Chi thưởng 8 tỉ đồng cho các bài báo khoa học quốc tế uy tín
Bộ GD-ĐT đã chi thưởng 8 tỉ đồng cho các bài báo được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong năm 2019.
Giảng viên, sinh viên một trường ĐH nghiên cứu khoa học – Đào Ngọc Thạch
Bộ GD-ĐT có quyết định về việc thưởng bài báo được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI và SCIE năm 2019.
Theo đó, thưởng tiền cho tác giả của 2.412 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục trên.
Tổng kinh phí dành cho xét thưởng là 8 tỉ đồng, trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2020 của Bộ GD-ĐT. Mức thưởng tối thiểu đối với một bài báo là 2 triệu đồng.
Theo danh sách xét thưởng, có 2.412 bài báo thuộc 33 cơ sở giáo dục đại học. Dẫn đầu danh sách năm 2019 là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 375 bài báo với mức thưởng trên 1,2 tỉ đồng.
Tiếp đến là ĐH Huế 225 bài với trên 750 triệu đồng, ĐH Đà Nẵng 177 bài với trên 600 triệu đồng, ĐH Thái Nguyên 166 bài 537 triệu đồng…
Video đang HOT
Đáng chú ý, một số đơn vị có số bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong năm qua ở mức thấp như: Học viện Quản lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM, Trường ĐH Hà Nội (mỗi đơn vị 1 bài). Bên cạnh đó, Trường ĐH Mở Hà Nội có 6 bài, Trường ĐH Kiên Giang 7 bài, Trường ĐH Thương Mại 10 bài…
Số lượng bài báo và mức thưởng từng trường như bảng sau:
Trước đó, trong năm 2019 Bộ GD-ĐT đã chi trên 6,1 tỉ đồng cho 1.718 bài báo quốc tế ở 28 cơ sở đào tạo ĐH trực thuộc bộ này. Mức thưởng tối thiểu cho 1 bài báo quốc tế là 2 triệu đồng.
Mức thưởng tối thiểu 2 triệu đồng/bài báo của Bộ GD-ĐT là mức thưởng ổn định trong các năm gần đây. Trong khi đó, một số trường ĐH hiện áp dụng nhiều mức thưởng cao hơn cho các công bố khoa học quốc tế uy tín. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thưởng tới 200 triệu đồng/bài trên tạp chí khoa học thuộc danh mục cơ sở dữ liệu của ISI hoặc Scopus có chỉ số trích dẫn IF lớn hơn 2. Chính sách này áp dụng đến hết năm 2020.
Nhiều năm qua, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thưởng 1.500 USD/bài báo quốc tế ISI (hơn 30 triệu đồng) cho giảng viên có công bố khoa học vượt quy định.
Bảo Hân
Tuyển sinh theo thị trường
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thu hút người học; trong mùa tuyển sinh năm 2020, Đại học (ĐH) Huế mở thêm nhiều ngành, nghề mới và có nhiều chương trình học bổng hấp dẫn.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia được cung cấp thông tin để chọn trường đại học.
Tăng chỉ tiêu, mở nhiều ngành mới
Mùa tuyển sinh năm nay, ĐH Huế sẽ mở một số ngành mới gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và Kinh tế quốc tế (Trường ĐH Kinh tế); Nông nghiệp công nghệ cao (Trường ĐH Nông lâm); Hộ sinh (Trường ĐH Y dược); Quản trị và phân tích dữ liệu (thí điểm, Trường ĐH Khoa học).
Đặc biệt, 2 khoa mới mở tại ĐH Huế sẽ có các ngành học là: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (hệ cử nhân và hệ kỹ sư) với 3 chuyên ngành: Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo và Phân tích dữ liệu kinh doanh (Khoa Kỹ thuật và Công nghệ); Quản trị du lịch và Công nghệ giải trí và Quan hệ quốc tế (Khoa Quốc tế).
Lãnh đạo ĐH Huế khẳng định, việc mở các khoa mới tại đơn vị này là mong muốn hướng đến mở những ngành đáp ứng thời đại 4.0. Và nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, có nhiều ngành học khả năng sẽ có một số môn dạy bằng tiếngAnh.
So với mùa tuyển sinh năm 2019, tổng chỉ tiêu ngành nghề của ĐH Huế trong năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 700-1.000 chỉ tiêu, ở mức hơn 14.000 cho 143 ngành vào các trường thành viên, khoa trực thuộc và phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.
Trong đó, chỉ tiêu có khả năng tăng ở một số đơn vị như: Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Y Dược Huế... Bởi, đây là những trường mà người học đang có nhu cầu cao. Ngược lại, đối với những ngành khoa học cơ bản tại các Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Nông lâm sẽ giảm chỉ tiêu hay rà soát tạm dừng một số ngành trong bối cảnh tuyển sinh khó khăn.
"Hút" thí sinh bằng học bổng, xét tuyển
Đại diện bộ phận tuyển sinh ĐH cho biết, đối với việc tuyển thẳng ngoài những quy định như lâu nay, hiện, một số đơn vị trực thuộc ĐH Huế đăng ký thêm điều kiện xét tuyển thẳng (theo quy định riêng).
Đơn cử như Trường ĐH Luật sẽ xét tuyển thẳng cho những thí sinh (TS) đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn toán, vật lý, hóa học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp và TS đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
Trường ĐH Kinh tế xét tuyển thẳng đối với các TS tốt nghiệp THPT năm 2020 có kết quả học tập ở cấp THPT đạt loại giỏi năm lớp 12 hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư các năm 2019, 2020. Riêng đối với Khoa Giáo dục Thể chất, sẽ xét tuyển thẳng đối với các TS đã tốt nghiệp THPT đoạt huy chương vàng, huy chương bạc, hoặc huy chương đồng các giải thể dục thể thao do cấp tỉnh trở lên tổ chức 1 lần trong năm...
Theo PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, năm nay, ĐH Huế và các trường sẽ tập trung vận động nhiều nguồn lực, nhất là sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cựu sinh viên đồng thời trích các nguồn khen thưởng, học bổng cho tân sinh viên thuộc nhiều đối tượng khác nhau, dự kiến nguồn học bổng từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Mỗi cơ sở đào tạo cũng sẽ có những chính sách học bổng phù hợp với đầu vào TS. Điển hình như Khoa Kỹ thuật và Công nghệ hỗ trợ học phí cho sinh viên với mức 50 triệu đồng/năm từ Cty Intrase, Tập đoàn Silica. Đối với các trường ĐH như: ĐH Luật, ĐH Kinh tế, ĐH Khoa học cũng trao học bổng khuyến khích với các tân sinh viên có điểm đầu vào cao, nhất là thủ khoa trường, ngành.
H.LAN
Theo cadn.com.vn
NCKH trong trường đại học: Hóa giải các nút thắt tài chính Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nhấn mạnh cần tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu; giữa các cơ sở đào tạo với các cơ...