Chi phí du học tại Australia
Du học sinh sẽ phải trả khoảng 10.000-23.000 USD một năm cho các chương trình bằng cấp đại học tại Australia.
Nếu là bằng thạc sĩ, bạn sẽ phải trả 18.000-26.000 USD, bằng tiến sĩ là 9.000-26.000 USD một năm. Với các khoa học thú y và y tế, học phí sẽ cao hơn nhiều.
Sự chênh lệch học phí tùy thuộc vào địa điểm, cơ sở học tập và khóa học. Các chi phí vật liệu, cơ sở vật chất có thể được thêm vào học phí. Một số trường thu thêm phí dịch vụ và tiện nghi sinh viên. Các khoản này có thể tốn 214 USD mỗi năm.
Ở Australia, học phí được tính hơi khác với một số quốc gia. Mỗi đơn vị học tập được xếp vào một nhóm phí và cộng dồn trong cả năm để tính học phí cho năm học đó. Điều này có nghĩa là học phí sẽ khác nhau đối với sinh viên, ngay cả những người học cùng khóa.
Dưới đây là học phí năm 2018-2019 tại một số đại học nổi tiếng ở Australia:
Đại học Sydney: Bằng cử nhân Nghệ thuật cho sinh viên quốc tế ước tính 27.000 USD/năm, bằng Cử nhân Thương mại (có bằng danh dự) ước tính 29.000 USD/ năm.
- Đại học Canberra: Học phí cho sinh viên quốc tế trong các khóa học đại học dao động 17.400-25.000 USD, tương ứng các khóa Cử nhân Khoa học xã hội và Vật lý trị liệu, hoặc Khoa học bức xạ y tế.
- Đại học Melbourne: Y học có mức học phí cao nhất 63.000 USD/năm. Giáo dục, điều dưỡng, nghệ thuật thị giác và biễu diễn có mức học phí rẻ hơn, chỉ khoảng 20.100 USD/năm.
Video đang HOT
Australia có chi phí học tập khá đắt đỏ. Ảnh: Scholarship-Positions
Tài trợ cho sinh viên quốc tế tại Australia
Có nhiều lựa chọn học bổng dành cho cả sinh viên bản địa và quốc tế khi học tập tại Australia. Australia Awards Scholarship (AAS), học bổng chính phủ Australia dành riêng cho sinh viên quốc tế. Hầu hết học bổng này được trao cho sinh viên trình độ sau đại học để hỗ trợ học tập và nghiên cứu.
Các trường đại học sẽ có học bổng riêng cho cả sinh viên bản địa và quốc tế, vì vậy hãy kiểm tra kỹ lưỡng danh sách học bổng sẵn có mà trường bạn theo học cung cấp.
Để giành được học bổng, du học sinh nên làm đơn đăng ký sớm. Các học bổng tài trợ sẽ bắt đầu tuyển sớm hơn 6 tháng trước khi bắt đầu năm học. Và các đại học tại Australia thường bắt đầu năm học từ cuối tháng 1, tuy nhiên một số trường lại bắt đầu từ giữa năm.
Chi phí sinh hoạt tại Australia
Chi phí sinh hoạt ở Australia rất cao và bạn sẽ phải chứng minh mình đủ khả năng chi trả khoản sinh hoạt phí khoảng 14.600 USD/năm. Thị thực cũng yêu cầu bạn chứng minh có đủ ngân sách cho tiền vé máy bay khứ hồi.
Nếu bạn đến Australia học cùng vợ/chồng hoặc con thì tiền sinh hoạt phí sẽ tăng lên đáng kể và bạn sẽ phải chứng minh thêm tiền cho vé máy bay khứ hồi của những người đi cùng, cũng như tiền học phí nếu con bạn đến tuổi đi học.
Chỗ ở Australia thường tốn 60-315 USD/tuần, tùy thuộc vào việc bạn chọn sống trong khuôn viên trường hay thuê nhà bên ngoài. Thông thường, sống trong khuôn viên trường sẽ là lựa chọn rẻ nhất. Ngoài chỗ ở, du học sinh còn phải tính thêm cả chi phí sống khác như mua thực phẩm, vận chuyển, hóa đơn (bao gồm gas, điện, điện thoại, Internet) và giải trí.
Trung bình, các khoản phí trên có thể ngốn khoảng 160-470 USD, tùy thuộc vào mức độ tiết kiệm của bạn. Ngoài ra, chi phí sống ở Sydney sẽ đắt hơn nhiều so với Adelaide, Canberra hoặc Melbourne.
Visa sinh viên và chi phí nộp đơn
Visa du học dành cho sinh viên quốc tế tại Australia được gọi là Subclass 500 và hiện phí là 414 USD. Ngoài khoản tiền visa, du học sinh còn phải mua bảo hiểm y tế trong suốt thời gian học tập. Đây là yêu cầu khi làm visa du học.
Các đại học sẽ giới thiệu cho sinh viên các công ty bảo hiểm đáng tin cậy. Đối với cá nhân riêng lẻ (không có vợ/chồng hoặc người phụ thuộc), lựa chọn rẻ nhất cho bảo hiểm sức khỏe là khoảng 1.550 USD cho 3 năm học (nếu sinh viên về nước trong kỳ nghỉ hè).
Một số đại học sẽ thu phí nộp đơn với sinh viên quốc tế. Ví dụ Đại học Sydney thu phí bổ sung khoảng 87 USD/năm.
Thanh Hương
Theo Scholarship-Po sitions/VNE
Khi bằng đại học mua dễ như... rau
Đánh từ khóa "mua bằng đại học" lên Google, tôi có luôn 4 trang mạng (với tên miền: lambangnhanh..., bangchuan..., bangcap..., bangcaph...) rao bán công khai với đủ loại bằng cấp, từ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học... đến chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ hành nghề.
Ảnh minh họa
Không chỉ vậy, các trang này còn trình bày rất bắt mắt, hết sức công khai, chi tiết, như: Giá từng loại bằng, tư vấn mua bằng gì để làm gì, số điện thoại và email đầy đủ để liên lạc, tên của thầy giáo tư vấn cho người mua và thậm chí khuyến mại nếu... mua nhiều. Thử gọi đến một số điện thoại 0916xxx của một trong số các trang này, người trả lời nói bằng gì cũng có (trừ ngành Y, Dược, Quân đội, Công an...), chỉ cần 2 ngày là xong, cung cấp toàn quốc, trả tiền trước rất đơn giản... Điều này có thể khẳng định thực tế nhu cầu xã hội về loại bằng giả này không phải số ít.
Ở cấp độ khác, mới đây, cơ quan Công an đã bắt giam Hiệu trưởng Đại học Đông Đô và một số thuộc cấp liên quan đến việc cấp bằng đại học văn bằng hai sai quy định. Dù Đại học Đông Đô không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo văn bằng hai ngành Ngôn ngữ Anh nhưng trường này vẫn tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng đại học. Điều đáng nói, theo thông tin từ cơ quan điều tra, có rất nhiều người mà trường này cấp bằng đại học lại không qua tổ chức thi đầu vào, thi 25 môn học chỉ trong 1-2 ngày và sau đó vài tháng là được cấp văn bằng hai chính quy. Cơ quan điều tra cũng thông tin, Hiệu trưởng và thuộc cấp đã nhận số tiền lớn từ các học viên này một cách sai phạm, phần lớn số tiền đút túi riêng.
Vụ việc hiện đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ, tuy nhiên, dư luận đã rất phẫn nộ trước việc mua bán bằng cấp kiểu này, nhất là khi một quan chức của Bộ Giáo dục cho biết phôi văn bằng của Đại học Đông Đô đúng là do Bộ cấp. Đồng thời, dư luận cũng không khỏi không đặt câu hỏi rằng liệu có những trường nào khác đã và đang làm sai như Đại học Đông Đô?
Nhìn thẳng thực tế, vấn đề bằng cấp giả tràn lan như trên là hậu quả của sự buông lỏng quản lý của cơ quan hữu quan. Trong đó, đầu tiên là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc một trường đại học nhiều năm cấp số lượng lớn bằng cấp sai phạm mà không bị kiểm tra, phát hiện không thể không có trách nhiệm của Bộ này. Điều đáng nói, cơ quan Công an thông tin, nhiều người có bằng trên do Đại học Đông Đô cấp lại là những người có "uy tín", là công chức, cán bộ làm việc trong cơ quan công quyền. Vậy những cơ quan này đã quản lý việc học của cán bộ ra sao? Các trường mà các đối tượng này đang dùng chiếc bằng sai phạm để hợp thức hồ sơ học thạc sĩ, tiến sĩ đã thẩm định bằng cấp ra sao? Đặc biệt, cơ quan hữu quan cần công khai những ai đã có những chiếc bằng sai phạm này này ra công luận để tránh những chiếc bằng này đi hợp thức hóa ở khắp nơi, bởi người nhận bằng này không thể không biết khi mình "mua" nó.
Còn tình trạng tràn lan rao bán bằng cấp trên mạng, thật khó để nói các cơ quan như quản lý giáo dục, công an lại không biết. Khi những giả dối, sai phạm tràn lan trên mạng như vậy, nó cũng phần nào cho thấy tình trạng bằng cấp giả đã hết sức công khai, ngó lơ cơ quan quản lý, do đó rất cần cơ quan có trách nhiệm nghiêm túc vào cuộc.
Văn Bắc
Theo baohaiquan
Cụ bà 90 tuổi ở Australia nhận bằng thạc sĩ Chồng qua đời năm 2016, một năm sau cụ bà Lorna Prendergast quyết định đăng ký học thạc sĩ tại Đại học Melbourne. Cụ bà Lorna Prendergast sống tại thành phố Bairnsdale, Australia đã nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Người cao tuổi tại Đại học Melbourne chiều 27/7. Khi tên Lorna được xướng lên, tất cả mọi người trong khán phòng bất...