Chỉ số giá tiêu dùng cả nước giảm 0,01%
Ngày 29-11, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tháng 11 giảm 0,01% so với tháng trước và tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, có 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với mức giảm 0,47% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 27-10-2020, thời điểm 11-11-2020 và đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 26-11-2020 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 1,32% (tác động làm CPI chung giảm 0,05%). Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do giá điện thoại di động giảm. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06% do các công ty du lịch đưa ra các chương trình kích cầu du lịch nội địa.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,14% do nhu cầu mua sắm khi thời tiết chuyển mùa; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07%, chủ yếu do giá gas tăng 5,78% (làm CPI chung tăng 0,08%), giá nhóm vật liệu, bảo dưỡng nhà ở tăng 0,17% và giá dầu hỏa tăng 1,37%.
Mặt khác, do ảnh hưởng của mưa lũ nên nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt giảm làm cho chỉ số giá điện giảm 2,27%; giá nước sinh hoạt giảm 0,5%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05% (trong đó, lương thực tăng 0,59%; thực phẩm giảm 0,06%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03% do nhu cầu sử dụng các thiết bị và đồ dùng gia đình phục vụ mùa đông tăng khi thời tiết chuyển lạnh; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,12%.
Video đang HOT
Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.
Chỉ số giá vàng tăng 0,87% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,05% so với tháng trước.
* Cùng ngày, Cục Thống kê Hà Nội cho biết CPI tháng 11 trên địa bàn thành phố giảm 0,19% so với tháng trước và tăng 0,93% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 2,95% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng tăng 0,82% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,03% so với tháng trước.
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 7%
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến hết tháng 10-2020, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 3.843 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng 9-2020 và tăng 9,7% so với tháng 12-2019.
Trong đó, tiền gửi VND tăng 11,6%; tiền gửi ngoại tệ tăng 1,1% so với thời điểm ngày 31-12-2019.
Về hoạt động tín dụng, cũng tính đến hết tháng 10-2020, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 2.261 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng 9-2020 và tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2019. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 899 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng 9-2020 và 9,8% so với tháng 12-2019; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.362 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 1% và 5,3%.
Về cho vay theo các chương trình tín dụng, cũng tính đến thời điểm trên, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 185 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,1% tổng dư nợ; xuất khẩu đạt 107 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,3%; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 386 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,5%; bất động sản đạt 427 nghìn tỷ đồng, chiếm 21%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4%...
Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 2,1% trong tổng dư nợ cho vay.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất trên địa bàn đã được các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh giảm, đặc biệt là kỳ ngắn hạn. Lãi suất huy động VND của tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,5%-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4%-6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; từ 12 tháng trở lên ở mức 6%-7%/năm.
Sáng 28/10, tỷ giá trung tâm tăng 3 đồng Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 28/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.190 VND/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá trung tâm sáng 28/10 tăng 3 đồng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Với biên độ /-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp...