4. Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông [Mã ngành D520207 (104), Chuyên ngành Điện tử viễn thông]: chỉ tiêu 80. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt trong các dây chuyền công nghệ hiện đại, các hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, công nghiệp điện tử, điều khiển tự động.
5. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá [Mã ngành D520216 (105), Chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp]: chỉ tiêu 60. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành này có thể đảm đương các công việc vận hành và bảo trì các thiết bị tự động, chuyên gia hệ thống phân tích nhu cầu tự động hóa của các công ty, nhà máy, phân tích và thiết kế cơ sở hệ thống tự động, chỉ huy các hệ thống tự động hóa, thiết kế và thi công dự án.
6. Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ [Mã ngành D520122 (107)]: chỉ tiêu 225. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Thiết kế thân tàu thủy: Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết kế và đóng tàu, các tổ chức giám định và đăng kiểm, kho chứa dầu ở biển, khai thác đáy biển và đại dương, các phòng khoa học – công nghiệp của các công ty khai thác tàu, công trình nổi.
Chuyên ngành Công nghệ đóng tàu thủy: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý liên quan đến tàu thủy. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết kế thi công cho các loại tàu và công trình nổi, thẩm định các dự án và thiết kế ngành cơ khí tàu thuyền thiết lập quy trình công nghệ đóng mới tàu, tổ chức sản xuất và quản lý điều hành quá trình công nghệ, áp dụng hiệu quả các phương pháp tính toán hiện đại trong công nghệ thiết kế tàu thủy và công trình nổi.
Chuyên ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy: Sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể tính toán, thiết kế kỹ thuật và thi công hệ thống, thiết bị năng lượng cho các loại tàu và công trình nổi. Lập quy trình công nghệ đóng mới và sửa chữa, tính dự trù nguyên vật liệu, nhân công và giá thành đóng mới và sửa chữa thiết bị, hệ thống năng lượng cho tàu và công trình nổi.
Chuyên ngành Kỹ thuật công trình ngoài khơi: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong các lĩnh vực cơ khí tàu thuyền, công trình ngoài khơi. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc xây dựng, thẩm định dự án thiết kế kỹ thuật thi công đóng mới và sửa chữa các loại tàu thủy, công trình ngoài khơi tham gia kiểm tra giám sát thiết kế và quá trình thi công tổ chức quản lý, khai thác tàu thủy và công trình ngoài khơi như giàn khoan, trạm chứa dầu v.v…
7. Ngành Kỹ thuật cơ khí [Mã ngành D520103 (108)]: chỉ tiêu 230. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Cơ giới hoá xếp dỡ: Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác tại các cảng biển, nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy, các dàn khoan dầu khí, các nhà máy sản xuất công nghiệp, quản lý các phương tiện cơ giới của các kho, bãi hàng xuất khẩu…
Chuyên ngành Cơ khí ô tô: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành cơ khí ô tô có khả năng khai thác, sửa chữa, bảo trì và quản lý kỹ thuật ô tô, tính toán thiết kế mới và thiết kế cải tiến các loại ô tô theo yêu cầu thực tế sản xuất, nắm vững các nghiệp vụ quản lý, tổ chức, khai thác các phương tiện vận tải ô tô.
Chuyên ngành Máy xây dựng: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành này có khả năng nắm vững nghiệp vụ quản lý, tổ chức khai thác, nguyên lý hoạt động, tính năng kỹ thuật, để có thể khai thác, sửa chữa, thiết kế mới, thiết kế cải tiến các máy và thiết bị xây dựng. Máy xây dựng phục vụ các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp: các cảng, sân bay, cầu đường, thủy điện, nhà công nghiệp, giàn khoan…
8. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông [Mã ngành D580205 (109)]: chỉ tiêu 420. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác tại cơ quan thiết kế ­- thi công các công trình cảng, xây dựng dân dụng, giám định và qui hoạch xây dựng công nghiệp dầu khí, quốc phòng và dân dụng.
Chuyên ngành Xây dựng cầu đường: Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có khả năng thiết kế, quản lý, tổ chức thi công những công trình cầu đường, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.
Chuyên ngành Quy hoạch giao thông: Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác tại các cơ quan quản lý liên quan tới xây dựng và giao thông, các ban quan lý dự án, viện quy hoạch và viện chiến lược để lập chiến lược phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đường sắt, đường thủy, các công ty tư vấn trong và ngoài nước liên quan đến khảo sát thiết kế công trình giao thông, các khu dân cư và khu công nghiệp, lập dự án nghiên cứu khả thi các công trình giao thông.
Chuyên ngành Xây dựng đường sắt – Metro: Sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, sản xuất và quản lý nhà nước liên quan đến chuyên môn, có khả năng khảo sát thiết kế, quản lý và tổ chức thi công phân tích đánh giá dự án đầu tư, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng đường sắt và mêtrô.
Video đang HOT
9. Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng [Mã ngành D580201 (116)]: chỉ tiêu 280. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác tại các cơ quan thi công ban quản lý công ty tư vấn thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, nhà máy, cụm dân cư, cụm công nghiệp và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật chuyên ngành.
Chuyên ngành Kỹ thuật kết cấu công trình: Sau khi ra trường, kỹ sư kết cấu công trình có khả năng tính toán, thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp như nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình cầu đồng thời cũng có thể làm việc tại các công ty thi công, ban quản lý công trình các cấp, các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
10. Ngành Công nghệ thông tin [Mã ngành D480201 (112)]: chỉ tiêu 70. Sau khi ra trường, kỹ sư ngành này có thể đảm nhận các công việc xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý thông tin, thiết kế phần mềm ứng dụng tại các công ty trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
11. Ngành Truyền thông và mạng máy tính [Mã ngành D520214 (115)]: chỉ tiêu 70. Đào tạo các kỹ sư kỹ thuật máy tính có trình độ cao về kỹ thuật điện tử, tin học, vi xử lý thiết kế và chế tạo phần cứng, phần mềm máy tính thiết kế và xây dựng mạng máy tính, mạng truyền thông có dây và không dây… Các kỹ sư Kỹ thuật máy tính sẽ nắm vững về lý thuyết và thực hành trong các lĩnh vực kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin.
12. Ngành Kinh tế vận tải [Mã ngành D840104 (401), Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển]: chỉ tiêu 180. Sau khi ra trường, kỹ sư ngành này có thể công tác ở các công ty vận tải biển, cảng biển, xuất nhập khẩu hàng hoá đường biển và các tổ chức kinh tế có liên quan đến vận tải biển.
13. Ngành Kinh tế xây dựng [Mã ngành D580301 (402)]: chỉ tiêu 210. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Kinh tế xây dựng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc sau: tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình giao thông lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng lập và quản lý giá các công trình xây dựng lập hồ sơ dự thầu và lập giá dự thầu tổ chức thi công xây dựng công trình, giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động lập hồ sơ thanh quyết toán công trình.
Chuyên ngành Quản trị Dự án xây dựng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng quản trị, tổ chức điều hành các dự án đầu tư xây dựng Lập và thẩm định dự án đầu tư định giá và quản lý chi phí dự án xây dựng quản lý tiến trình thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng giám sát và quản lý chất lượng dự án xây dựng thanh quyết toán chi phí thực hiện dự án, kiểm toán thực hiện dự án.
14. Ngành Khai thác vận tải [Mã ngành D840101 (403), Chuyên ngành Quản trị logistic và vận tải đa phương thức]: chỉ tiêu 80. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác các dịch vụ về logistic và vận tải đa phương thức như: phân phối, kho vận dịch vụ khách hàng, quản trị chiến lược của doanh nghiệp vận tải, nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, phân tích và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Hệ cao đẳng chính quy
Gồm các ngành: chỉ tiêu 80 sinh viên/ngành
1 – Điều khiển tàu biển [Mã ngành C840107 (C65)]
2 – Vận hành khai thác máy tàu thủy [Mã ngành C840108 (C66)]
3 – Công nghệ thông tin [Mã ngành C480201 (C67)]
4 – Cơ khí ô tô [Mã ngành C510205 (C68)]
5 – Kinh tế vận tải biển [Mã ngành C840101 (C69)]
Hệ Cao đẳng Nhà trường không tổ chức thi tuyển, lấy kết quả thi Đại học năm 2012 của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường đại học trong cả nước theo đề thi chung của Bộ để xét tuyển, căn cứ vào hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng của thí sinh.
Các chuyên ngành Điều khiển tàu biển, Vận hành Khai thác máy tàu thủy, Công nghệ thông tin, Kinh tế vận tải biển, Kinh tế xây dựng, Cơ khí ô tô và Xây dựng cầu đường đã được đào tạo liên thông lên đại học để cấp bằng chính quy.
* Lưu ý:
- Các ngành 101, 102, C65, C66 yêu cầu: chỉ tuyển Nam, tổng thị lực hai mắt phải đạt 18/10 trở lên, không mắc bệnh mù màu, phải nghe rõ khi nói thường cách 5m và nói thầm cách 0.5m và có cân nặng từ 45 kg trở lên.
- Thí sinh nam vào các ngành 101, C65 phải có chiều cao từ 1.64m trở lên.
- Thí sinh nam vào các ngành 102, C66 phải có chiều cao từ 1.61m trở lên.
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
Làm hồ sơ vào các trường khối an ninh như thế nào?
Dù thời điểm làm hồ sơ đã bắt đầu từ ngày 15/3, nhưng khá nhiều thí sinh vẫn muốn tìm hiểu thông tin chi tiết để làm hồ sơ vào các trường khối an ninh. Dưới đây là chỉ dẫn cụ thể từ ban tư vấn của Trường Học viện Cảnh sát Nhân dân (Hà Nội).
Câu hỏi: "Thưa ban tư vấn tuyển sinh, em trai em năm nay muốn dự thi vào khối trường công an. Vậy trình tự, thủ tục để có thể được dự thi như thế nào ạ?" - bạn Phương Thảo ở địa chỉ email phuongthao22...@gmail.com.
Ban Tư vấn tuyển sinh trường Học viện Cảnh sát nhân dân: Quy trình làm hồ sơ vào các trường khối an ninh như sau:
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân theo quy định.
Bước 2: Đến nộp hồ sơ tại Công an huyện, thị xã trực thuộc Công an tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Công an cấp huyện kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí theo quy định trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung các giấy tờ cần thiết.
- Công an cấp huyện, thị xã thẩm tra về tiêu chuẩn, điều kiện của người đăng ký dự thi tổng hợp danh sách báo cáo phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh.
- Công an tỉnh tổ chức sơ tuyển, kiểm tra sức khoẻ xác minh lý lịch cho người đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân tập hợp kết quả và tổ chức xét duyệt, lập hồ sơ giao nộp cho các trường Công an nhân dân. Các trường hợp không đạt sơ tuyển, phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh thông báo cho Công an cấp huyện trả lại lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí xét tuyển vào Trung học Công an nhân dân.
- Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh tiếp nhận phiếu báo dự thi của các trường Công an nhân dân và chuyển cho Công an cấp huyện để gửi cho thí sinh tham dự kỳ thi theo đúng quy định.
Sinh viên trường Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trở thành những chiến sĩ cảnh sát là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ.
Bước 3:
- Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh nhận phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển của các trường Công an nhân dân và chuyển cho Công an cấp huyện. Công an cấp huyện gửi phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển cho thí sinh dự thi vào các trường Công an nhân dân.
Đối với các trường hợp trúng tuyển, Công an cấp huyện tổ chức thẩm tra, xác minh lý lịch theo đúng quy định và hoàn thành hồ sơ nhập học, chuyển phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh làm thủ tục nhập học các trường Công an nhân dân cho thí sinh trúng tuyển.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- 1 túi đựng hồ sơ và 2 phiếu đăng ký dự thi đại học, cao đẳng theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (có dán ảnh 4 × 6 cm).
- Đơn tình nguyện vào ngành Công an nhân dân (bản viết tay)
- Bản lý lịch tự khai (mẫu 1a-BCA(X18)-09), dán ảnh 4 × 6 cm đóng dấu giáp lai và có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú
- 3 ảnh chụp theo kiểu ảnh chứng minh nhân dân trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có)
- Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Trích sao học bạ 3 năm học phổ thông trung học (có công chứng)
- Giấy chứng nhận đoàn viên, đảng viên (nếu là đảng viên, đoàn viên)
* Số lượng hồ sơ: 1 bộ
c) Thời hạn giải quyết: Theo thời hạn chung về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường Công an nhân dân hàng năm.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy báo nhập học vào các trường Công an nhân dân
h) Lệ phí (nếu có):
- Phí mua hồ sơ của ngành Công an: 13.000 đồng/bộ
- Phí mua hồ sơ đăng ký dự thi: 2.000 đồng/bộ
- Lệ phí khám sức khoẻ: 30.000 đồng/người
- Lệ phí đăng ký dự thi: 40.000 đồng/người
- Lệ phí xét tuyển vào Trung học Công an nhân dân: 15.000 đồng/người
- (Lệ phí tuyển sinh thay đổi cụ thể theo từng năm)
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản lý lịch tự khai (mẫu 1a-BCA(X18)-09)
- Phiếu đăng ký dự thi
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Đối tượng dự thi: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, là đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh không qua 20 tuổi đối với người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi tính đến ngày dự thi.
- Đối tượng cụ thể: theo thông báo tuyển sinh hàng năm.
Tiêu chuẩn dự thi:
* Tiêu chuẩn chính trị:
- Bản thân và gia đình gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, pháp luật không liên quan tệ nạn xã hội
- Bảo đảm các quy định cụ thể tại Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
* Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, 3 năm học phổ
thông trung học đạt hạnh kiểm loại khá trở lên
* Về học lực: Đạt học lực trung bình trở lên trong 3 năm học phổ thông trung học 3 môn khối dự thi đạt từ 6,0 điểm trở lên học sinh khu vực I, người dân tộc thiểu số đạt điểm trung bình trở lên.
* Sức khoẻ:
- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng, đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện.
- Đối với nam: Cao từ 1,64m đến 1,80m nặng từ 48 kg đến 75kg
- Đối với nữ: Cao từ 1,58m đến 1,72m nặng từ 45 kg đến 57 kg.
(Học sinh khu vực I được hạ thấp 2 cm chiều cao và 2 kg cân nặng theo từng giới)
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
Phê bình 14 trường ĐH miễn thi môn ngoại ngữ trình độ thạc sỹ Bộ GD-ĐT vừa có công văn phê bình gửi tới 14 trường đại học, học viện đã thực hiện cho phép miễn thi tuyển môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh trình độ thạc sỹ tháng 8, 9 năm 2011. Theo đó, Bộ GD-ĐT phê bình Thủ trưởng cơ sở đào tạo đã vi phạm quy định về tuyển sinh môn ngoại...