Chỉ số tia cực tím ở miền Trung và miền Nam rất cao, nên bảo vệ da ngay cả khi trời nhiều mây
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ số tia cực tím trong ngày 9/10 tại các thành phố miền Bắc đều ở mức trung bình; tại các thành phố miền Trung và miền Nam đều đạt mức rất cao, riêng Hội An (tỉnh Quảng Nam) và Thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao.
Hôm nay, chỉ số tia cực tím ở miền Trung và miền Nam rất cao. Ảnh minh họa: TTXVN
Dự báo, tia cực tím ở miền Bắc vẫn duy trì mức trung bình trong ngày 10-11/10 và dưới trung bình, nguy cơ gây hại cao ngày 12/10. Ở miền Trung, ngoại trừ thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) ở mức trung bình vào ngày 11-12/10, chỉ số này ở các thành phố khác đều có nguy cơ gây hại cao và rất cao. Với miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10-12/10 và Cần Thơ từ ngày 10-11/10 có nguy cơ gây hại cao; thành phố Cà Mau-tỉnh Cà Mau vào ngày 10-11/10 có nguy cơ gây hại rất cao.
Theo các chuyên gia, tia cực tim là loại tia mà con người vẫn gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chống tia cực tím không chỉ đơn thuần là chống nắng hàng ngày vì trong ánh nắng mặt trời, chỉ có 10% là tia cực tím. Vào những ngày mưa hoặc nhiều mây, tia UVA (có bước sóng 315nm – 380nm) vẫn hoạt động âm thầm, có thể xuyên qua mây mù và gây ra các tổn thương da trong một thời gian dài. Tia UVB (có bước sóng 280nm – 315nm), gây say c, làm đen da, Vì vậy, lựa chọn một biện pháp chống tia cực tím có thể sử dụng đơn giản, hiệu quả mọi lúc mọi nơi là yêu cầu hàng đầu của người sử dụng.
Một số biện pháp ngăn chặn tác hại của tia cực tím người dân nên áp dụng như mặc những đồ màu tối và dày, đeo kính mắt khi đi ra ngoài nắng. Ngoài ra, có thể mặc một số trang phục chuyên nghiệp, trong đó chứa nhiều hợp chất có công dụng chống nắng; dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để ngăn chặn 2 loại tia UVA và UVB; không nên ăn các đồ chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường bổ sung rau và các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Màu sắc và chất liệu nào tốt cho quần áo chống nắng?
Kết hợp kem chống nắng với quần áo chất liệu denim hoặc cotton giúp bảo vệ da dưới tác hại của tia UV.
Quần áo chống nắng có chỉ số UPF (yếu tố bảo vệ tia cực tím) giúp ngăn chặn tia UV độc hại. Giống như kem chống nắng, chỉ số UPF của quần áo thường từ 15 đến 50.
Các con số này không hoạt động giống như SPF trên kem chống nắng. Bác sĩ da liễu Tsippora Shainhouse nêu ví dụ: Áo có UPF là 50 sẽ chỉ cho phép 2% tia UV xuyên qua vải.
Video đang HOT
Giám đốc khoa da liễu thẩm mỹ Pooja Sodha chia sẻ: "Có những yếu tố khác quyết định UPF trên quần áo bao gồm trọng lượng, độ dày của vải, mật độ đường may".
Quần áo chống nắng cần thiết để bảo vệ da trong mùa hè. Ảnh: Daraz, Newchic.
Màu sắc
Áo màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn nhưng có khả năng chống tia cực tím tốt hơn các gam sáng.
Theo các chuyên gia, hầu hết loại vải sợi đều có khả năng hấp thụ tia UV. Các loại vải có trọng lượng dày và nặng như denim cho hiệu quả bảo vệ nhiều hơn. The Healthy cho biết áo sơ mi dài tay denim có UPF cao hơn áo cotton.
Màu sắc tối chống nắng tốt nhưng khiến bạn cảm thấy nóng hơn do hấp thụ nhiệt mạnh. Ảnh: Hkir.
Cấu tạo vải
Áo sơ mi nhẹ tạo cảm giác mát hơn khi trời nóng nhưng lại khiến da bạn dễ bị tổn thương.
Bạn có thể kiểm tra mật độ vải bằng cách đưa nó lên ánh sáng. Nếu bạn nhìn thấy ánh sáng chiếu qua áo, bạn cần phải thoa kem chống nắng bên dưới áo sơ mi để che chắn làn da khỏi tia cực tím.
Kết cấu chất liệu, sợi dệt, thuốc nhuộm... cũng ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn tia UV. Các sợi tổng hợp như acrylic, polyester, nylon, rayon hoặc vải dày, nặng được dệt chặt như len, denim là những vật liệu tốt để may trang phục chống nắng.
Vải cotton giúp hạn chế mồ hôi nhưng chống tia UV không tốt bằng chất liệu denim. Ảnh: Cloudigirl, Jaimaharashtra Cargo Movers.
Kem chống nắng so với quần áo UPF
Ưu điểm lớn nhất của quần áo UPF là bạn không cần phải bôi lại kem chống nắng.
Bác sĩ da liễu Chris Adigun nói: "Quần áo UPF có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV hiệu quả hơn kem chống nắng. Nếu bạn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, quần áo UPF chỉ số 50 là món đồ bạn nên mặc".
Bác sĩ da liễu Melissa Kanchanapoomi Levin cho biết thêm: "Quần áo UPF và mũ rộng vành là biện pháp chống nắng an toàn. Đặc biệt khi cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi, hoạt động dưới nước và thoa kem chống nắng không đầy đủ khiến các sản phẩm chống nắng bị mất tác dụng".
Tổ chức Ung thư da khuyên bạn nên dùng kem chống nắng cho vùng da không được che bởi quần áo UPF để bảo vệ da.
Để có hiệu quả bảo vệ da tốt, bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng và quần áo UPF. Ảnh: The Sun.
Tại sao quần áo UPF đáng để đầu tư?
"Những người có tình trạng da nhạy cảm khi tiếp xúc với tia cực tím và có tiền sử ung thư da nên sử dụng quần áo UPF", giám đốc khoa da liễu thẩm mỹ Pooja Sodha nói.
Thực tế, khoảng 23% trường hợp tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trước tuổi 18. Khi chúng ta 40 tuổi, mức trung bình đó tăng lên 47%.
Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng quần áo và kem chống nắng giúp giảm nguy cơ ung thư da, lão hóa, ngăn ngừa dị ứng do tia cực tím.
Vì vậy, bạn nên đầu tư vào bộ quần áo UPF tốt kết hợp thoa kem chống nắng để da được khỏe mạnh.
Gia tăng tình trạng cháy nắng, bỏng nắng trong mùa hè và lời lý giải từ bác sĩ Một cô gái đến với Bệnh viện Da liễu Trung ương với làn da đỏ phồng rộp, đặc biệt vùng mặt và tay bị sưng nề, ngứa, bỏng rát sau khoảng thời gian phải làm việc liên tục ngoài trời. Đây chính là biểu hiện của bỏng nắng do tia UV. Theo các bác sĩ, mùa hè với ánh nắng gay gắt và...