Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 tăng 6,5%
Thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2011 tăng 6,5% so với năm 2010; tuyển mới TCCN năm 2011 tăng 10% so với năm 2010. Ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở thực hiện năm 2010, năng lực đội ngũ giảng viên, diện tích sàn xây dựng và báo cáo thực hiện 3 công khai. Bộ sẽ ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện.
Chỉ tiêu tăng thêm dành đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, đào tạo bác sĩ, dược sĩ cho các địa phương, đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và giáo viên những bộ môn còn thiếu cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc, 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; đào tạo cán bộ nông lâm ngư, theo hợp đồng của địa phương và doanh nghiệp.
Lãnh đạo bộ cho biết, chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ nằm trong tổng chỉ tiêu chính quy của các trường. Các đại học lớn, giữ ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy, tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học.
Chỉ tiêu vừa học vừa làm, liên thông, bằng hai được xác định theo tỷ lệ chung bằng 60% so với chỉ tiêu chính quy. Một số ngành nghề, một số trường tự chủ tài chính chỉ tiêu có thể được tăng hơn.
Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2011 tăng 6,5% so với năm 2010
Video đang HOT
Cụ thể: ĐH,CĐ chính quy năm 2011: 150.000 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu đại học là 132.000, chỉ tiêu cao đẳng 18.000.
Trong tổng 132.000 chỉ tiêu đại học chính quy, dự kiến dành 13.200 chỉ tiêu (10%) đào tạo theo địa chỉ và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trung cấp chuyên nghiệp 19.000 chỉ tiêu, chủ yếu đào tạo sư phạm mẫu giáo, đào tạo trung cấp điều dưỡng, trung cấp dược, trung cấp luật và trung cấp nông lâm nghiệp.
Chỉ tiêu vừa làm vừa học, liên thông, bằng hai khoảng 100.000 chỉ tiêu.
Dự bị đại học, cao đẳng 4.150 chỉ tiêu (tăng 10% so với năm 2010) để phân bổ cho 5 trường dự bị trung ương và 3 khoa dự bị ở 3 trường ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên và ĐH Cần Thơ.
Đào tạo phổ thông dân tộc nội trú 900 chỉ tiêu cho 3 trường phổ thông vùng cao Việt Bắc, Hữu Nghị T80 và Hữu Nghị T78.
Đào tạo học sinh phổ thông năng khiếu 1.100 chỉ tiêu cho 4 trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH VInh, ĐH Huế và ĐH Sư phạm TP.HCM.
Đối với đào tạo sau đại học, Bộ GD-ĐT đẩy mạnh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ để nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, dự kiến tuyển mới đào tạo tiến sĩ 1.050 chỉ tiêu, đào tạo thạc sĩ 22.000 chỉ tiêu, tăng 20% so với năm 2010. Đào tạo chuyên khoa cấp 1, cấp 2, bác sĩ nội trú khoảng 1.250 chỉ tiêu tăng 10% so với năm 2010. Đào tạo từ xa tăng 10% là 74.000 chỉ tiêu so với năm 2010.
Năm 2010 không tuyển đủ chỉ tiêu
Được biết, tuyển sinh 2010, về đại học chính quy, Bộ giao cho các trường là 123.750 chỉ tiêu, đã tuyển được 118.035 chỉ tiêu đạt 95,8%. Hệ Cao đẳng Bộ giao 14.550 chỉ tiêu, tuyển được 16.035 chỉ tiêu đạt 110,2%. Như vậy, cả hệ đại học, cao đẳng chính quy thuộc các trường trực thuộc Bộ đã tuyển 134.605/138.300 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 97,3%. TCCN, Bộ giao cho các trường là 17.100 chỉ tiêu, theo báo cáo của các trường mới thực hiện được 7.041 chỉ tiêu. Hiện nay, các trường đang tiếp tục tuyển sinh.
Với kết quả tuyển sinh trên, quy mô hệ đại học chính quy ĐH, CĐ, TCCN của các trường trực thuộc Bộ hiện nay là: Đại học: 460.148 sinh viên. Trong đó, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,78%; tiếp theo là nhóm ngành kinh tế chiếm 27,72%; sư phạm 17,68%; nông lâm như 8,67%; xã hội nhân văn 7,15%; khoa học tự nhiên 2,72%; nhóm ngành y 2,02% và nhóm ngành nghệ thuật, thể dục thể thao 1,26%.
Quy mô đào tạo TCCN trong các trường trực thuộc bộ, tính đến thời điểm này là 27,347 học sinh, trong đó nhóm ngành kinh tế 9.390 hs (34,34%); kỹ thuật công nghệ 8.471 hs (30,98%), sư phạm 7.313 hs (26,74%); y dược 1.443 hs (5,28%); nông lâm ngư 670 ( 2,45%).
24H.COM.VN (Theo Dân trí)
Tuyển sinh 2011: Mở lối cho ngành khó tuyển
Trước tình trạng nhiều ngành trọng điểm khan hiếm thí sinh, ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến sẽ áp dụng nhiều phương án nhằm ổn định tuyển sinh cho các trường thành viên.
Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết trong tuyển sinh năm 2011, ĐH Quốc gia TPHCM khuyến khích các trường thành viên cho thí sinh đăng ký thêm ngành và xét tuyển ngay trong trường (gọi là nguyện vọng 1B). Những thí sinh đăng ký thi vào một ngành của trường nhưng không đạt kết quả sẽ được xét nguyện vọng vào một ngành khác có điểm chuẩn thấp hơn cùng trường.
Chuyển ngành tương đương
"Phương án này phải dựa trên nguyện vọng của thí sinh. Nếu thí sinh không đồng ý chọn ngành khác của trường thì sẽ được cấp phiếu điểm để đăng ký xét tuyển vào trường khác. Việc khuyến khích nguyện vọng 1B là để hướng vào các ngành khó tuyển, tạo ổn định tuyển sinh cho các trường thành viên" - ông Nghĩa giải thích thêm.
Mới đây, khi thông tin về tuyển sinh năm 2011, Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết dự kiến sẽ cho phép thí sinh được tham gia xét tuyển thêm ngành với nguyện vọng 1B.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế - Luật TPHCM cũng dự kiến cho phép thí sinh chuyển ngành tương đương khi thi không đạt vào ngành có điểm chuẩn cao hơn. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã mạnh dạn áp dụng phương án này từ năm 2009 và dự kiến vẫn tiếp tục vào năm nay.
Ông Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết những thí sinh thi không đạt vào một ngành nào đó của trường thì sẽ được phép đăng ký vào ngành tương đương với điểm chuẩn thấp hơn, ngay trong trường.
Tuyển thẳng học sinh năng khiếu
Theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, số liệu thống kê nhiều năm cho thấy học sinh trường chuyên có điểm bình quân 3 môn thi ở kỳ thi ĐH khá cao. Vì thế, để giảm tải cho kỳ thi, ĐH Quốc gia TPHCM đang xem xét thí điểm xét tuyển thẳng học sinh Trường THPT Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) vào các trường thành viên.
"Việc xét tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia cũng nên tái lập, tránh bỏ sót nhân tài. Đây cũng là phương án để những ngành khó tuyển nhưng đòi hỏi học sinh năng khiếu như toán, lý, song ngữ Nga - Anh... chọn được thí sinh chất lượng" - ông Nghĩa nói.
Nhiều ngành học mới
Để giải quyết tình trạng khan hiếm thí sinh ở một số ngành chuyên môn và ngành ngôn ngữ, nhiều trường ĐH tại TPHCM đã dự kiến tăng khối thi hoặc mở ngành mới.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM dự kiến tăng khối thi một số ngành như: Ngữ văn (cả sư phạm và ngoài sư phạm, thi khối C và D1); tin học (cả sư phạm tin học và công nghệ thông tin, thi khối A, D1); tiếng Pháp (cả sư phạm và cử nhân, thi khối D1, D3); sư phạm song ngữ Nga - Anh, ngôn ngữ Nga - Anh (thi khối A, C, D); giáo dục đặc biệt (thi khối C, D1, M); trường cũng dự kiến mở ngành sư phạm tiếng Nhật, tâm lý giáo dục với 2 chuyên ngành giáo dục học (sư phạm) và tâm lý học giáo dục (ngoài sư phạm).
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đang có hướng chuyển ngành kỹ thuật nữ công sang nhà hàng - du lịch - khách sạn; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM dự kiến mở ngành ngữ văn Ý; Trường ĐH Kinh tế - Luật TPHCM dự kiến mở ngành kinh doanh quốc tế; Trường ĐH Quốc tế TPHCM dự kiến mở ngành kỹ thuật xây dựng; Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM dự kiến mở chuyên ngành kỹ thuật công trình ngoài khơi.
Tốt nghiệp cùng lúc 2 bằng Để duy trì những ngành trọng điểm nhưng khan hiếm thí sinh, nhiều trường cho phép thí sinh khi tốt nghiệp được lấy 2 bằng. Ngành song ngữ Nga - Anh của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM và Trường ĐH Sư phạm TPHCM sẽ cấp 2 bằng ĐH tiếng Nga và CĐ tiếng Anh. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho phép nhận 2 bằng sư phạm và kỹ sư ở 10/26 ngành của trường. Ngoài hai phương án cho phép thí sinh chuyển ngành, xét tuyển thẳng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi quốc gia, ĐH Quốc gia TPHCM cũng khuyến khích tuyển sinh theo điểm sàn chung cho nhóm ngành ở các trường thành viên. Qua đó, ngành khó tuyển sẽ tuyển được thí sinh ngay từ đầu.
24H.COM.VN (Theo NLĐ)
Tuyển sinh ĐH "3 chung" đã đến hồi cáo chung? Sau 9 năm (từ 2002) thi tuyển sinh "3 chung" đến nay có nhiều nội dung không phù hợp với mục tiêu đổi mới quản lý, phát triển giáo dục ĐH. Nếu không có những cải tiến - việc thi "3 chung" sẽ khiến Bộ GD-ĐT bị thu nhỏ như cái "Phòng Đào tạo" quanh năm bận rộn với tuyển sinh ĐH. Có...