Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015 tại Hà Nội
Ngày 4-5, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2014-2015 các trường THPT công lập, THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố. Chỉ tiêu cụ thể từng trường như sau:
Hà Nội đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015 cho từng trường. Ảnh: Nhật Nam
Trường THPT công lập:
Trường THPT Phan Đình Phùng: 600 HS; Phạm Hồng Thái: 520 HS; Nguyễn Trãi – Ba Đình: 440 HS; Trần Phú – Hoàn Kiếm: 600 HS; Việt Đức: 600 HS; THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng: 560 HS; Thăng Long: 560 HS; Trần Nhân Tông: 520 HS; Đống Đa: 560 HS; Kim Liên: 600 HS; Lê Quý Đôn – Đống Đa: 560 HS; Quang Trung – Đống Đa: 560 HS; Nhân Chính: 400 HS; Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân: 480 HS; Cầu Giấy: 440 HS; Yên Hòa: 480 HS; Hoàng Văn Thụ: 520 HS; Trương Định: 560 HS; Việt Nam – Ba Lan: 560 HS; Lý Thường Kiệt: 320 HS; Nguyễn Gia Thiều: 520 HS; Thạch Bàn: 320 HS; Phúc Lợi: 320 HS; Đa Phúc: 440 HS; Kim Anh: 400 HS; Minh Phú: 280 HS; Sóc Sơn: 440 HS; Trung Giã: 360 HS; Xuân Giang: 320 HS; Bắc Thăng Long: 320 HS; Cổ Loa: 440 HS; Đông Anh: 400 HS; Liên Hà: 480 HS; Vân Nội: 480 HS; Cao Bá Quát – Gia Lâm: 480 HS; Dương Xá: 480 HS; Nguyễn Văn Cừ: 400 HS; Yên Viên: 440 HS; Nguyễn Thị Minh Khai: 480 HS; Xuân Đỉnh: 480 HS; Thượng Cát: 400 HS; Trung Văn: 360 HS; Đại Mỗ: 280 HS; Ngô Thì Nhậm: 480 HS; Ngọc Hồi: 480 HS; Mê Linh: 400 HS; Quang Minh: 320 HS; Tiền Phong: 360 HS; Tiến Thịnh: 320 HS; Tự Lập: 320 HS; Yên Lãng: 360 HS; Lê Quý Đôn – Hà Đông: 520 HS; Quang Trung – Hà Đông: 400 HS; Trần Hưng Đạo – Hà Đông: 400 HS; Lê Lợi: 360 HS; Tùng Thiện: 400 HS; Xuân Khanh: 360 HS; Ba Vì: 440 HS; Bất Bạt: 360 HS; Phổ thông dân tộc nội trú: 105 HS; Ngô Quyền – Ba Vì: 560 HS; Quảng Oai: 520 HS; Minh Quang: 200 HS; Ngọc Tảo: 560 HS; Phúc Thọ: 520 HS; Vân Cốc: 400 HS; Đan Phượng: 440 HS; Hồng Thái: 440 HS; Tân Lập: 440 HS; Bắc Lương Sơn: 280 HS; Hai Bà Trưng – Thạch Thất: 480 HS; Phùng Khắc Khoan – Thạch Thất: 520 HS; Thạch Thất: 560 HS; Hoài Đức A: 520 HS; Hoài Đức B: 480 HS; Vạn Xuân – Hoài Đức: 440 HS; Cao Bá Quát – Quốc Oai: 440 HS; Minh Khai: 520 HS; Quốc Oai: 560 HS; Chúc Động: 600 HS; Chương Mỹ A: 600 HS; Chương Mỹ B: 600 HS; Xuân Mai: 600 HS; Nguyễn Du – Thanh Oai: 480 HS; Thanh Oai A: 480 HS; Thanh Oai B: 480 HS; Lý Tử Tấn: 400 HS; Nguyễn Trãi – Thường Tín: 400 HS; Thường Tín: 520 HS; Tô Hiệu – Thường Tín: 480 HS; Vân Tảo: 400 HS; Hợp Thanh: 440 HS; Mỹ Đức A: 560 HS; Mỹ Đức B: 480 HS; Mỹ Đức C: 360 HS; Đại Cường: 240 HS; Lưu Hoàng: 360 HS; Trần Đăng Ninh: 480 HS; Ứng Hòa A: 480 HS; Ứng Hòa B: 400 HS; Đồng Quan: 440 HS; Phú Xuyên A: 560 HS; Phú Xuyên B: 440 HS; Tân Dân: 360 HS; Thực nghiệm: 120 HS; Phan Huy Chú – Đống Đa: 320 HS; Hoàng Cầu; 320 HS; Nguyễn Tất Thành – Cầu Giấy: 320 HS; Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao: 280 HS; Trần Quốc Tuấn: 200 HS; chuyên Hà Nội – Amsterdam: 595 HS; Chu Văn An: 600 HS; chuyên Nguyễn Huệ: 525 HS; Sơn Tây: 567 HS.
Trường THPT ngoài công lập:
Video đang HOT
Trường THPT Văn Lang: 80 HS; Hồ Tùng Mậu: 80 HS; Đinh Tiên Hoàng: 240 HS; Văn Hiến: 160 HS; Hồng Hà: 160 HS; Mai Hắc Đế: 160 HS; Hoàng Diệu: 160 HS; THCS và THPT Tạ Quang Bửu: 120 HS; Tô Hiến Thành: 80 HS; Nguyễn Văn Huyên: 120 HS; Bắc Hà – Đống Đa: 120 HS; Einstein: 160 HS; Đông Đô: 120 HS; Phan Chu Trinh: 80 HS; Hà Nội – Academy: 80 HS; Chi nhánh Trường song ngữ quốc tế Horizon: 40 HS; Phan Bội Châu: 120 HS; Lương Thế Vinh – Thanh Xuân: 480 HS; Nguyễn Trường Tộ: 80 HS; Đại Việt: 80 HS; Đào Duy Từ: 240 HS; Hồ Xuân Hương: 120 HS; Lương Văn Can: 80 HS; THCS và THPT Alfred Nobel: 40 HS; Huỳnh Thúc Kháng: 120 HS; dân lập Hà Nội: 80 HS; Nguyễn Siêu: 160 HS; Lý Thái Tổ: 120 HS; Hermann Gmeiner Hà Nội: 80 HS; Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy: 480 HS; Global: 40 HS; Phương Nam: 160 HS; Trần Quang Khải: 80 HS; Nguyễn Đình Chiểu: 40 HS; Đông Kinh: 160 HS; THCS và THPT quốc tế Thăng Long: 40 HS; Tây Sơn: 80 HS; Lê Văn Thiêm: 120 HS; Vạn Xuân – Long Biên: 120 HS; Mùa Xuân Wellspring: 80 HS; Ngô Tất Tố: 280 HS; Phạm Ngũ Lão: 160 HS; An Dương Vương: 160 HS; Ngô Quyền – Đông Anh: 80 HS; Hoàng Long: 40 HS; Lê Hồng Phong: 40 HS; Nguyễn Du: 40 HS; Lý Thánh Tông: 200 HS; Bắc Đuống: 160 HS; Lê Ngọc Hân: 120 HS; Mạc Đĩnh Chi: 120 HS; Lạc Long Quân: 120 HS; Đặng Thai Mai: 120 HS; Lam Hồng: 80 HS; Minh Trí: 80 HS; Nguyễn Thượng Hiền – Sóc Sơn: 80 HS; Marie Curie: 400 HS; M.V.Lômônôxôp: 240 HS; Trí Đức: 240 HS; Việt – Úc Hà Nội: 80 HS; THCS và THPT Newton: 80 HS; Xuân Thủy: 120 HS; Olympia: 80 HS; Trần Thánh Tông: 80 HS; Đoàn Thị Điểm: 160 HS; Lê Thánh Tông: 160 HS; Tây Đô: 120 HS; THCS và THPT Phạm Văn Đồng: 80 HS; THCS và THPT Hà Thành: 80 HS; Lương Thế Vinh – Ba Vì: 160 HS; Trần Phú – Ba Vì: 160 HS; Hà Đông: 360 HS; Phùng Hưng: 160 HS; Xa La: 80 HS; Phổ thông quốc tế Việt Nam: 40 HS; Bình Minh: 240 HS; Hồng Đức: 160 HS; Phan Huy Chú – Thạch Thất: 280 HS; FPT: 240 HS; Nguyễn Trực: 80 HS; Nguyễn Thượng Hiền – Ứng Hòa: 80 HS; Đặng Tiến Đông: 120 HS; Ngô Sỹ Liên: 240 HS; Trần Đại Nghĩa: 80 HS; Bắc Hà – Thanh Oai: 160 HS; Thanh Xuân: 80 HS; Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phú Xuyên: 160 HS; Đinh Tiên Hoàng – Mỹ Đức: 120 HS.
Trung tâm giáo dục thường xuyên:
Trung tâm giáo dục thường xuyên Ba Đình: 160 HS (trong đó có 120 HS bổ túc văn hóa, còn lại là HS THPT); Nguyễn Văn Tố: 160 HS (120 HS BTVH); Tây Hồ: 160 HS (120 HS BTVH); Việt Hưng: 200 HS (160 HS BTVH); Cầu Giấy: 160 HS (120 HS BTVH); Đống Đa: 240 HS (200 HS BTVH); Hai Bà Trưng: 120 HS; Hoàng Mai: 120 HS (80 HS BTVH); Thanh Xuân: 360 HS (320 HS BTVH); Từ Liêm: 320 HS (280 HS BTVH); Sóc Sơn: 280 HS (240 HS BTVH); Đông Anh: 600 HS (560 HS BTVH); Phú Thị: 160 HS (80 HS BTVH); Đình Xuyên: 120 HS (80 HS BTVH); Thanh Trì: 280 HS (200 HS BTVH); Đông Mỹ: 200 HS (120 HS BTVH): Mê Linh: 280 HS (200 HS BTVH); Hà Tây: 80 HS; Sơn Tây: 320 HS (240 HS BTVH); Ba Vì: 240 HS (160 HS BTVH); Phúc Thọ: 240 HS (160 HS BTVH); Đan Phượng: 360 HS (320 HS BTVH); Hoài Đức: 440 HS (400 HS BTVH); Quốc Oai: 200 HS (120 HS BTVH); Thạch Thất: 280 HS (200 HS BTVH); Chương Mỹ: 240 HS (200 HS BTVH); Thanh Oai: 120 HS (40 HS BTVH); Thường Tín: 160 HS (120 HS BTVH); Phú Xuyên: 200 HS (160 HS BTVH); Ứng Hòa: 160 HS (120 HS BTVH); Mỹ Đức: 160 HS (80 HS BTVH).
Theo Giaoduc
Nhiều ĐH lớn công bố tuyển thẳng thí sinh khuyết tật
Nhiều trường ĐH lớn công bố tuyển thẳng thí sinh khuyết tật trong kỳ tuyển sinh 2014; những điều kiện cụ thể cho đối tượng này cũng được đưa ra.
ThS Hồ Thị Phương Dung - Phó Trưởng ban Khảo thí - Đảm bảo chất luợng giáo dục ĐH Huế cho biết: Trường có quy định xét tuyển thẳng với thí sinh là người khiếm thị.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký xét tuyển, kết quả học tập 3 năm THPT của thí sinh đạt trung bình khá trở lên, đủ sức khỏe để học tập (Giấy khám sức khỏe do Trung tâm Y tế hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận) để xem xét, quyết định cho vào học các ngành học thuộc khối C của Trường ĐH Khoa học hoặc Khoa Luật thuộc ĐH Huế.
Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào học bạ, tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng tuyển thẳng thí sinh là người khuyết tật. Cụ thể, người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, nếu có điểm trung bình học tập trong 3 năm học THPT của tất cả các môn học theo khối thi phù hợp với nhóm ngành đăng ký từ 7,0 trở lên được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng (các thí sinh này vẫn cần đăng ký sơ tuyển và nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học như bình thường).
Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo, Hiệu trưởng sẽ xem xét quyết định xét tuyển thẳng và thông báo kết quả cho thí sinh.
Trường ĐH khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh xét tuyển thẳng thí sinh là người khiếm thị học lực đạt từ loại khá trở lên trong ba năm học THPT, trong đó ba môn đăng ký dự thi đạt từ 7.0 trở lên. Thị lực dưới 10% (có các nhận của Trung tâm giám định Y khoa cấp tỉnh, thành phố)
ĐH Thái Nguyên cũng tuyển thẳng thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Với đối tượng này, Giám đốc ĐH Thái Nguyên căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.
Trường ĐH Hồng Đức tuyển thẳng thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, nếu đáp ứng các yêu cầu: Kết quả học tập phổ thông đạt từ trung bình và kết quả rèn luyện từ loại khá trở lên (xét theo học bạ); có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.
Đối tương này được xét vào học ở tất cả các khối ngành của trường, trừ những ngành đào tạo giáo viên.
Theo GDTĐ
Ôn thi tốt nghiệp hiệu quả môn sinh, tiếng Anh Cô Phạm Thị Thu Hằng (dạy môn sinh Trường THPT Tân Bình) và cô Trần Thị Bích Quyên (dạy môn tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) là những giáo viên có kinh nghiệm, hướng dẫn ôn tập cụ thể môn tiếng Anh và sinh học. Giáo viên hướng dẫn ôn tập môn tiếng Anh cho học sinh lớp 12 Trường...