Chi tiền triệu cho con ‘làm quen’ lớp 1
Nhiều trường tiểu học ngoài công lập ở Hà Nội đang rầm rộ chiêu sinh các khóa học ‘làm quen với lớp 1′ dưới nhiều tên gọi và hình thức khác nhau.
Thực chất, phụ huynh ngầm hiểu đây là những lớp học dạy trước chương trình lớp 1, hoặc đặc biệt hơn là những khóa học để giúp con ôn thi vào lớp 1 ở những trường có tuyển sinh vào lớp 1, với tỷ lệ “chọi” đầu vào gắt gao.
Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, Từ Liêm, đã bắt đầu tổ chức khóa học mang tên “Câu lạc bộ tuổi thơ” dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 từ giữa tháng 2.2014. Câu lạc bộ (CLB) này sinh hoạt cả ngày thứ 7 hàng tuần với tổng số 12 buổi và mức phí là 3,2 triệu đồng/khóa (chưa kể tiền xe đưa đón nếu gia đình nào có nhu cầu).
Trường tiểu học Lê Quý Đôn ở Mỹ Đình, Từ Liêm, cũng chiêu sinh và tổ chức dạy các lớp dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 với cái tên “CLB hè” được gần một tháng nay, với mức học phí là 2,9 triệu cho 12 buổi học. Nếu sử dụng dịch vụ xe đưa đón theo tuyến thì mỗi học sinh phải đóng thêm 800.000 đồng.
Trường tiểu học Ngôi Sao, quận Thanh Xuân, cũng mở “CLB trải nghiệm” dành cho học sinh sắp vào lớp 1 với mức học phí 3,4 triệu đồng. Hiện đã có hơn 120 học sinh tham gia, đã học được đến buổi thứ năm.
Riêng Trường tiểu học quốc tế Thăng Long có tới hai khóa học mang tên “Hành trang vào lớp 1″. Một khóa kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 5 với mức học phí hơn 3 triệu đồng; một khóa khác bắt đầu từ thời điểm nghỉ hè đến trước khai giảng năm học mới với thời gian sinh hoạt tất cả các ngày trong tuần.
Ở một số trường, nội dung chương trình của các lớp trải nghiệm được quảng bá là: tiếp cận với chữ cái và những con số, tiếng Anh…Tuy nhiên, thực tế thì một số trường đã dạy cho học sinh chương trình lớp 1. Ví dụ, đến buổi học thứ tư của khóa học này, ở Trường tiểu học Ngôi Sao, học sinh đã phải học tập tô, tập viết, học toán…
Video đang HOT
Anh Định, một phụ huynh đang có con tham gia khóa học ở Trường tiểu học Ngôi Sao chia sẻ: Cháu đã bắt đầu tập tô và học toán giống như những bài học đầu tiên của chương trình lớp 1. Chẳng ai muốn bắt con mình đi học sớm nhưng đã có những câu chuyện “nhãn tiền” xảy ra khi con không học trước. Bộ GD-ĐT cấm các trường dạy thêm chữ và bắt bé học thêm, nhưng mà sau hai tháng đi học lớp 1, các con đã phải tập chép rồi. Không cho học trước thì sao “chưa biết đi đã bắt chạy?”
Với nhiều phụ huynh, việc cho con tham gia vào các khóa học chuẩn bị vào lớp 1 còn với mục đích ôn thi vào chính trường đó.
Chị Minh Anh, một phụ huynh có con sinh năm 2008 và nguyện vọng thi vào Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm năm học tới, tâm sự: Vì trường có tổ chức kiểm tra để chọn lọc học sinh đầu vào nên bằng mọi giá, tôi phải cho con học khóa học này trước thời điểm tuyển sinh. Việc tham gia khóa học này cũng không nói lên điều gì, vì hàng nghìn cháu tham gia nhưng chỉ tiêu tuyển sinh chỉ có vài trăm cháu. Nhưng nếu không tham gia thì khả năng trúng tuyển chắc còn khó hơn nữa.
Đây cũng là suy nghĩ chung của nhiều phụ huynh.
Ghi nhận của phóng viên cũng cho thấy, hầu hết các lớp học tiền lớp 1 chỉ mở ở các trường ngoài công lập như một dịch vụ giáo dục theo nhu cầu của phụ huynh. Các trường công lập thì tuyệt đối không được phép mở dịch vụ này trong trường.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc sở GD-ĐT Hà Nội, khẳng định: Việc tổ chức các lớp học này là quyền tự chủ của các trường ngoài công lập và trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của phụ huynh học sinh.
“Nếu trường nào lợi dụng các khóa học này để dạy trước lớp 1 thì Sở sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm khắc”, ông Tiến khẳng định.
Theo TNO
TPHCM: Nói "không" với học sinh trái tuyến
Chiều 14.4, Sở GDĐT TPHCM đã tổ chức hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp và tuyển sinh đầu cấp năm 2014
TPHCM sẽ không tuyển trẻ trái tuyến vào lớp 1.
Tuyển sinh lớp 1: Không cần có giấy chứng nhận mầm non
Quyết định 74 của UBND TPHCM về tuyển sinh đầu cấp năm học 2014 - 2015 yêu cầu thực hiện tuyển sinh công khai, nghiêm túc và công bằng; đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân thành phố, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh sau THCS; thực hiện đúng quy chế ở mỗi bậc học của Bộ GDĐT, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, chính xác, đánh giá đúng trình độ người học, phản ánh đúng chất lượng dạy và học.
Về trẻ mầm non, huy động 100% trẻ 5 tuổi vào mầm non, có kế hoạch cho trẻ 3-4 tuổi, độ tuổi nhà trẻ đi học.
Năm học này, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 là 119.614 chỉ tiêu, trong đó huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 theo tuyến do Ban tuyển sinh quận huyện quy định. UBND TP nhấn mạnh, không nhận trẻ sớm tuổi và trẻ trái tuyến ngoài quận huyện, bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh từ 1.7, công bố kết quả đồng loạt vào 31.7, tuyệt đối không tuyển sinh trước thời hạn quy định. Sở GDĐT TP khẳng định, không nhất thiết phải có giấy chứng nhận mầm non 5 tuổi trong hồ sơ tuyển sinh của trẻ lớp 1.
Về xét tuyển vào lớp 6, ưu tiên cho học sinh thường trú trên địa bàn nếu đủ điểm tuyển, bắt đầu nhận hồ sơ từ 16.6 và công bố kết quả vào ngày 15.7; không được tuyển sinh trước thời hạn.
80% học sinh vào được lớp 10 công lập
Tổng số học sinh lớp 9 của TPHCM hiện có khoảng 76.300 em, trong khi chỉ tiêu vào lớp 10 của 102 trường THPT công lập năm 2014 - 2015 khoảng 61.800 học sinh. So với năm học trước, chỉ tiêu tuyển sinh ở các quận, huyện đều tăng khoảng 200 - 300 chỉ tiêu, tuy nhiên, số học sinh lớp 9 cũng tăng đáng kể (từ 500 - 1.000 học sinh) nên cuộc đua vào lớp 10 vẫn khá căng thẳng.
Hầu hết tại các quận huyện, số học sinh lớp 9 đều tăng so với năm học trước trong khi số trường lớp chưa đáp ứng kịp. Quận Tân Phú có hơn 4.600 học sinh lớp 9 nhưng chỉ có 2.610 chỉ tiêu vào 3 trường THPT công lập. Quận Gò Vấp có khoảng 5.500 học sinh lớp 9 nhưng chỉ có 3.375 chỉ tiêu vào 4 trường THPT công lập...
Năm học này, Sở GDĐT TPHCM quy định: Tất cả các trường THPT công lập phải tổ chức thi tuyển, các trường THPT ngoài công lập phải thực hiện xét tuyển, không có phương án vừa thi vừa xét tuyển như những năm học trước nên cuộc đua vào các trường công sẽ căng thẳng hơn.
Lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM khẳng định, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 (công lập, ngoài công lập, TT GDTX, TCCN) là 103.158 chỉ tiêu, đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố. TPHCM đã thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS từ nhiều năm qua, mỗi năm có khoảng 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập, 5% vào THPT ngoài công lập và 15% vào học các TT GDTX, trung học nghề và TCCN.
Học sinh thi vào lớp 10 công lập sẽ thi 3 môn: Toán, ngữ văn và môn thứ 3 (công bố vào ngày 11.5.2014).
Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận nhấn mạnh, công tác tuyển sinh phải thực hiện công khai, nghiêm túc, công bằng nhằm ngăn chặn tiêu cực trong việc chạy trường. Về thi tốt nghiệp THPT, không cộng điểm ưu tiên cho học sinh đoạt giải thi vẽ và giải toán trên máy tính. Các trường THPT phải tập huấn nghiệp vụ coi thi cho cán bộ coi thi, thông báo cho phụ huynh học sinh những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Điểm liệt được quy định của năm nay là từ 1 điểm trở xuống. Hết ngày 7.5, học sinh không được đổi môn thi tự chọn.
Theo VNE
Căng thẳng cho con vào... lớp 1 Thời điểm này, phụ huynh có con vào lớp 1 tại Hà Nội đang sốt ruột ngóng chờ thông tin tuyển sinh của các trường có tiếng trên địa bàn như Thực nghiệm, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu... Phụ huynh đang tìm hiểu các khoản phí của Trường Marie Curie năm nay tuyển sinh thêm cấp tiểu học - Ảnh: Ngọc Thắng Mặc...