Chỉ số Nikkei đạt mức cao nhất 27 năm nhờ đồng yen Nhật suy yếu
Trong phiên giao dịch ngày 28/9, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng mạnh, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chạm mức cao nhất trong 27 năm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng điểm mạnh trong bối cảnh đồng yen Nhật giảm so với đồng USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhảy vọt lên mức cao nhất 27 năm nhờ đồng yen Nhật suy yếu.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhích 1,5%, lên 24.286,10 điểm, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/1991 nhờ tâm lý lạc quan mới đối với nền kinh tế toàn cầu và hy vọng tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu do đồng yen suy yếu.
Bên cạnh đó, diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán Nhật Bản diễn ra sau khi dữ liệu kinh tế cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản giảm 0,1% xuống 2.4%. Ngoài ra, sản lượng công nghiệp tháng 8/2018 của Nhật Bản cũng tăng so với tháng trước, và doanh số bán lẻ tháng 8 cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Các cổ phiếu khác tại thị trường chứng khoán châu Á cũng tăng điểm, với chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng thêm 0,1%.
Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Australia nhích 0,7%. Tuy nhiên, chỉ số KOSPI của Seoul lại quay đầu giảm 0,7% sau khi đạt mức đỉnh 3 tháng trong phiên trước đó.
Video đang HOT
Chỉ số S&P E-mini kỳ hạn cũng tăng đạt 2.921,25 điểm nhờ đà leo dốc của thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong phiên giao dịch qua đêm, Phố Wall quay đầu tăng điểm nhờ niềm tin của FED vào sức mạnh nền kinh tế sau quyết định nâng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones tiến 0,2% lên 26.439.93 điểm, chỉ số S&P 500 nhích 0.3% lên 2.914 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,65% lên 8.041.97 điểm.
Trước đó, kết thúc cuộc họp kéo trong ngày 26/9, FED đã quyết định nâng lãi suất lần thứ 3 trong năm 2018, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay và năm tới, và đưa ra “đường đi nước bước” của FED cho tới năm 2021.
Bên cạnh việc nâng lãi suất, FED tiếp tục dự báo sẽ nâng lãi suất thêm môt lần nữa trước khi kết thúc năm 2018 và thực hiện 3 lần nâng lãi suất trong năm 2019.
Trên thị trường tiền tệ thế giới, triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ tiếp tục đẩy tỷ giá đồng USD tăng 0,1% so với yen Nhật, với tỷ lệ 1 USD đổi được 113,49 yen Nhật.
Chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,06%, lên mức 94,947 điểm.
Đồng yen Nhật giảm mạnh so với USD trong ngày 28/9.
Nick Twidale, giám đốc điều hành của Rakuten Securities tại Australia, nhận định: “Có một vài lý do khiến đồng bạc xanh sẽ vẫn có lợi thế so với các đồng tiền chủ chốt khác, đó là sự khác biệt về lãi suất, và được các nhà đầu tư lựa chọn làm kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu đang tiềm ẩn bất ổn”.
Trong khi đó, tỷ giá đồng euro tăng 0,1% so với USD, hiện được giao dịch ở mức 1 euro đổi được 1,1650 USD. Đồng tiền chung châu Âu đã giảm hơn 0,8% trong phiên 27/9 do sự không chắc chắn về kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách năm 2019 của Italia.
Theo kinhtedothi.vn
VN-Index "leo cột mỡ" thành công và vượt mốc 1.000 điểm
Phiên ngày 20.9 khác nhiều phiên trước trong vòng 2 tuần trở lại đây. Cả hai chỉ số VNI-Index và HNX-Index đều xanh từ đầu phiên, điểm tăng dần một cách chậm mà chắc.
Chốt phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 9,2 điểm vượt ngưỡng 1.000 để tạm thời ở mức 1.004,74 điểm, với tổng giá trị giao dịch hơn 5.000 tỉ đồng.
Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,86 điểm đạt 115,06 điểm. Điều đáng nói của HNX-Index là rổ HNX30 tăng đến 2,29 điểm đạt 1,09%. Nhiều phiên gần đây, HNX30 luôn giữ vai trò dẫn dắt chỉ số HNX-Index và giá trị giao dịch cũng thường chiếm hơn 50% tổng giá trị của sàn chứng khoán Hà Nội.
Nhưng với VN-Index thì ngược lại, phiên ngày 20.9 rổ VN30 tăng yếu ở buổi sáng, cho đến phiên chiều thì tỉ lệ tăng mới tương xứng với VN-Index.
Những phiên gần đây giá trị giao dịch của VN30 chiếm tỉ trọng thấp hơn so với trước trong tổng giá trị giao dịch cả phiên tại sàn chứng khoán TP.HCM. Tuy nhiên sức bật đã trở lại trong ngày 20.9 với đóng góp lên đến khoảng 40% tổng giá trị.
Nếu phiên ngày 19.9 chỉ số VN-Index test mốc 1.000 điểm một cách đầy trầy trật và "đau khổ" vì sau đó về cuối phiên vào buổi chiều đành phải chấp nhận rời mốc trước áp lực bán ra quá lớn. Điều đó cũng xảy ra tương tự đối với chỉ số HNX.
Nhưng phiên ngày 20.9, dù có chút rung lắc ở thời điểm giữa phiên sáng nhưng về cuối buổi cả VN-Index và HNX-Index đã có lại sự tự tin để rồi sang chiều cả hai trở thành "đôi bạn cùng tiến" tạo nên một sự hân hoan khó tả đối với các nhà đầu tư.
VN-Index dù phải "leo cột mỡ" nhưng đã bám được đến mức vượt ngưỡng 1.000 gần 5 điểm là điều khả quan, cùng với đó là sự cải thiện rất rõ về khối lượng và giá trị giao dịch (phiên thứ hai liên tiếp trong một tuần trở lại đây giá trị giao dịch trên 5.000 tỉ đồng tại sàn chứng khoán TP.HCM).
Ngày mai (21.9) là phiên cuối tuần (thứ 6) có yếu tố "bẫy tâm lý" khá lớn. Diễn biến của phiên ngày 21.9 sẽ góp phần quan trọng tạo tiền đề cho xu thế tăng hay giảm, đi ngang của tuần tới.
THẾ LÂM
Theo laodong.vn
Chứng khoán Mỹ, châu Á đồng loạt lao dốc sau khi FED nâng lãi suất Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định tăng lãi suất đúng như dự báo trước đó. Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 26/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định nâng lãi suất thêm 0,25%, đây là lần thứ 3 trong năm 2018 FED tăng lãi suất. Với quyết...