Chỉ số PMI tháng 8 của Việt Nam sụt giảm
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Manufacturing Purchasing Managers Index ( PMI) tháng 8 của Việt Nam đạt 45,7 điểm, giảm 1,9 điểm so với tháng trước.
Theo báo cáo mới nhất của IHS Markit, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tháng 8 của Việt Nam đạt mức 45,7 điểm, giảm 1,9 điểm so với tháng 7. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp, sau lần tăng trở lại lên trên 50 điểm trong tháng 6.
Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do đại dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào
Chỉ số PMI đạt trên 50 điểm cho biết nền kinh tế cải thiện các điều kiện kinh doanh so với tháng trước, và ngược lại, nếu chỉ số ở mức dưới 50 điểm nghĩa là nền kinh tế có sự suy giảm.
Theo IHS Markit, điều này cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất tiếp tục suy giảm. Dù vậy, mức giảm các điều kiện kinh doanh vẫn ít nghiêm trọng hơn so với tháng 4 – tháng tồi tệ nhất do ảnh hưởng của Covid-19.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng đơn hàng mới và sản lượng đều giảm vì sức cầu yếu. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất gia công có tốc độ giảm nhanh nhất và các đơn hàng xuất khẩu mới giảm mạnh nhất. Đồng thời, số lượng đơn đặt hàng mới tăng trưởng âm khiến tỷ lệ sử dụng lao động bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho có xu hướng tăng trong tháng này. Tuy vậy, nhà sản xuất đã chủ động giao hàng ngay khi hoàn thiện sản phẩm cho đối tác để tránh tình trạng còn nhiều hàng tồn kho tăng cao.
Video đang HOT
Trong khi sản xuất suy giảm, giá cả đầu vào lại tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8. Theo những người trả lời khảo sát, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do đại dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào.
Tương tự, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài. Các nhà sản xuất đối phó với tình trạng nhu cầu yếu bằng cách giảm giá cả đầu ra giữa quý III của năm. Giá bán hàng đã giảm trong suốt bảy tháng qua với mức giảm mới đây là nhanh nhất kể từ tháng 5.
Những lo ngại về ảnh hưởng của Covid-19 lên nhu cầu cũng làm giảm niềm tin của các nhà sản xuất về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới. Trong khi đó, các công ty vẫn dự báo sản lượng sẽ tăng trong năm tới với hy vọng đại dịch sẽ được kiểm soát.Tuy nhiên, mức độ lạc quan ở một trong những mức thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2012.
Ông Trump trấn an, giới đầu tư lấy lại niềm vui
Lời trấn an của Tổng thống Donald Trump cùng dữ liệu kinh tế khả quan giúp chứng khoán toàn cầu tăng điểm trong phiên thứ Ba (23/6).
Ảnh AFP
Giới đầu tư đã có những phút giây hoảng hốt sau khi ông Peter Navarro - cố vấn thương mại Mỹ trả lời báo chí cho biết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 đã chấm dứt. Đồng thời, vị cố vấn này cho biết Nhà Trắng tức giận vì Bắc Kinh đã không đưa ra cảnh báo kịp thời về sự bùng phát của dịch corona chủng mới.
Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà đầu tư đã được Tổng thống Trump trấn an khi ông bác bỏ thông tin này.
"Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hoàn toàn nguyên vẹn. Tôi hy vọng họ (Trung Quốc - PV) tiếp tục tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận!", nhà lãnh đạo Mỹ đăng tải thông điệp lên trang Twitter cá nhân.
Ông Navarro sau đó cũng "đính chính" lại lời phát ngôn của mình khi cho biết, rằng những bình luận trên của ông là "ngoài lề", đồng thời khẳng định thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn được duy trì.
Ngoài ra, thị trường còn nhận được tin vui từ dữ liệu kinh tế, sau thông tin chỉ số PMI của khu vực đồng euro tiếp tục tăng mạnh tháng thứ 2 liên tiếp lên 47,5 trong tháng 6, tiến gần tới mức 50, mức cho thấy có tăng trưởng trong sản xuất, giới đầu tư lại nhận tin vui từ kinh tế Mỹ.
Theo đó, chỉ số PMI tháng 6 của Mỹ tăng cao hơn kỳ vọng, trong khi doanh số bán nhà mới tại Mỹ cũng tăng hơn dự kiến trong tháng 5.
Thông tin tích cực giúp phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên thứ Ba, trong đó Nasdaq phá đỉnh lịch sử.
Kết thúc phiên 23/6, chỉ số Dow Jones tăng 131,14 điểm ( 0,50%), lên 26.156,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,43 điểm ( 0,43%), lên 3.131,29 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 74,89 điểm ( 0,74%), lên 10.131,37 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng duy trì đà tăng mạnh lên mức cao nhất 2 tuần nhờ nhóm cổ phiếu chu kỳ và dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh tại lục địa này đang hồi phục nhanh hơn dự kiến.
Theo đó, dữ liệu vừa được IHS Markit công bố cho thấy, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của EU tăng lên mức 47,5 trong tháng 6 từ mức 31,9 trong tháng 5. Đây là tháng tăng mạnh thứ 2 liên tiếp sau khi thiết lập mức đáy 13,6 vào tháng 4.
Kết thúc phiên 23/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 75,50 điểm ( 1,21%), lên 6.320,12 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 260,79 điểm ( 2,13%), lên 12.523,76 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 68,98 điểm ( 1,39%), lên 5.017,68 điểm.
Chứng khoán châu Á cũng hồi phục trở lại sau khi Tổng thống Trump, cùng cố vấn Nhà trắng "đính chính" về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung còn hoàn toàn nguyên vẹn.
Kết thúc phiên 23/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 111,78 điểm ( 0,50%), lên 22.549,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,35 điểm ( 0,18%), lên 2.970,62 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 396,00 điểm ( 1,62%), lên 24.907,34 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 4,51 điểm ( 0,21%), lên 2.131,24 điểm.
Giá vàng tiếp tục tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp lên mức cao nhất 5 tuần trong phiên thứ Ba khi giới đầu tư tìm tới đây như kênh trú ẩn sau khi số ca lây nhiễm Covid-19 mới bùng phát trở lại trên toàn cầu. Cùng với đó, việc các ngân hàng trung ương thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ và tung hàng loạt khói kích thích kinh tế khiến nỗi lo lạm phát gia tăng, cũng hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng.
Kết thúc phiên 23/6, giá vàng giao ngay tăng 13,2 USD ( 0,75%), lên 1.767,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 15,6 USD ( 0,48%), lên 1.790,5 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô điều chỉnh giảm khi dữ liệu vừa công bố cho thấy, các kho dự trữ dầu của Mỹ tăng hơn dự kiến. Cụ thể, theo báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API), kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng thêm 1,7 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng 300.000 thùng của giới phân tích. Tuy nhiên, kho dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất lại giảm.
Kết thúc phiên 23/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,36 USD (-0,89%), xuống 40,37 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,45 USD (-1,06%), xuống 42,63 USD/thùng.
PMI tháng 8 giảm gần 2 điểm do Covid-19 Anh huơng cua dich bẹnh Covid-19 đa lam suy giam cac điêu kiẹn kinh doanh cua linh vưc san xuât Viẹt Nam trong thang 8. Theo đó, ca san lượng va sô lượng đon đạt hang mơi đều tiếp tục giam vơi mức đọ lơn hon so vơi thang 7. Ca san lượng va sô lượng đon đạt hang mơi đều giảm trong...