Chi tiền triệu thưởng thức đặc sản núc ních béo ngậy xứ miệt vườn
Ai cũng từng nghe qua về món đuông dừa béo trắng còn sống đang ngoe nguẩy trong bát nước mắm. Tuy nhiên có ai thực sự biết vì sao người miền Tây lại “ghiền” loại đặc sản kinh dị này đến thế.
Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Mỗi mùa sinh sản, loài bọ cánh cứng đục lỗ trên ngọn cây và đẻ trứng vào. Ấu trùng lớn gần bằng ngón tay thì hóa thành đuông có hình dạng giống con sâu béo mập.
Đuông dừa trưởng thành có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 cm đến 5 cm. Vào thời kỳ này, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn. Đây là lúc thích hợp để bắt về chế biến thành món ăn.
Bắt đuông dừa không dễ, người bắt phải nhận diện xem cây dừa có bị đuông phá hay không. Đuông chỉ được tìm thấy trong các cây dừa có chòm lá trên ngọn bị héo và đổ gục xuống. Ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre, có rất nhiều dừa. Cây dừa thường hay bị đuông ăn cho đến chết.
Rặng dừa bến tre là nơi cư ngụ của những con đuông dữa béo mẫm.
Bọ kiến dương thường chọn cây dừa sung sức để làm tổ, đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần lên nhờ ngày đêm ăn cổ hũ dừa vừa mềm vừa bổ cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết.
Lúc đọt thối ngã ngang cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe đuông rầm rì ở trong. Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ và một cây có hàng trăm con, những con mọc cánh có người bảo ăn được và ngon nữa là khác. Chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông.
Đuông dừa.
Video đang HOT
Do sống trong thân cây dừa nên đuông dừa rất sạch, không cần phải sơ chế nhiều. Đuông khi được bổ ra khỏi đọt cây dừa, được ngâm qua nước muối mặn để nhả hết chất bẩn ra ngoài, hoặc có thể dội qua nước sôi cho sạch hẳn
Các món ăn được chế biến từ đuông thường không mấy đa dạng, chủ yếu là các món chiên, nướng, hấp xôi, tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là đuông dừa ăn sống tắm nước mắm.
Đuông dừa tắm mắm.
Người ta gọi vui món này là đuông lội sông”. Con đuông béo múp còn ngọ nguậy đặt trong bát nước mắm ớt cay, cứ thế gắp bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được vị béo bùi mà nhiều người nói giống y như lòng đỏ trứng gà tan dần trong khoang miệng.
Tuy nhiên không phải ai cũng đủ can đảm để nếm thử món đặc sản kinh dị này. Nhìn những con sâu béo lúc nhúc trườn tới trườn lui trong bát nước mắm khiến không ít người “khóc thét”.
Nếu không muốn trải nghiệm “cảm giác mạnh” thì các thực khách hiếu kỳ có thể thử các món ăn khác dễ nhìn hơn.
Dễ ăn nhất có thể kể đến món đuông nướng. Đuông dừa được kẹp vào gắp tre, nướng liu riu trên than đến khi chín vàng rồi cuốn cùng các loại rau, chấm mắm me chua ngọt. Khi ăn, vị béo ngậy, thơm nức của đuông nướng quyện cùng vị chua chát mặn ngọt của nước chấm và rau tươi chắc chắn sẽ chinh phục các thực khách khó tính.
Một món khác cũng thơm ngon không kém đó là đuông dừa chiên của người Bình định. Chế biến bằng cách ngâm đuông vào nước mắm, sau đó mới đem lăn bột chiên ăn với rau xà lách, cà chua.
Hay là mang đuông luộc với nước dừa tươi rồi cuốn với một số loại rau thơm, kẹp trong bánh tráng, chấm nước mắm cơm mẻ trộn sả, ớt băm nhuyễn.
Cầu kỳ nhất là món đuông dừa làm gỏi. Món gỏi được làm từ cổ hũ dừa (phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa) thái con chì, ớt chuông thái mỏng, hành lá cắt khúc kết hợp với thịt tôm hùm, bánh phồng tôm chiên giòn. Tất cả các nguyên liệu đã sơ chế nói trên được trộn đều trong các gia vị như mù tạt, dấm, dầu olive, xếp ra đĩa và bày khoảng mươi con đuông dừa chiên vàng lên trên.
Nhìn chung, các món chế biến từ đuông món nào cũng béo, thơm. Bởi vậy, người sành ẩm thực cho rằng đuông dừa là đặc sản quý của phương Nam
Chính vì là đặc sản cao cấp nên giá của đuông dừa rất cao. Ở Việt Nam, một con đuông giống con được bán với giá khoảng 25.000 đồng và một đĩa đuông dừa sau khi chế biến có giá lên đến vài triệu đồng.
Hiện có không ít hộ dân tìm cách nuôi đuông dừa để bán kiếm lời. Nhưng dù là món đặc sản, đuông là loại sinh vật gây hại cho cây nên nhà nước đã ra lệnh cấm nhân, nuôi dưỡng đuông dừa dưới mọi hình thức.
Theo Người đưa tin
Ve sầu vừa lột xác, người miền Tây nhanh tay bắt về làm đặc sản
Sau khi lột xác xong, thân và cánh ve sầu xanh biếc, trông rất đẹp nhưng rất dễ bị tổn thương, nhất là khi dính nước. Đây cũng chính là lúc người miền tây bắt ve về chiên giòn đãi thực khách.
Ve sầu là một loài côn trùng chỉ xuất hiện nhiều vào mùa hè (cuối tháng 2 đến khoảng tháng 5 âm lịch) hàng năm. Tùy vào khu vực sinh sống, ấu trùng ve sầu có thể trú ngụ sâu dưới đất từ 1 năm cho đến vài năm nhờ hút nhựa từ rễ cây. Khi đủ lớn, chúng đục đất leo lên các thân cây để lột xác, tìm bạn tình, giao phối xong đẻ trứng trên thân, lá cây.
Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống đất, tự đào hố ở ẩn và lại bắt đầu quy trình mới. Trái ngược với thời gian sống dưới lòng đất, thời gian sống trên cây của ve sầu khá ngắn, chỉ trong khoảng 2 tháng hè.
Quá trình ve sầu lột xác từ ấu trùng thành ve trưởng thành diễn ra rất ngắn. Ấu trùng ve sầu thường chọn thời điểm chạng vạng tối để từ những lỗ dưới đất chui lên, tìm đến các gốc cây bám vào. Sau khi cố định trên thân cây, chúng bắt đầu quá trình tách mình khỏi lớp vỏ ban đầu.
Người dân thường không bắt ve trưởng thành lâu ngày chế biến món ăn mà chỉ bắt khi nó ở giai đoạn nhộng để chế biến. Nhộng ve sầu được xem như là một đặc sản quý hiếm.
Ve sầu khi vừa lột xác có màu xanh biếc.
Khi mới lột xác, thân ve sầu rất mềm. Sau khi lột xác xong, thân và cánh ve sầu xanh biếc, trông rất đẹp nhưng rất dễ bị tổn thương, nhất là khi dính nước. Chính vì vậy, chúng không bao giờ lên khỏi mặt đất và lột xác nếu trời mưa.
Để ăn đúng loại ve sầu ngon, phải bắt con vừa lột xác, cánh tơ mới nở. Vì vậy, thời gian đi săn thường bắt đầu từ khoảng 18h30 đến 19h. Nếu đi trễ, cánh ve sầu đã khô cứng, ăn không ngon.
Ve sau khi bắt về phải cắt bỏ hết cánh, rút ruột. Sau đó ngâm ve sầu vào thau hoặc xô nước muối khoảng 20 - 30 phút, tiếp đó dùng nước sôi rưới qua một lần nữa, rửa lần cuối bằng nước lạnh rồi mới chế biến.
Ve sầu được chế biến thành nhiều món như nấu cháo, chiên bột, xào hành và ngon nhất phải kể đến chiên giòn.
Trên bếp lửa rực hồng, người ta cho những con ve sầu vào chảo dầu nóng, khi thấy chúng chuyển sang màu vàng là đã chín. Những con ve thân vàng óng tỏa mùi thơm nức được ăn kèm với các loại rau thơm và chấm cùng nước mắm tỏi ớt. Cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận vị béo ngậy và giòn tan cùng mùi thơm lan tỏa.
Bên cạnh giá trị ẩm thực, ve sầu còn là một bài thuốc quý. Theo y học cổ truyền, ve sầu có vị ngọt, mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát. Xác ve sầu được dùng chủ yếu làm thuốc trấn kinh trong những trường hợp trẻ em sốt cao, lên kinh giật, khóc đêm không ngớt. Ngoài ra, xác ve còn được dùng làm thuốc thúc những nốt đậu, sởi chóng mọc ra ngoài và nó cũng có mặt trong nhiều đơn thuốc chữa cảm mạo, ho mất tiếng, chữa kinh phong và viêm tai giữa.
Vừa ngon lại vừa bổ, ve sầu trở thành món đặc sản. Trước đây người dân miền Tây thường bắt ve sầu về ăn, nhưng giờ nhu cầu thị trường ngày càng cao nên nhiều người đi bắt ve để bán. Ve sầu hiện có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg trong khi đó khoảng 5 năm trước loại ve này chỉ có giá khoảng 50.000 đồng/kg. Giá ve sầu trở nên đắt đỏ bởi nguồn cung không đủ cầu, ve sầu cũng ngày một khan hiếm, khó bắt hơn.
Theo Người đưa tin
Xuýt xoa ăn đặc sản "tôm bay" của người Tày Vĩnh Yên, đúng mùa gặt mới chuẩn vị Bùi bùi, ngọt ngọt, vị khó tả, "tôm bay rang lá chanh" là món đặc sản mùa gặt chỉ có thể tìm thấy ở các vùng thôn quê lúa vàng, đồng xanh. "Tôm bay" là cái tên người Tày ở vùng cao Vĩnh Yên (Bảo Yên - Lào Cai) đặt cho loài côn trùng bay nhiều vào mùa gặt. Thực chất chúng là...