Chi phí chạy thận nhân tạo ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới
Chi phí chạy thận nhân tạo ở Việt Nam rất thấp, chỉ bằng khoảng 50% chi mức phí thấp nhất của thế giới.
Nguồn nước có vai trò quan trọng trong quá trình chạy thận nhân tạo
Tại hội thảo khoa học an toàn trong thận nhân tạo “Ứng dụng nước RO – dịch lọc trung tâm” ngày 31-10, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chạy thận nhân tạo.
Mỗi lần lọc thận trong khoảng 4 giờ, máu bệnh nhân phải tiếp xúc với khoảng 120 lít nước dịch lọc, trong khi người bình thường mỗi ngày máu chỉ tiếp xúc với 2 lít nước (ít hơn 60 lần). “Nếu nước không bảo đảm sẽ không chỉ ảnh hưởng tức thì đến quá trình chạy thận mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Bệnh nhân có thể bị phản ứng ngay lập tức là sốt, rét run, buồn nôn, tụt huyết áp, đau cơ… lâu dài sẽ bị suy giảm miễn dịch, xơ vữa mạch máu…”- bác sĩ Dũng nói.
Trước đó, sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân chạy thận tử vong và sự cố chạy thận nhân tạo xảy ra ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An khiến nhiều người phải cấp cứu cũng được xác định do nguồn nước chạy thận không bảo đảm.
PGS-TS Nguyễn Nguyên Khôi, chuyên gia thận nhân tạo, thành viên Ủy ban ghép thận Việt Nam, cho biết do chi phí chạy thận nhân tạo ở Việt Nam hiện mới chỉ bằng 50% mức thấp nhất của thế giới nên chất lượng chạy thận nhân tạo ở nhiều cơ sở y tế còn những hạn chế. “Trên thế giới, chi phí cho một lần chạy thận nhân tạo thấp nhất vào khoảng 70 USD (khoảng 1,5 triệu đồng), ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật chi phí này lên tới 300 USD/lần, trong khi chi phí chạy thận nhân tạo ở Việt Nam chỉ khoảng 30 USD/lần (khoảng 650.000 đồng)”- PGS Khôi nói.
Video đang HOT
Ứng dụng hệ thống pha dịch lọc trung tâm cho bệnh nhân lọc thận tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
Theo PGS Khôi, quá trình lọc thận nhân tạo dễ xảy ra tai biến nếu không kiểm soát tốt, nên thời gian qua, nhiều bệnh viện đã đầu tư máy móc, hệ thống xử lý nước RO hiện đại, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tại miền Bắc, một số bệnh viện công như Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) đã ứng dụng quy trình pha dịch lọc trung tâm để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân trong quá trình chạy thận nhân tạo.
Giới chuyên môn cho biết với những người không thể ghép thận thì chạy thận nhân tạo được xem là một phương pháp điều trị cuối cùng cho người suy thận giai đoạn cuối. Tại Việt Nam khoảng 30.000 người đang được điều trị thay thế thận (lọc thận, lọc màng bụng và ghép thận). Nhờ có phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo mà bệnh nhân tử vong do suy thận cấp từ 70-80% trước khi có thận nhân tạo, giảm xuống còn trên dưới 10% và bệnh nhân suy thận mạn được kéo dài cuộc sống hàng chục năm, chất lượng cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.
N.Dung
Theo nguoilaodong
Trung bình 15-20% mẫu nước và dịch lọc thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng
PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, tai biến trong chạy thận nhân tạo luôn tiềm ẩn, nhất là các tai biến do nhiễm khuẩn nước và dịch lọc...
Điều trị bệnh nhân tại Phòng lọc máu cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Sáng nay, 31-10, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã tổ chức hội thảo khoa học Thận nhân tạo với chủ đề "An toàn, hiệu quả trong thận thân tạo bằng đồng bộ hệ thống máy thận - nước RO - dịch lọc trung tâm".
Báo cáo về các biến chứng liên quan đến xử lý nước và dịch lọc thận nhân tạo tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, tai biến trong chạy thận luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra, dù ở bất cứ bệnh viện nào.
Đặc biệt trong lọc máu, bên cạnh những biến chứng lâm sàng cần xử lý cấp cứu thì còn một số biến chứng liên quan đến xử lý nước RO và dịch lọc không thấy ngay được mà có thể gây biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Qua báo cáo, trung bình 15-20% mẫu nước và dịch lọc trong chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa tuân thủ đúng các quy trình sát trùng hệ thống xử lý nước, máy thận và hệ thống ống phân phối nước.
Do vậy, để đảm bảo an toàn trong lọc thận nhân tạo, hạn chế hậu quả do nhiễm khuẩn nước và dịch lọc, vị chuyên gia hàng đầu về chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo các bệnh viện cần phải có người chuyên trách về hệ thống xử lý nước và người này cần được đào tạo liên tục.
Cùng đó, định kỳ thử test nước và dịch lọc tại các vị trí quy định, định kỳ khử khuẩn hệ thống ống dẫn nước, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký nước...
PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp phát biểu tại hội thảo
Cũng tại hội thảo, PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, trong lịch sử lọc máu ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ tai biến nghiêm trọng, thậm chí có những tai biến gây chết nhiều người bệnh như sự cố xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cách đây chưa lâu.
Tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, khoa Thận niệu Lọc thận nhân tạo hiện đang quản lý điều trị cho gần 200 bệnh nhân suy thận mạn tại các địa phương Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương... Dù đã triển khai lọc thận 15 năm nay, song lãnh đạo bệnh viện này cũng thẳng thắn cho biết, trong quá trình triển khai đã từng xảy ra những tai biến.
"Vì thế, việc đầu tư trang thiết bị hiện hại và đồng bộ hóa những quy trình hệ thống lọc máu là giải pháp quan trọng để giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro, tai biến cho bệnh nhân, giảm chất thải ra môi trường và giảm nhân lực" - PGS.TS Hà Hữu Tùng nói.
Có một điểm đáng chú ý là hiện cả nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu lọc thận nhân tạo với trên 35.000 bệnh nhân. Giá chạy thận nhân tạo ở Việt Nam thuộc diện thấp nhất thế giới, trong khi chi phí việc đầu tư cho hệ thống lọc thận rất tốn kém. Dù vậy, với mục tiêu an toàn cho người bệnh, các cơ sở y tế đều đang cố gắng để nâng chất lượng lọc thận nhân tạo.
Được biết, hiện Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là 1 trong 3 cơ sở y tế ở miền Bắc đồng bộ được hệ thống máy thận - nước RO - dịch lọc trung tâm trong lọc máu, cũng là bệnh viện đầu tiên tự bỏ chi phí để đầu tư xây dựng được hệ thống pha dịch trung tâm, nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Theo anninhthudo
Hơn 200 người được khám, tư vấn miễn phí về bệnh lý động mạch vành Bệnh mạch vành là căn bệnh nguy hiểm, gây ra các cơn đau thắt ngực triền miên hoặc những biến chứng mãn tính như suy tim, rối loạn nhịp tim. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch-Lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), khám và tư vấn phát hiện sớm và điều trị bệnh động...