Chi phí dự phòng tăng vọt kéo lợi nhuận của NamABank lao dốc 58%
Chi phí dự phòng tăng vọt gấp 6,2 lần khiến lợi nhuận sau thuế quý 2 của NamABank chỉ còn 46,5 tỷ đồng, giảm gần 58% so cùng kỳ.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 của Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 588 tỷ đồng, tăng mạnh 61% so cùng kỳ 2019. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 20% khi đạt 24 tỷ đồng. Lãi thuần kinh doanh chứng khoán gấp 2,4 lần với 22 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư lại lao dốc gần 78% về vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng. Đồng thời, hoạt động khác cũng chỉ lãi 6,5 tỷ đồng, giảm gần 28%.
Sau khi trừ 307 tỷ đồng chi phí hoạt động, NamABank đạt 335 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng, gấp gần 1,8 lần cùng kỳ.
Tuy nhiên, kỳ này chi phí dự phòng tăng vọt gấp 6,2 lần cùng kỳ khi chiếm 276 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý 2 của NamABank chỉ còn 46,5 tỷ đồng, giảm gần 58% so cùng kỳ.
Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế là 201 tỷ và lợi nhuận sau thuế của NamABank về còn gần 160 tỷ đồng, suy giảm 54% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản có của NamABank tăng thêm hơn 11.000 tỷ đồng để lên mức 105.713 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 75.101 tỷ đồng, tăng 11% so đầu kỳ. Tiền gửi khách hàng cũng tăng 17,4% khi đạt 83.067 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của NamABank giảm 6,6% xuống mức 1.244 tỷ đồng; trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt gấp 2,8 lần khi chiếm 741 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 1,33% của đầu kỳ xuống còn 1,24%.
NamABank xây dựng kế hoạch năm 2020 với tổng tài sản 116,000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019; huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 92,000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2019.
Mục tiêu dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 82,000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2019 nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%.
Tuy nhiên, NamABank đã đề ra kế hoạch đi lùi về lợi nhuận trước thuế hợp nhất với 800 tỷ đồng, giảm 14% so với thực hiện năm 2019.
Như vậy, lợi nhuận 6 tháng của NamABank chỉ mới thực hiện được 25% chỉ tiêu đề ra cho cả năm.
Làn sóng hạ lãi suất tiết kiệm
Ngân hàng giảm lãi suất huy động nhằm tạo thêm dư địa hạ lãi suất cho vay. Lãi suất đi xuống trong bối cảnh ngân hàng thừa vốn và cho vay kém.
Từ nửa cuối tháng 6, các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. Vùng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng đã thấp hơn 75-100 điểm cơ bản so với cuối năm 2019 và thấp hơn 100-200 điểm cơ bản tại các kỳ hạn trên 6 tháng.
Techcombank vừa đưa lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy với kỳ hạn 1 tháng giảm từ 3,5-4% xuống 3,15-3,65%/năm. Lãi suất các kỳ hạn khác tại Techcombank cũng giảm 20-30 điểm cơ bản so với đầu tháng 7. Sacombank giảm 15-60 điểm cơ bản trải dài tại các kỳ hạn nếu so với thời điểm đầu tháng 6. VPBank cũng giảm 20-40 điểm cơ bản, trong khi ACB giảm 10-40 điểm cơ bản. Động thái tương tự cũng diễn ra tại VIB, NamABank, TPBank, Eximbank... Nhóm "Big 4" giảm lãi suất 30-50 điểm cơ bản tại tất cả kỳ hạn.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hệ thống ngân hàng "thừa vốn, không cho vay được" là nguyên nhân khiến các tổ chức tín dụng (TCTD) phải hạ lãi suất huy động. Số liệu từ tổng cục thống kế đến thời điểm 19/6, huy động vốn của TCTD tăng 4,35%, trong khi tín dụng chỉ tăng 2,45%.
Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường liên ngân hàng đang dồi dào. Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research nhận định, NHNN duy trì nới lỏng với 147.000 tỷ đồng đã bơm ra qua tín phiếu đáo hạn từ đầu năm và chênh lệch huy động - cho vay rộng khiến thanh khoản các NHTM dư thừa. Lãi suất trên liên ngân hàng đã giảm 1,6-3,4%/năm so với 2019 và nhiều khả năng sẽ đi ngang ở vùng thấp lịch sử. Những yếu tố này khiến nhu cầu hút tiền của ngân hàng giảm, dẫn đến động thái hạ lãi suất.
"Hạ lãi suất đầu vào cũng là cơ sở để ngân hàng hạ lãi suất cho vay theo chủ trương của NHNN năm nay", Vụ trưởng Tín dụng nói.
Chia sẻ với báo chí, một đại diện Eximbank cho biết động thái điều chỉnh lãi suất huy động theo định hướng của NHNN với mức giảm từ 20-100 điểm cơ bản với khách hàng cá nhân và giảm 20-120 điểm với khách hàng doanh nghiệp.Vị này cho hay hạ lãi suất đầu vào nhằm ủng hộ nỗ lực của NHNN trong điều tiết nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới bởi khi lãi suất huy động giảm sẽ có thêm dư địa để hạ lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ khó khăn với khách hàng khôi phục các hoạt động sản xuất - kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Cân đối phù hợp
Dù giảm lãi suất là động thái phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay, theo lãnh đạo NHNN, giảm lãi suất cần phải điều chỉnh phù hợp. Các ngân hàng không thể đồng loạt hạ sâu lãi suất huy động. "lãi suất cần cân đối để người dân cảm thấy yên tâm gửi tiết kiệm", ông Hùng nói.
Người đứng đầu Vụ Tín dụng cũng cho biết cần kiểm soát không để dòng tiền của người dân chuyển nhiều sang các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc ngân hàng thương mại liên tiếp giảm lãi suất huy động, một mặt giúp các ngân hàng giảm chi phí vốn song cũng sẽ kích thích dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư gồm chứng khoán và bất động sản, hai kênh đầu tư phổ biến nhất ở Việt Nam.
Dòng tiền tiết kiệm có thể chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác khi lãi suất huy động giảm mạnh. Ảnh: Liên Hương.
SSI Research cũng nhận định trong 6 tháng đầu năm, kênh trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư, trong đó trực tiếp nhất là tiền gửi do có cùng tính chất là khoản đầu tư có thu nhập cố định. So với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn 0,8-1,7%/năm. Về yếu tố về kỳ hạn, các NHTM/CTCK sẽ mua lại hoặc làm trung gian thu xếp khi nhà đầu tư có nhu cầu thoái vốn. Các kỳ hạn nắm giữ có thể chia nhỏ đến từng tháng với mức lãi suất ghi trên hợp đồng cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn 1-3%/năm.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright, cũng nhận định trong bối cảnh tác động của Covid-19, dòng tiền được bơm ra thị trường để hỗ trợ kích thích nền kinh tế. Tại Việt Nam, Chính phủ và NHNN có hành động rất tương đối thận trọng và kiềm chế so với các nước, dòng tiền chủ yếu đưa ra gián tiếp qua giảm lãi suất. Trong bối cảnh hiện nay, ông Thành đề cập nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính không quá cao nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro khi nền kinh tế bất ổn.
Sắp lên sàn, VietCapital Bank do ai sở hữu? Ngày 9/7/2020 tới đây, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã chứng khoán BVB. VietCapital Bank do ai sở hữu? Thông tin đáng chú ý trước khi lên sàn là trong 5 tháng đầu năm nay, VietCapital Bank đã xử lý sạch nợ xấu tại VAMC. Thông tin này được lãnh...