Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 của TP Hồ Chí Minh giảm 0,53%
Ngày 29/9, Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2021 của thành phố giảm 0,53% so với tháng trước và bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 2,57% so với bình quân năm 2020.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 của TP Hồ Chí Minh giảm 0,53%. Ảnh minh họa: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo Cục Thống kê thành phố, so với tháng trước, có 4/11 nhóm chỉ số giá giảm gồm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 2,86%; bưu chính viễn thông giảm 0,28%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,08%; hàng hóa, dịch vụ khác giảm 0,003%. Nhóm đồ uống và thuốc lá không biến động so với tháng trước, các nhóm hàng còn lại đều tăng so tháng trước, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,47%.
Phân tích diễn biến giá cụ thể một số nhóm ngành hàng so tháng trước, Cục Thống kê thành phố cho biết, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,47%; trong đó, chỉ số nhóm lương thực tăng 0,89%, chủ yếu do nhu cầu dự trữ tăng cao, cụ thể gạo tăng 0,22%; nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 3,82%; nhóm lương thực chế biến tăng 1,49% so với tháng trước.
Video đang HOT
Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,71%, cụ thể thịt gia súc giảm 0,87%; thịt gia cầm tăng 0,47%; thịt chế biến tăng 0,77%; trứng các loại giảm 0,32%; dầu mỡ ăn và chất béo khác tăng 1,14%; thủy sản tươi sống tăng 1,56%; nước mắm, nước chấm tăng 0,43%; rau tươi, khô và chế biến tăng 1,93%; quả tươi, chế biến tăng 2,05% so tháng trước.
Cùng chiều hướng tăng có nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08% so với tháng trước do các hết chương trình khuyến mãi, tình hình kinh doanh khó khăn trong mùa dịch COVID-19.
Tương tự, nhóm giao thông tăng 0,02% so tháng trước; trong đó, nhóm nhiên liệu tăng 0,1% chủ yếu do tác động của 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 10/9/2021 và ngày 25/9/2021. Theo đó, giá xăng tăng 0,11%, dầu diezel tăng 0,48% so tháng trước.
Ở chiều hướng giảm, chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng giảm 2,86% so tháng trước, chủ yếu do nhóm nhà ở thuê giảm 1,79% từ việc chủ nhà giảm giá nhằm chia sẻ khó khăn với khách thuê trong thời điểm dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, giá điện sinh hoạt giảm 9,78% do chính sách của Bộ Công Thương về hỗ trợ giảm tiền điện khách hàng ảnh hưởng bởi dịch. Đồng thời, giá nước sinh hoạt cũng giảm 3,30% do TP Hồ Chí Minh thực hiện chương trình hỗ trợ 10% tiền sử dụng nước sinh hoạt cho tất cả khách hàng sử dụng nước trên địa bàn thành phố (không tính huyện Củ Chi). Kế đến là nhóm gas và các loại chất đốt tăng 0,53%, phần lớn là do giá gas điều chỉnh tăng trong khoảng 2.000 – 2.500 đồng/bình, giá dầu hỏa tăng 0,22%.
Cũng theo Cục Thống kê thành phố, trong tháng 9/2021, chỉ số giá vàng giảm 0,07% so với tháng trước; chỉ số giá USD giảm 0,22% so với tháng trước.
CPI tháng 8/2021 tăng nhẹ do giá lương thực, thực phẩm biến động
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê sáng 29/8, so với tháng trước, CPI tháng 8/2021 tăng 0,25%; trong đó, khu vực thành thị tăng 0,34%, cao hơn mức tăng 0,14% của khu vực nông thôn.
Nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách khiến việc vận chuyển thực phẩm khó khăn, giá cả biến động hơn.
Nguyên nhân tăng nhẹ của CPI tháng 8 là chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm của khu vực thành thị tăng; việc nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phòng, chống dịch COVID-19 cũng khiến giá cả biến động.
Nếu tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 8 tháng tăng 0,9%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính trong tháng 8 có 4 nhóm tăng giá so với tháng trước; 4 nhóm giảm giá, 3 nhóm giữ giá ổn định (nhà ở và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; hàng hóa và dịch vụ khác).
Đại diện Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết: CPI tăng trong 8 tháng năm nay do: Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 14 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 4.660 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 4.380 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 3.290 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 8 tháng năm nay tăng 22,86% khiến CPI chung tăng 0,82 điểm phần trăm. Cùng với đó, giá dịch vụ giáo dục 8 tháng tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020 - 2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Giá gạo trong nước cũng tăng theo giá gạo xuất khẩu. Nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 8 tháng năm 2021 tăng 6,68% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm)... Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm nay, giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá thịt lợn giảm 6,49%; giá thịt gà giảm 1,34%.
Trong 8 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,79%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 8/2021 và 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước vẫn được đánh giá đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
8 tháng, TP Hồ Chí Minh giải ngân vốn đầu tư công đạt 37,1% Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, tính đến tháng 8/2021, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và Trung ương phân bổ về địa phương của TP Hồ Chí Minh ước thực hiện 13.267 tỷ đồng, đạt 37,1% so với kế hoạch, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020. Các nhà thầu thi công triển khai mở...