Chi phí ‘khủng’ cho các chuyến công du của ông Trump
Theo báo cáo hồi tháng 1/2018 của tổ chức giám sát chính phủ Mỹ Judical Watch, chi phí đi lại của Tổng thống Trump đã vượt trên con số 13,5 triệu USD. Trong đó, riêng chi phí cho những chuyến đi không phải là công tác cũng đã là 3,2 triệu USD tính từ tháng 6/2017.
Theo đó, khi tổng thống Mỹ thăm chính thức một nước khác, Washington sẽ trả tiền cho tất cả chi phí liên quan, bao gồm đi lại, chỗ ở, ăn uống, phí phát sinh cho tổng thống và tất cả những người tháp tùng, theo tổ chức phi chính phủ Mỹ National Taxpayers Union (NTU).
Tổng thống di chuyển trên chuyên cơ Air Force One, tên gọi cho máy bay VC-25 được trang bị thiết bị quân sự cần thiết để đảm bảo an toàn, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa, khả năng gây nhiễu radar và thiết bị đàm thoại có hình.
Chi phí hoạt động của Air Force One được đo bằng giờ, bao gồm nhiên liệu tiêu thụ, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và động cơ.
Tổng thống Trump lên chuyên cơ Air Force One tại căn cứ Andrews ở Maryland, Mỹ tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.
Vào năm 2012, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết chi phí một giờ bay của Air Force One là hơn 179.000 USD. Tuy nhiên, tổ chức Judicial Watch ước tính trong năm tài chính 2015, chi phí một giờ vận hành của Air Force One là hơn 206.000 USD.
CNBC đưa tin theo báo cáo hồi tháng 1/2018 của tổ chức giám sát chính phủ Mỹ Judical Watch, chi phí đi lại của Tổng thống Trump đã vượt trên con số 13,5 triệu USD. Trong đó, riêng chi phí cho những chuyến đi không phải là công tác cũng đã là 3,2 triệu USD tính từ tháng 6/2017.
Điển hình vào ngày 30/6/2017, chuyến đi tới câu lạc bộ golf Bedminster của Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump đã tiêu tốn tới 15.994 USD/ giờ. Tổng số tiền chi trả cho chuyến đi này của Tổng thống và phu nhân là 44.783 USD.
Hay như chuyến gặp gỡ lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ ở bang Arizona, ông Trump đã khiến chính phủ Mỹ phải chi hơn 1,5 triệu USD cho chuyện đi lại.
Ngoài ra, hai chuyến đi của ông Trump tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago bao gồm cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã tiêu tốn tới hơn 1 triệu USD.
Chính chi phí cho vấn đề đi lại và an ninh của Tổng thống Trump cùng phu nhận và cậu con trai út đã khiến Cơ quan Mật vụ Mỹ rơi vào cảnh lao đao tài chính vì phải chi trả lương cho hàng trăm điệp vụ trong tháng 8/2017.
Video đang HOT
Chi phí cho những chuyến đi không phải là công tác của Tổng thống Trump là 3,2 triệu USD tính từ tháng 6/2017.
Trong một số chuyến đi, một số máy bay chở khách và vận tải, cùng một chiếc VC-25 dự phòng cũng đi cùng Tổng thống Mỹ Trump.
Ngoài ra, khi ở nước ngoài, các mật vụ thường thuê toàn bộ hoặc một phần khách sạn để kiểm soát an ninh tòa nhà.
Cụ thể, khi ông Trump đến Jerusalem, Israel vào tháng 5/2017, ông ở khách sạn King David, nơi giá phòng đắt nhất là 5.500 USD một đêm. Newsweek đưa tin rằng tất cả 6 tầng của khách sạn đều được dành riêng cho các nhân viên chính phủ Mỹ.
Chi phí bảo vệ khách sạn của ông tại Israel là ba triệu USD một giờ. Phòng tổng thống ở đây không chỉ có khả năng chống đạn mà còn chống rocket. Nó như một chiếc hộp và nếu tòa nhà sụp đổ trong trường hợp bị tấn công, “chiếc hộp” sẽ rơi xuống nhưng vẫn còn nguyên vẹn.
Khi dự hội nghị song phương ở nước thứ ba, đoàn Mỹ thường tự trả chi phí khách sạn. Tháng 7/2017, ông Trump đến Phần Lan để họp với Tổng thống Nga Putin. Ông ở khách sạn Hilton Kalastajatorppa, từng là nơi nghỉ của các cựu tổng thống Mỹ như Gerald Ford, Ronald Reagan hay cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Giá phòng tổng thống ở đây là khoảng 1.000 USD.
Tổng thống Trump đã nghỉ tại khách sạn Shangri-La khi đến Singapore dự hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un tháng 6/2018. Đây cũng là khách sạn có nhiều kinh nghiệm đón tiếp lãnh đạo nước ngoài. Từ năm 2002, Đối thoại Shangri-La với sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng và các lãnh đạo quân sự từ 28 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương luôn được tổ chức ở khách sạn này. Phòng tốt nhất ở Shangri-La có mức giá gần 7.500 USD một đêm, trong khi các phòng khác giá khoảng 470-1.255 USD.
Chiếc Boeing C-17 Globemaster III đáp xuống sân bay Nội Bài. Ảnh: Saostar
Và mới đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tiến hành thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai tại thủ đô Hà Nội trong 2 ngày 27 – 28/2.
Chiều ngày 20/2, máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III đã đáp xuống sân bay Nội Bài và chở theo một trực thăng Marine One, phương tiện vốn được dùng để chuyên chở Tổng thống Mỹ Trump.
Bên trong khoang chứa của C-17 có chiếc trực thăng Marine One (VH-60N) được tháo rời cánh. Đây là lần thứ 3 trong vòng một tuần qua, chiếc C17 đáp xuống sân bay Nội Bài.
Tới ngày 21/2, 4 chiếc “ngựa thồ” C-17 tiếp tục đáp xuống sân bay Nội Bài để đưa phương tiện chuyên dụng phục vụ Tổng thống Mỹ Trump.
Nguyễn Phượng (T/h)
Theo Doisong&phapluat
Chuyến đi Iraq 'tuyệt mật' của ông Trump bị theo dõi, bài học cho mật vụ và quân đội Mỹ
Chuyến đi tới Iraq của Tổng thống Trump tưởng như tuyệt mật nhưng lại dễ dàng bị một nhiếp ảnh gia nghiệp dư phát hiện khi chiếc phi cơ chở ông bay qua không phận Anh.
Bức ảnh chuyên cơ của Tổng thống Mỹ được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Alan Meloy chụp lại nhìn ra cửa sổ căn bếp và phát hiện một vệt mây lớn trên bầu trời. Khi đó, Meloy không hề biết mình sắp vô tình giúp phát hiện ra chuyến đi "bí mật, nhạy cảm" của Tổng thống Mỹ tới vùng chiến sự ở Iraq.
Khoảng 6 tiếng trước khi bị Meloy phát hiện, Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania lặng lẽ rời khỏi Nhà Trắng vào đêm Giáng sinh để tới căn cứ Andrew ở bang Maryland trước khi đáp chuyến bay tới ăn cứ không Al-Assad ở ngoại ô thủ đô Baghdad của Iraq.
Máy bay chở Tổng thống Trump xuất hiện trên không phận Anh. (Ảnh: Alan Meloy/Flickr)
"Tôi nhìn qua cửa sổ căn bếp và nghĩ đây sẽ là một bức ảnh đáng giá. Nó không chỉ là một chiếc máy bay bình thường. Sau đó, tôi biết đó là một trong hai chiếc VC-25. Dù không biết ai ngồi trên nhưng cũng đoán đó là một người quan trọng", Meloy, người đam mê nghiên cứu máy bay trong 40 năm nói với CNN.
VC-25 là một chiếc Boeing 747-200 được sửa đổi đóng vai trò như Air Force One của Tổng thống Mỹ. Trong chuyến bay tới Iraq vừa qua, chiếc VC-25 mang mã hiệu "RCH58" đã thu hút sự quan tâm đăc biệt của những người đam mê hàng không trực tuyến sau khi Meloy đăng tải bức hình mà mình chụp được lên tài khoản Flickr.
Một số người ngay lập tức quả quyết đây là chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ và thậm chí còn suy đoán ông Trump đang hướng về Afghanistan hoặc Iraq.
Các "thám tử trực tuyến" đã phát hiện ra việc ngụy trang ký hiệu chuyến bay RCH58 này và theo dõi hành trình của nó. Thậm chí, những người này còn chia sẻ chúng lên mạng xã hội Twitter.
Trang WikiLeaks cũng tham gia vào sự kiện tường thuật trực tiếp chuyến đi "bí mật" của tổng thống Trump khi đăng tải một bản đồ ghi lại hành trình của siêu cơ Air Force One.
Một vài giờ sau khi Meloy chụp lại hình ảnh từ chiếc Canon 7D ở khoảng cách hơn 4 km, "RCH58" bí mật hạ cánh xuống căn cứ Al Asad, Tổng thống Trump và phu nhân dừng chân tại đây trong gần 3 tiếng đồng hồ.
Một phóng viên của Reuters có mặt trên chuyến bay cho biết hình dáng và ánh sáng của máy bay được che giấu trong suốt hành trình 11 tiếng. Ngoài ra, ông Trump cũng không tweet bất cứ nội dung nào trong quá trình di chuyển.
"Tất cả cửa sổ đều đóng kín, không có đèn ở bất cứ nơi nào. Bóng đen bao trùm. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống vậy", ông Trump nói với các phóng viên tại căn cứ ở Iraq, tiết lộ thêm rằng chuyến đi đã được lên kế hoạch trong 3 đến 4 tuần.
Cựu nhân viên mật vụ Jonathan Wackrow, người từng giúp điều phối các chuyến đi của Tổng thống tới các vùng xung đột nói rằng việc phát hiện chiếc Air Force One và công bố nó trên Twitter không vi phạm an ninh nhưng lại là một bài học cần được ghi nhớ.
"Trong thời đại truyền thông xã hội, điều này nhấn mạnh lỗ hổng mới mà Sở Mật vụ và quân đội phải cực kỳ lưu tâm trong tương lai", ông này phân tích.
Trên thực tế, trước khi Meloy chụp được bức ảnh để đời, nhiều người tinh ý đã mù mờ phỏng đoán về một hành trình bí mật của Tổng thống Trump sau khi ông im ắng bất thường kể từ tối 25/12 sau khi đăng liên tiếp 30 dòng tweet lên Twitter trong 4 ngày. Sáng 26/12, không có lính thủy đánh bộ mặc quân phục đứng ngoài Cánh Tây, tín hiệu cho thấy ông chủ Nhà Trắng không ở trong phòng Bầu Dục.
Vài tháng trước đó, Tổng thống Trump cũng ngầm đánh tiếng về chuyến đi này khi khẳng định "Tôi sẽ đến vùng chiến sự" khi đáp lại câu hỏi của phóng viên.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Trump hé lộ thời gian gặp lại lãnh đạo Triều Tiên Tổng thống Mỹ vừa cho biết, mối quan hệ giữa ông với lãnh đạo Triều Tiên rất tốt đẹp và cuộc gặp tiếp theo của 2 người có thể diễn ra vào tháng 1 hoặc 2-2019. "Chúng tôi rất hợp nhau. Chúng tôi có mối quan hệ tốt và mong chờ có thể gặp nhau vào tháng 1 hoặc 2-2019. Khi điều kiện...